Wednesday, April 30, 2014
Tuesday, April 29, 2014
Palawan và Việt Tân - Những phút ban đầu
1982
Ánh nắng chiều rọi trên giải đất phía xa xa, màu xanh thẫm dần tỏ dưới chân trời bát ngát.
Mũi tàu trực chỉ đầt liền theo sau một chiếc tàu con lai dắt màu trắng sọc đỏ của cảnh sát. Chung quanh đã thấp thoáng những con tàu thuyền với hai ngáng càng khung hai bên thân, một dạng thuyền bè đặc thù của người Phi Luật Tân.
Cảm giác thật hỗn độn sau hơn tháng trời lênh đênh trên biển. Kia là đất liền. Một quê hương mới. Một vùng đất mới. Một dân tộc mới! Tất cả hoàn toàn là mới mẻ đối với những con người vừa trải qua một cuộc sống mái giữa trùng dương bát ngát, vừa nhận ra sự bao la hùng tráng vĩ đại của biển cả, đối nghịch với sự nhỏ bé đến tận cùng của manh thuyền ván tí hon khờ khạo.
Mũi tàu trực chỉ đầt liền theo sau một chiếc tàu con lai dắt màu trắng sọc đỏ của cảnh sát. Chung quanh đã thấp thoáng những con tàu thuyền với hai ngáng càng khung hai bên thân, một dạng thuyền bè đặc thù của người Phi Luật Tân.
Cảm giác thật hỗn độn sau hơn tháng trời lênh đênh trên biển. Kia là đất liền. Một quê hương mới. Một vùng đất mới. Một dân tộc mới! Tất cả hoàn toàn là mới mẻ đối với những con người vừa trải qua một cuộc sống mái giữa trùng dương bát ngát, vừa nhận ra sự bao la hùng tráng vĩ đại của biển cả, đối nghịch với sự nhỏ bé đến tận cùng của manh thuyền ván tí hon khờ khạo.
Con tàu Pháp mang tên Le Goelo dừng lại. Tất cả 288 người đều đã ngay ngắn lối hàng để chuyển sang tàu nhỏ vào đất liền.
Paris - Những bước chân tập tễnh trên xứ lạ
Tôi lên đường đi Pháp vào môt ngày cuối tháng 10. Chuyến bay từ phi trường Peurto Princesa bay vào gần trưa để đáp Manila sau hơn giờ bay.
Ở trại và ở phi trường, cảnh những người đi Pháp thường không có sự ồn ào đưa tiễn. Anh em bạn bè có tiễn cũng là tiễn với những ngậm ngùi. Trại tỵ nạn Palawan đại đa số không ai chọn Pháp để gởi cuộc đời định cư vì lúc bấy giờ chính phủ Pháp nghiêng hẳn về cánh tả với đảng xã hội lên cầm quyền. Ðoàn người vừa vượt trùng dương vì muốn xa lánh chế độ cộng sản đều dựng tóc gáy khi liên tưởng đến cảnh phải khăn gói đến sống ở một quốc gia được hiểu là anh em với chủ nghĩa cộng sản! Thông tin của những người đi trước dội về cũng làm hoang mang những thanh niên thiếu nữ độc thân mà tàu Pháp đã vớt trên biển, vì các anh chị không có chọn lựa khác ngoài Pháp, nếu không có thân nhân ruột thịt nơi các quốc gia Mỹ Úc hay Canada.
DÒNG TÂM TƯ NƯỚC MẮT - PHẦN I
PHẠM VĂN THÀNH
PHẦN I
Paris ngày 26 tháng 5, 1999
Tôi, Phạm văn Thành, 40 tuổi, quê quán Biên Hòa, gia đình gốc Công giáo di cư năm 1954.
Làm quen với sinh hoạt chiến đấu chống Cộng sản từ khi mới thoát khỏi tuổi thiếu niên, 1977, cùng với các bậc cha chú trong Phong trào Kháng chiến Liên Tôn, địa bàn hoạt động là Miền Đông (Long Khánh, Biên Hoà, Thủ Đức...)
Năm 1982 vượt biển, tham gia lực lượng kháng chiến của tướng Hoàng Cơ Minh từ Phi Luật Tân, dưới quyền chỉ đạo của chiến hữu Kim Sơn, Thành bộ trưởng Bộ Đặc biệt Palawan, với nhiệm vụ chìm.
PHẦN I
Paris ngày 26 tháng 5, 1999
Tôi, Phạm văn Thành, 40 tuổi, quê quán Biên Hòa, gia đình gốc Công giáo di cư năm 1954.
Làm quen với sinh hoạt chiến đấu chống Cộng sản từ khi mới thoát khỏi tuổi thiếu niên, 1977, cùng với các bậc cha chú trong Phong trào Kháng chiến Liên Tôn, địa bàn hoạt động là Miền Đông (Long Khánh, Biên Hoà, Thủ Đức...)
Năm 1982 vượt biển, tham gia lực lượng kháng chiến của tướng Hoàng Cơ Minh từ Phi Luật Tân, dưới quyền chỉ đạo của chiến hữu Kim Sơn, Thành bộ trưởng Bộ Đặc biệt Palawan, với nhiệm vụ chìm.
DÒNG TÂM TƯ NƯỚC MẮT PHẦN II
PHẠM VĂN THÀNH
Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam
+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)
Để kết thúc bài viết này, tôi trân trọng công bố phần hai của lá thư mà tôi đã gởi cho cấp cao nhất Tổng vụ Hải ngoại MTQGTNGPVN. Phần hai này được bắt đầu từ câu nói của ông Hoàng Cơ Minh trong những ngày cuối cùng "ÔNG NÓI, SAO TỚI GIỜ NÀY VẪN CHƯA THẤY LÊ PHÚ SƠN RA ĐÓN?".
VẬY LÊ PHÚ SƠN LÀ AI? NGƯỜI NÀY CÓ QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI ÔNG MINH?
QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DÂY XÂM NHẬP?
Khoảng 1982, từ trong nước có một nhóm người vượt biên giới đến Thái và gia nhập vào TQGTNGPVN. Dẫn đầu đoàn người này là ông LÊ PHÚ SƠN, xưng danh là "đại diện kháng đoàn Thất Sơn" từ trong nước ra kết hợp.
Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam
+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)
================================
Để kết thúc bài viết này, tôi trân trọng công bố phần hai của lá thư mà tôi đã gởi cho cấp cao nhất Tổng vụ Hải ngoại MTQGTNGPVN. Phần hai này được bắt đầu từ câu nói của ông Hoàng Cơ Minh trong những ngày cuối cùng "ÔNG NÓI, SAO TỚI GIỜ NÀY VẪN CHƯA THẤY LÊ PHÚ SƠN RA ĐÓN?".
VẬY LÊ PHÚ SƠN LÀ AI? NGƯỜI NÀY CÓ QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI ÔNG MINH?
QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DÂY XÂM NHẬP?
Khoảng 1982, từ trong nước có một nhóm người vượt biên giới đến Thái và gia nhập vào TQGTNGPVN. Dẫn đầu đoàn người này là ông LÊ PHÚ SƠN, xưng danh là "đại diện kháng đoàn Thất Sơn" từ trong nước ra kết hợp.
DÒNG TÂM TƯ NƯỚC MẮT Phần III
"Làm những thằng đàn ông, dám mượn danh nghĩa Kháng Chiến để xưng hùng xưng bá, giết anh em chiến hữu như giết trâu giết bò..."
Thư Ngỏ
V/v Công Bố Những Dữ Liệu Liên Quan Đến MTQGTNGPVN
Kính Gởi:
Các Bậc Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo,
Quý Vị Niên Trưởng Quân Cán Chính VNCH,
Những Người Việt Nam Yêu Nước và đặc biệt các Anh Chị Em Sinh Viên Việt Nam Trong Và Ngoài Nước.
Kính thưa Quý Vị,
Trong thời gian khoảng hơn 1 tháng vừa qua; sau khi tôi quyết định công bố những chi tiết liên quan đến MTQGTNGPVN trên đài phát thanh Quê Hương tại San Jose, Hoa-Kỳ, đã có nhiều bài viết xuất hiện trên Internet đề cập đến vấn đề. Trong số đó, có những bài viết rất có gía trị, giúp cho tôi mở rộng tầm nhìn đấu tranh của chính mình, vì như Quý Vị đã biết - qua bài viết của tôi cũng như nhiều bài viết công kích tôi trên Internet - tôi là người thiếu học. Vì là một người thiếu học nên rất cần sự chỉ bảo của những người có kiến thức hơn mình, không phân biệt người lớn tuổi hơn hoặc người trẻ tuổi hơn. Qua bài viết này, tôi xin được kính gởi đến các tác giả của những bài viết giá trị ấy lòng tri ân của tôi.
QUẢ LÀ BẤT NHÂN VÔ CÙNG (Thư gởi Nhà Báo LÝ ĐỊNH PHÁT, Cambodge)
PHẠM VĂN THÀNH
From: Fan Anne [beauceron2004 y...]
Date: Sat Mar 12, 2005 2:26 pm
Subject: thu Goi Nha Bao Ly Dinh Phat (goi lan thu 2) (1)
Kính anh Phạm Hoàng Tùng
Những giòng chữ ngắn của anh đã gây cho tôi nhiều ngạc nhiên. Thú thực tôi đã không dám trông đợi được nhận sự nhã nhặn mà anh đang dành cho. Bởi vậy, mấy tuần nay tôi cứ lần khần do dự mãi mỗi khi muốn bấm máy viết kính gởi anh.
Vâng, tôi được nghe nói nhiều về người tù có tên Phạm Hoàng Tùng.
Người nhắc đến nhiều nhất có lẽ là anh Vũ đình Thụy, tức nhà thơ Hướng Dương, người đã bị Tòa án lưu động CSVN xử tăng thêm 10 năm cho bản án trước đang được thi hành, vị chi là anh Thụy sẽ phải bóc hết … 32 cuốn lịch Tam Tông. Án danh đầu xử năm 1983: 20 năm cho tội “tổ chức chống chính quyền nhân dân”. Bản án thứ hai liên quan đến một tập thơ mang tựa “Trước Tòa Nhà Công Lý”. Tập thơ này anh nhờ một cựu sĩ quan đồng binh chủng đem ra ngoài nhà tù. Vị sĩ quan ấy thay vì đem ra ngoài trại… đã ưu ái gởi lại cho ban Giám Thị Trại A20 / Thung Lũng Tử Thần. Anh Thụy vào hàm cùm nhiều tháng, kéo theo nhiều đồng cảnh lâm vòng xiềng xích trường kỳ, trong đó nổi bật có nhà giáo Hoàng Xuân Chinh (Quảng Nam), cựu Hạ sĩ quan Trần Minh Tuấn (Bình Định), cựu sĩ quan nhảy toán Nguyễn Văn Trung (Sài Gòn), cả nhạc sĩ Lê Văn Thụ (Đà Lạt) cũng dính vào vòng oan nghiệt cùm xích đợt này.
Tất cả các vị này đều là những bạn tù cùng chung mâm sinh tử với anh em chúng tôi khi gặp lại nhau tại Đầm Đùn Thanh Hóa năm 1995. Họ là những bậc Thầy đã dạy cho tôi bài học về Nhân Cách sâu sắc nhất.
From: Fan Anne [beauceron2004 y...]
Date: Sat Mar 12, 2005 2:26 pm
Subject: thu Goi Nha Bao Ly Dinh Phat (goi lan thu 2) (1)
Kính anh Phạm Hoàng Tùng
Những giòng chữ ngắn của anh đã gây cho tôi nhiều ngạc nhiên. Thú thực tôi đã không dám trông đợi được nhận sự nhã nhặn mà anh đang dành cho. Bởi vậy, mấy tuần nay tôi cứ lần khần do dự mãi mỗi khi muốn bấm máy viết kính gởi anh.
Vâng, tôi được nghe nói nhiều về người tù có tên Phạm Hoàng Tùng.
Người nhắc đến nhiều nhất có lẽ là anh Vũ đình Thụy, tức nhà thơ Hướng Dương, người đã bị Tòa án lưu động CSVN xử tăng thêm 10 năm cho bản án trước đang được thi hành, vị chi là anh Thụy sẽ phải bóc hết … 32 cuốn lịch Tam Tông. Án danh đầu xử năm 1983: 20 năm cho tội “tổ chức chống chính quyền nhân dân”. Bản án thứ hai liên quan đến một tập thơ mang tựa “Trước Tòa Nhà Công Lý”. Tập thơ này anh nhờ một cựu sĩ quan đồng binh chủng đem ra ngoài nhà tù. Vị sĩ quan ấy thay vì đem ra ngoài trại… đã ưu ái gởi lại cho ban Giám Thị Trại A20 / Thung Lũng Tử Thần. Anh Thụy vào hàm cùm nhiều tháng, kéo theo nhiều đồng cảnh lâm vòng xiềng xích trường kỳ, trong đó nổi bật có nhà giáo Hoàng Xuân Chinh (Quảng Nam), cựu Hạ sĩ quan Trần Minh Tuấn (Bình Định), cựu sĩ quan nhảy toán Nguyễn Văn Trung (Sài Gòn), cả nhạc sĩ Lê Văn Thụ (Đà Lạt) cũng dính vào vòng oan nghiệt cùm xích đợt này.
Tất cả các vị này đều là những bạn tù cùng chung mâm sinh tử với anh em chúng tôi khi gặp lại nhau tại Đầm Đùn Thanh Hóa năm 1995. Họ là những bậc Thầy đã dạy cho tôi bài học về Nhân Cách sâu sắc nhất.
Đối Chất về VT và Phạm Văn Thành "100 ngàn USD biển thủ..."
... nguyên bản một cuộc thảo luận mang tính đối chất. Lưu chuyển để rộng đường dư luận
by Phạm Văn Thành, November 27, 2013
- stt: Facebook Status
- PGHH: Phật Giáo Hòa Hảo
- Admin: Admin của Thư Viện Phạm Văn Thành
=====================
Lộc Nguyễn: Anh Thành, từ 1 status của Thiên Hải, anh có thể giải thích câu chuyện “100 ngàn $” được không anh?
16 Tháng 6 lúc 20:52 • Thích
Phạm Thành: Bạn Lộc Nguyễn. Thiện Hải là một nick ma, bảo vệ VT cật lực, xác định rằng ở Hà Nội nhưng anh em Hanoi không ai biết cả. Lý ra tôi không trả lời. Nhưng vì anh hỏi, tôi sẽ trả lời vắn gọn, bởi điều này tôi đã trả lời cụ thể khá nhiều lần, từ những 12 năm nay và rải rác. Tôi cũng sẽ không làm ra một stt khác, vì sẽ gây nhiễu thêm tình hình đang có ba Blogger vừa bị bắt và tình hình liên quan đến sự kiện ông Hà Vũ.___
16 Tháng 6 lúc 23:32 • Đã được chỉnh sửa • Thích • 1
Phạm Thành: Câu chuyện này là một câu chuyện nham hiểm và tồi tàn do VT dựng ra, tôi khẳng định là như vậy vì có quá nhiều sự kiện để có thể kết nối và để khẳng định.
Việt Tân: Những điều cần minh bạch
Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MTQGTNGPVN = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
Thưa Anh chị em quan tâm.
Tôi không có ý nhiều lời về những chuyện đã qua. Vì căn bản, những chuyện này tôi đã nói rồi, đã trình bày rồi.
Từ năm 1993, khi còn bị giam giữ ở trại tù A20, nghĩ đến những anh em đang dấn thân trong tổ chức có tên Mặt Trận QGTNGPVN (Việt Tân) nên tôi cố gắng tập trung tin tức và mạo hiểm viết gởi ra hải ngoại, từ một nhà tù nổi tiếng tàn bạo nhất đất nước thời điểm 1993. Tôi đã nhận được gì sau lá thư định mệnh ấy?
Đôi điều không vui nhưng phải nói
Về việc ĐƠN KHÁNG ÁN của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến tận tay một đảng viên cấp cao Việt Tân, ông Nguyễn Quốc Quân khi ông Quân được nhà cầm quyền CSVN trục xuất về Mỹ hôm Thứ Tư 30 tháng Giêng năm 2013, sau 9 tháng giam cầm.
Đơn kháng án của Blogger Điếu Cày gửi TS Nguyễn Quốc Quân chuyển ra ngoài - Photo & chú thích by RFA 2013-02-06 |
Nguyễn Công Chính chia sẻ ảnh của Radio Chân Trời Mới. 18 giờ trước
Osin HuyDuc: Việc bố trí để những người đang thụ án tù như anh Điếu Cày và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn... "tiếp xúc" với một đảng viên Việt Tân, ông Nguyễn Quốc Quân, trước khi thả ông ấy ra cho thấy vai trò của Việt Tân rất quan trọng với An ninh Việt Nam nhất là những khi họ cần bóng Việt Tân lấp ló sau lưng những người yêu nước.
MỜI ANH Phạm Văn Thành BÌNH LUẬN VỤ NÀY, HEN!
Chuyến về VN kỳ này tuy bị bắt khi vừa đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất và bị giam giữ 9 tháng trong lao tù CS nhưng nó mang lại cho Ts Nguyễn Quốc Quân nhiều kỷ niệm và nhiều điều thú vị. Điều may mắn và thú vị nhất là Ts được tiếp xúc (không thấy mặt) với một số người đấu tranh trong nước, người con gái rất kiên cường, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống xâm lược TQ, anh Điếu Cày– Nguyễn Văn Hải. Ts đã được chuyện trò khá nhiều với anh Điếu Cày.
Anh Điếu Cày có viết đơn kháng án tố cáo phiên tòa xử anh. Bản án bất công phi lý đã cho thấy rõ bản chất của chế độ, tùy tiện kết án vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Đơn kháng án của anh Điếu Cày không được CSVN chấp nhận...Và lá đơn này may mắn được chuyển đến tay Ts Quân. Và sau đó chính anh Điếu Cày đã chính thức nhờ Ts Quân chuyển lá đơn ra ngoài và công bố cho mọi người biết. Sau đây là nguyên văn lá thư Kháng Án của blogger Điếu Cày.
Việt Tân, chiếc bóng dài 30 năm
June 9, 2014
Thay Lời Mở: Bài viết này được viết lại sau khi có những Facebook status trao đổi trong một nhóm kín về hoạt động công tác Nhân Quyền, liên quan đến tổ chức chính trị Việt Tân. Xét thấy cần cho sự tìm hiểu của nhiều anh chị em đang hoạt động cho nhân quyền trong và ngoài nước, tôi hiệu chỉnh lại từ các bình luận của tôi và chuyển lên trang fB công khai. Vừa là một sự chia sẻ thông tin, vừa là để tránh những ngộ nhận rằng tôi lôi kéo một số anh chị em vào group riêng để … đánh phá VT! VT là một tổ chức chính trị có tham vọng giải phóng /chuyển đổi đất nước. Trong vị trí ấy, đương nhiên phải chịu những sự nghị luận của công chúng. Gọi sự nghị luận ấy là hành vi đánh phá, ít nhiều, đã là việc tự hạ thấp đi nhân cách chính mình
June 9, 2014
Phạm Văn Thành
Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam
- fB: Facebook
+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)
Tổng quan
Việt Tân! Anh là ai?
Việt Tân là một tổ chức chính trị lớn tại hải ngoại, nhiều nhân sự và nhiều tài lực do truyền thừa vốn liếng của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) giai đoạn 1982/1986.
Thay Lời Mở: Bài viết này được viết lại sau khi có những Facebook status trao đổi trong một nhóm kín về hoạt động công tác Nhân Quyền, liên quan đến tổ chức chính trị Việt Tân. Xét thấy cần cho sự tìm hiểu của nhiều anh chị em đang hoạt động cho nhân quyền trong và ngoài nước, tôi hiệu chỉnh lại từ các bình luận của tôi và chuyển lên trang fB công khai. Vừa là một sự chia sẻ thông tin, vừa là để tránh những ngộ nhận rằng tôi lôi kéo một số anh chị em vào group riêng để … đánh phá VT! VT là một tổ chức chính trị có tham vọng giải phóng /chuyển đổi đất nước. Trong vị trí ấy, đương nhiên phải chịu những sự nghị luận của công chúng. Gọi sự nghị luận ấy là hành vi đánh phá, ít nhiều, đã là việc tự hạ thấp đi nhân cách chính mình
June 9, 2014
Phạm Văn Thành
Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam
- fB: Facebook
+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)
================================
Đá bạc trắng dẫu có vùi trong mực
Lòng phau phau vô biến cõi cơ cầu
Đường trần tục tỉnh say thân phù phiếm
Miệng can qua mưa nắng đãi bôi thôi
Lòng phau phau vô biến cõi cơ cầu
Đường trần tục tỉnh say thân phù phiếm
Miệng can qua mưa nắng đãi bôi thôi
Tổng quan
Việt Tân! Anh là ai?
Việt Tân là một tổ chức chính trị lớn tại hải ngoại, nhiều nhân sự và nhiều tài lực do truyền thừa vốn liếng của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) giai đoạn 1982/1986.
Việt Tân, năng lực tự vấn
« Lê Tùng Châu - …Nhân đây xin anh Phạm Thành cho tí ý kiến của anh về những dòng tự sự đầy tố cáo của Phạm Hoàng Tùng (http://phamhoangtung.blogspot.com.au/p/su.html) mà tôi chưa kịp đọc kỹ hết? Cám ơn anh! »
= = = = = = = = = = = =
- Bệnh thành tích
- Quyền lăng nhục
- Khả năng sám hối
Thưa ông Lê Tùng Châu / Sài gòn.
Tôi xin đem câu hỏi của ông lên trang Note của tôi, vì xét thấy những tâm tình mà ông trình bày, khó có thể gói gọn được trong các phần commente, vả lại, câu chuyện có liên quan đến nhiều người nên thiết nghĩ việc thêm phần rõ ràng, chính danh minh bạch là điều cần thiết.
"Đau đớn làm tôi ngã gục - Tình anh em vực tôi đứng lên ..."
November 19, 2013
Douleur ma brisee, la fraternite ma relevee
Những chữ viết tắt trong bài:
- MTQGTNGPVN/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
Bạn thân yêu,
Tôi đã trở lại đất nước Hà Lan một lần nữa, sau khi đã chung một chuyến đi bất ngờ nhiều kỷ niệm cùng với bạn, để chứng kiến và gặp gỡ những bềnh bồng thao thức của nhiều những con người đã sống đơì sống mất nước hàng 10 năm, 20 năm hoặc hơn 30 năm như chúng ta, đến từ nhiều quốc gia, đa chiều xuất xứ chính trị và thành phần xã hội.
Douleur ma brisee, la fraternite ma relevee
Những chữ viết tắt trong bài:
- MTQGTNGPVN/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
Bạn thân yêu,
Tôi đã trở lại đất nước Hà Lan một lần nữa, sau khi đã chung một chuyến đi bất ngờ nhiều kỷ niệm cùng với bạn, để chứng kiến và gặp gỡ những bềnh bồng thao thức của nhiều những con người đã sống đơì sống mất nước hàng 10 năm, 20 năm hoặc hơn 30 năm như chúng ta, đến từ nhiều quốc gia, đa chiều xuất xứ chính trị và thành phần xã hội.
Việt Tân - Hào Quang và Hệ Lụy
1-
Di sản kế thừa
Tháng Tư năm 1975 cơn bão đỏ phủ trùm lên trọn vẹn miền Nam. Chủ nghĩa cộng sản ngất ngây ôm một chiến thắng lớn lao ngoài tầm mong đợi, dìu dân tộc đồng lúc vào hai cuộc chiến mới mang tên đói nghèo lạc hậu và xung đột Nga Hoa.
Trong bối cảnh hoang mang hỗn độn ấy, từng con thuyền từ miền Nam âm thầm chẻ sóng vượt đại dương, đành đoạn bỏ lại phía sau là quê hương mình đang run rẩy trong cuộc thanh toán hận thù Nam Bắc khoác danh ý thức hệ viễn vông ngu dốt.
Đôi dòng cần viết về nick Mylinh@aol.com: Mỹ Linh aol.com! Cô là Ai ?
26/9/2014
Những chữ viết tắt trong bài:
- MTQGTNGPVN = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam
Những chữ viết tắt trong bài:
- MTQGTNGPVN = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam
Tháng 11 năm 1998 tôi bị cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam. Tháng 5/1999 tôi chính thức công bố sự thất bại của các cuộc xâm nhập vào Việt Nam qua ngã Nam Lào mang tên « Đông Tiến » từ 1986 - 1989 của tổ chức Việt Tân. Những chi tiết thất bại và đăc biệt là hành vi tự sát của ba người, gồm ông Hoàng Cơ Minh, một người mang bí danh Huy về từ Mỹ và một người tên Đẩu về từ Nhật… dưới một con suối gần đường 9 Nam Lào, được một số nhân chứng còn sống sót gọi là gần làng Buôn Buột / Nam Lào.
Những Tiếng Hát Bừng Sáng A20
Cựu A20 Phạm Đức Nhì
Lời nói đầu
Cách đây 29 năm, vào ngày mồng 1 Tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20 có 3 thằng điên – giữa lúc không khí căng thẳng, kỷ luật khắt khe, ăng ten lộng hành, đã tụ họp, bàn tính tổ chức một buổi văn nghệ “phản cách mạng” biểu dương tinh thần bất khuất, ý chí quật khởi của những người tù chính trị, những chiến sĩ đấu tranh đòi tự do, nhân quyền. Tôi và một số anh em khác bỗng biến thành những kẻ dại khờ bị 3 thằng điên gây máu lửa đẩy vào cuộc chơi. Sau này ngồi nghĩ lại những hành động điên khùng, dại khờ lúc đó, lòng bỗng thấy vui vui. Té ra hình ảnh những ngày tết năm ấy đã chiếm một khoảng trong tâm hồn mình, đã thành một kỷ niệm khó quên. Xin được phép chia sẻ kỷ niệm ấy với các bạn tù A 20
Lời nói đầu
Cách đây 29 năm, vào ngày mồng 1 Tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20 có 3 thằng điên – giữa lúc không khí căng thẳng, kỷ luật khắt khe, ăng ten lộng hành, đã tụ họp, bàn tính tổ chức một buổi văn nghệ “phản cách mạng” biểu dương tinh thần bất khuất, ý chí quật khởi của những người tù chính trị, những chiến sĩ đấu tranh đòi tự do, nhân quyền. Tôi và một số anh em khác bỗng biến thành những kẻ dại khờ bị 3 thằng điên gây máu lửa đẩy vào cuộc chơi. Sau này ngồi nghĩ lại những hành động điên khùng, dại khờ lúc đó, lòng bỗng thấy vui vui. Té ra hình ảnh những ngày tết năm ấy đã chiếm một khoảng trong tâm hồn mình, đã thành một kỷ niệm khó quên. Xin được phép chia sẻ kỷ niệm ấy với các bạn tù A 20
Monday, April 28, 2014
Thung Lũng Tử Thần
Hồi Ký của Vũ Ánh. 285 trang, Người Việt Books xuất bản, USA, 2014
Cuốn sách về A20, đã có một người viết, đó là cựu tù cải tạo Nguyễn Chí Thiệp. Tác phẩm có tên Trại Kiên Giam.$pageIn
Sắp tới sẽ ra mắt tác phầm của cố tù chính trị, cố nhà báo Vũ Ánh. Với tôi đây mới là tác phẩm nói đúng nói rõ được về những tầng đáy của A20. Vũ Ánh là người nổi tiếng mang án cùm kiên giam lâu nhất của A20 (và tôi nghĩ là của cả thế giới).
Con số năm cùm của ông ngang ngửa với tổng chiều dài lao tù của tôi khi từ Pháp về VN năm 1992/93, tức trên 5 năm.
Không ai, không người tù nào, và chắc chắn không sĩ quan an ninh giám thị nào đã nghĩ rằng Vũ Ánh tồn tại được với thời gian cùm kiên giam kinh khủng như vậy.
Qua Vũ Ánh, hậu thế may mắn còn biết được về những ngày cuối cùng của một người tù chính trị đặc biệt siêu phàm: LM Nguyễn văn Vàng, dòng Chúa Cứu Thế VN
Phạm Văn Thành July 12, 2014
Bìa trước |
Tính Thiện- Sự Thật Chỉ Là Một
by Phan Nhật Nam [PNN], Diễn Ðàn Thế Kỷ thứ Tư, ngày 02 tháng 10 năm 2013 - TV PVT copied, edited & saved - các chú thích thêm và khác trong [] là của chúng tôi
TOÀN CẢNH VIỆC VU CÁO NGUYỄN CHÍ THIỆN THẬT/GIẢ
Tính Thiện- Sự Thật Chỉ Là Một
TOÀN CẢNH VIỆC VU CÁO NGUYỄN CHÍ THIỆN THẬT/GIẢ
$pageIn
Lời người viết: Người Bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong “Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện” (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những “chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện”, bài nầy vì thế năm 2008 được viết lần thứ nhất để bổ túc. Và hôm nay, Ngày 2 Tháng 10, Năm 2012, Thi sĩ đã ra đi về cõi Vĩnh Hằng Trong Vinh Hiển Hồng Ân Thiên Chúa. Những cáo buộc trước kia về Nguyễn Chí Thiện [NCT] THẬT/GỈA lộ nguyên trạng chỉ là biểu hiện của Sự Ác.
Người viết nhận thấy cần phải lên tiếng thêm một lần – Lần Cuối cùng, bởi SỰ THẬT LỚN NHẤT LÀ CÁI CHẾT. NGUYỄN CHÍ THIỆN VƯỢT QUA, LÊN CAO SỰ ÁC NHƯ DANH TÍNH CAO QUÝ CỦA ÔNG.
Lời người viết: Người Bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong “Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện” (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những “chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện”, bài nầy vì thế năm 2008 được viết lần thứ nhất để bổ túc. Và hôm nay, Ngày 2 Tháng 10, Năm 2012, Thi sĩ đã ra đi về cõi Vĩnh Hằng Trong Vinh Hiển Hồng Ân Thiên Chúa. Những cáo buộc trước kia về Nguyễn Chí Thiện [NCT] THẬT/GỈA lộ nguyên trạng chỉ là biểu hiện của Sự Ác.
Người viết nhận thấy cần phải lên tiếng thêm một lần – Lần Cuối cùng, bởi SỰ THẬT LỚN NHẤT LÀ CÁI CHẾT. NGUYỄN CHÍ THIỆN VƯỢT QUA, LÊN CAO SỰ ÁC NHƯ DANH TÍNH CAO QUÝ CỦA ÔNG.
Bạch Hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
by Phạm Văn Thành, với Radio SBS Australia, 1999 - TV PVT saved tháng 12/2014
* * *
TV PVT: Dưới đây là 2 dữ liệu liên quan đến việc bạch hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam [MTQGTNGPVN] vào năm 1987 tại Hạ Lào vốn đã bị MTQGTNGPVN phủ nhận và che dấu trong 14 năm, mãi cho đến Ngày 20/7/2001, họ mới ra Thông Cáo Báo Chí chính thức thừa nhận Tướng Hoàng Cơ Minh tử nạn vào 1987 là sự thật (1).
2 Dữ liệu này bổ sung cho những bài viết của Phạm Văn Thành về cùng chủ đề trong Thư Viện này (xin xem chú thích "Bài Liên Quan" ở chân bài này)
Tôi trở lại Paris ngày 5.11.1998 với rất nhiều những sự việc hỗn độn. Những việc cũ được mở ra từ những ngăn sâu khuất của cõi lòng. Những việc mới, mọc ra từ những việc cũ và quan hệ cũ...dồn dập xảy đến đối với người đàn ông trung niên được coi như vừa" trở về từ cõi chết "! Thật là hết sức hỗn độn!
Mười ngày sau, tôi quăng mình vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu mang ý thức Đòi Nhân Quyền cho anh em mình. Ý thức ấy buộc tôi phải xếp lại tất cả những oán hận của riêng mình với những tổ chức và những cá nhân chính trị vốn đã gắn bó nghiệt ngã với cuộc đời tôi, từ khi tôi bắt đầu cuộc sống lưu vong trên xứ Pháp năm 1983.
Trong ý thức ấy, sau hai tuần hội nhập trở lại với đời sống một người tỵ nạn chính trị trên đất Paris, tôi bấm bút viết một lá thư dài kính gởi ông Nguyễn Kim Hườn, người trên danh nghĩa được coi là đứng đầu Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thời bấy giờ. Viết trong sự mơ ước sẽ có được một ngày nhìn thấy tổ chức mà mình đã một thời lăn xả gắn bó, dâng hiến tuổi thanh xuân... sẽ được ngậm ngùi và trân trọng đón nhận trở lại bởi cộng đồng những con ngưòi Việt Nam lưu vong, để cùng nhau chân thành đi tiếp những đoạn đường còn đương dang dở...
Sáu tháng trôi qua, ước mơ tìm được những tấm lòng chân thành với đất nước nơi tổ chức cũ của mình... đã hoàn toàn tuyệt vọng. Tổ chức ấy chỉ chăm bẳm xun xoe với những chiêu trò thủ đoạn, hầu mong tiêp tục được công trình dối gạt (đã bước qua năm thứ 12) đoàn người lưu vong!
Tháng 5.1999 tôi quyết định công khai hóa những sự thật liên quan đến tổ chức Việt Tân mà tôi đã nhìn nhận ra từ chính cuộc đời mình, cùng những tìm tòi và chắt lọc cẩn trọng nơi những người còn sống sót của tổ chức ấy sau ba cuộc xâm nhập thất bại hòan toàn 1986, 1987 và 1989!
Một cuôc gặp gỡ giữa ba người cựu tù đã xảy ra, một từ Mỹ sang và hai sống tại Paris. Trong cuộc gặp gỡ thâu đêm ấy, lá thư gởi ông Nguyễn Kim Hườn đã được ông luật sư Hoàng duy Hùng (HDH) xin một bản copie để làm tài liệu nội bộ như một kỷ niệm cho sự kết hợp ban đầu giữa đại diện tổ chức Tiên Long hải ngoại và tổ chức Phong Trào Nhân Dân Hành Động của ông Hoàng duy Hùng!
Chỉ một tuần sau cuôc gặp gỡ ấy, ông Hùng tự ý phát tán toàn bộ nội dung lá thư nội bộ (thư gởi ông Nguyễn Kim Hườn nói trên) lên mạng lưới email của cộng đồng chính trị người Việt lưu vong!!!
Việc làm tùy tiện bất ngờ đó của ông HDH đã như thể một quả bom nổ ngay trên giường nhà tôi, đang khi tôi cật lực đi tiếp xúc từng đảng viên VT khắp Châu Âu để mong dùng sức đảng viên hạ tầng cơ sở, buộc trung ương đảng Việt Tân PHẢI CHÍNH THỨC XIN LỖI ĐỒNG BÀO VỀ VIỆC (vô tình hay cố ý) LƯỜNG GẠT LÒNG TIN CỦA CỘNG ĐỒNG thuyền nhân vốn đã KÉO DÀI HÀNG CHỤC NĂM TRỜI! (việc Chủ tịch MTQGTNGPVN Hoàng cơ Minh tử nạn tại Hạ Lào 1987)
Cách công bố “sau lưng” như thế của ông HDH đã gây cho tôi sự bất ngờ hoàn toàn! Tâm trí lẫn thể xác tôi ... hoàn toàn tê liệt trong mấy ngày trời. Và bắt đầu từ đấy, tôi lẩy bẩy bước chân lên con đường chiến đấu gay gắt ngay với chính anh em cũ của mình, một cách tận cùng khốc liệt, trong tận cùng cô đơn. Vị luật sư ngày nào ôm thân thắm thiết, đã rất mau mắn hiện nguyên hình là một ông chính trị gia trẻ con trang bị tận răng những thứ vốn liếng tích cóp của những tiểu xảo bỉ ổi và giả hình đốn mạt!
. . . . . . . .
Song song với việc công khai trách nhiệm trên các "diễn đàn máu lửa email", tôi chấp nhận những cuộc "phỏng vấn nguội" của tất cả những chương trình phát thanh của người Việt tại Mỹ. Với cảm giác rất mệt mỏi sau những cuộc phỏng vấn ấy. Có một điều gì đó như sự hụt hẫng ập đến với chính mình. Sự vô tình và sự cố chấp của rất nhiều người Việt làm lòng tôi tê tái! Rất nhiều người cố nói lấy được, dễ dàng sỉ vả vả miệt thị nhau. Rất nhiều người cần nghe "một câu chuyện hiếm" để chuẩn bị cho những cuộc tán dóc bàng quan kéo dài!
. . . Bỗng một hôm có một cuộc điên thoại viễn liên từ Úc. Giọng nói, cách nói, cách nghe... thật khác xa vời vợi với những cuộc điện đàm phỏng vấn vừa xảy ra với tôi. Tôi xác định sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào, trả lời ngay không cần phải có thời gian chuẩn bị trước cho sự gợi ý. Cuộc trao đổi bắt đầu.
Trong đầu tôi chỉ biết một ông Quốc Việt biết lắng nghe và muốn / dám truyền tải thông tin, tôi không hề biết rằng đó là một cựu tù cải tạo, một cựu sĩ quan rằn ri mà thủa ấu thơ tôi rất kính nể; và đặc biệt, đó là một người có rất nhiều quan hệ đặc biệt với gia đình Hoàng Cơ. Tôi cũng không hề biết là sự bộc bạch của tôi trong cuộc phỏng vấn nguội bất ngờ ấy đã được lắng nghe bằng cả trăm ngàn con người Việt Nam đang lưu bạt trên đất Úc.
Với tôi. Cuộc phỏng vấn ấy là cuộc phỏng vấn sẽ theo tôi đến hết cả cuộc đời.
Và lá thư, cũng là một lá thư sẽ theo tôi đến chết. Một lá thư mà nếu vào tay một người biết nghĩ đến bạn chiến đấu của mình, anh ta sẽ không bao giờ dám tự ý phóng chuyển và cậy đăng nguyên văn như thế! Bởi đó là lá thư có khả năng giết chết bạn mình!
Chết vì sự an toàn an ninh gia đình bạn chưa hề được chuẩn bị đủ!
Chết vì sự khiêm cung bắt buộc trong thư, đã phải kéo gập tấm lưng còm cõi của tên cựu tù xuống rất thấp, cốt để mong đạt được đôi điều ích lợi cho anh em và xứ sở!
Chết vì phải đoạn tuyệt tức khắc với cơ sở đấu tranh nhân quyền Quê Mẹ... bởi những lời lẽ thẳng thắn đã dành cho ông Võ văn Ái trong lá thư! Dù rằng, việc ông Ái đã thất bại trong những nỗ lực kết hợp với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ... đã là điều không thể chối cãi.
Tôi tái dại người và hình dung được nụ cười đắc chí của ngài luật sư nức tiếng!
Tôi tiếc thay cho một bề dày công trình mình đã đứng được một cách ngang nhiên ngang tàng trước bạo lực phi nhân của nhà tù cộng sản...mà chỉ trong năm đầu tiên trở lại với cõi đời "gió tanh mưa máu hải ngoại" đã phải ngã sấp mặt xuống một bãi phân trâu!
Bản sao lá thư tôi đã ném đi cùng hầu hết những gì dính dáng đến vị luật sư trẻ ngông cuồng.
Cuốn băng ghi âm buổi phỏng vấn của đài SBS cũng thất lạc sau nhiều lần dời đổi nơi cư trú.
... Giờ đây anh chị em tầm truy lại và yêu cầu công khai! Tôi dù rất buồn, nhưng không thể cãi lại anh em mình, khi anh em muốn đào sới tận tường sự việc.
...
Là một bài học cũ đẫm nước mắt của một người chiến binh nhân quyền. Nay xin bộc bạch để các anh em đi sau suy gẫm!
Paris 4.4.2016
Phạm Văn Thành
- Audio (30 phut) buổi phỏng vấn Phạm Văn Thành năm 1999 về cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (trong chiến dịch có tên "Đông Tiến II" của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam [MTQGTNGPVN] năm 1987) do Radio SBS Australia (Biên tập viên Quốc Việt) thực hiện đầu tháng 5/1999 và phát thanh ngày 11/5/1999. Tư liệu lưu trữ của Phạm Văn Thành.
Bạch Hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh tại Diễn Đàn Công Luận San Jose 27/7/1999 ==> mời bạn đọc xem thêm chùm ảnh tư liệu của Phạm Văn Thành tại cuối bài này |
Bạch Hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
TV PVT: Dưới đây là 2 dữ liệu liên quan đến việc bạch hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam [MTQGTNGPVN] vào năm 1987 tại Hạ Lào vốn đã bị MTQGTNGPVN phủ nhận và che dấu trong 14 năm, mãi cho đến Ngày 20/7/2001, họ mới ra Thông Cáo Báo Chí chính thức thừa nhận Tướng Hoàng Cơ Minh tử nạn vào 1987 là sự thật (1).
2 Dữ liệu này bổ sung cho những bài viết của Phạm Văn Thành về cùng chủ đề trong Thư Viện này (xin xem chú thích "Bài Liên Quan" ở chân bài này)
Một câu chuyện buồn từ 16 năm về trước!
Tôi trở lại Paris ngày 5.11.1998 với rất nhiều những sự việc hỗn độn. Những việc cũ được mở ra từ những ngăn sâu khuất của cõi lòng. Những việc mới, mọc ra từ những việc cũ và quan hệ cũ...dồn dập xảy đến đối với người đàn ông trung niên được coi như vừa" trở về từ cõi chết "! Thật là hết sức hỗn độn!
Mười ngày sau, tôi quăng mình vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu mang ý thức Đòi Nhân Quyền cho anh em mình. Ý thức ấy buộc tôi phải xếp lại tất cả những oán hận của riêng mình với những tổ chức và những cá nhân chính trị vốn đã gắn bó nghiệt ngã với cuộc đời tôi, từ khi tôi bắt đầu cuộc sống lưu vong trên xứ Pháp năm 1983.
Trong ý thức ấy, sau hai tuần hội nhập trở lại với đời sống một người tỵ nạn chính trị trên đất Paris, tôi bấm bút viết một lá thư dài kính gởi ông Nguyễn Kim Hườn, người trên danh nghĩa được coi là đứng đầu Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thời bấy giờ. Viết trong sự mơ ước sẽ có được một ngày nhìn thấy tổ chức mà mình đã một thời lăn xả gắn bó, dâng hiến tuổi thanh xuân... sẽ được ngậm ngùi và trân trọng đón nhận trở lại bởi cộng đồng những con ngưòi Việt Nam lưu vong, để cùng nhau chân thành đi tiếp những đoạn đường còn đương dang dở...
Sáu tháng trôi qua, ước mơ tìm được những tấm lòng chân thành với đất nước nơi tổ chức cũ của mình... đã hoàn toàn tuyệt vọng. Tổ chức ấy chỉ chăm bẳm xun xoe với những chiêu trò thủ đoạn, hầu mong tiêp tục được công trình dối gạt (đã bước qua năm thứ 12) đoàn người lưu vong!
Tháng 5.1999 tôi quyết định công khai hóa những sự thật liên quan đến tổ chức Việt Tân mà tôi đã nhìn nhận ra từ chính cuộc đời mình, cùng những tìm tòi và chắt lọc cẩn trọng nơi những người còn sống sót của tổ chức ấy sau ba cuộc xâm nhập thất bại hòan toàn 1986, 1987 và 1989!
Một cuôc gặp gỡ giữa ba người cựu tù đã xảy ra, một từ Mỹ sang và hai sống tại Paris. Trong cuộc gặp gỡ thâu đêm ấy, lá thư gởi ông Nguyễn Kim Hườn đã được ông luật sư Hoàng duy Hùng (HDH) xin một bản copie để làm tài liệu nội bộ như một kỷ niệm cho sự kết hợp ban đầu giữa đại diện tổ chức Tiên Long hải ngoại và tổ chức Phong Trào Nhân Dân Hành Động của ông Hoàng duy Hùng!
Chỉ một tuần sau cuôc gặp gỡ ấy, ông Hùng tự ý phát tán toàn bộ nội dung lá thư nội bộ (thư gởi ông Nguyễn Kim Hườn nói trên) lên mạng lưới email của cộng đồng chính trị người Việt lưu vong!!!
Việc làm tùy tiện bất ngờ đó của ông HDH đã như thể một quả bom nổ ngay trên giường nhà tôi, đang khi tôi cật lực đi tiếp xúc từng đảng viên VT khắp Châu Âu để mong dùng sức đảng viên hạ tầng cơ sở, buộc trung ương đảng Việt Tân PHẢI CHÍNH THỨC XIN LỖI ĐỒNG BÀO VỀ VIỆC (vô tình hay cố ý) LƯỜNG GẠT LÒNG TIN CỦA CỘNG ĐỒNG thuyền nhân vốn đã KÉO DÀI HÀNG CHỤC NĂM TRỜI! (việc Chủ tịch MTQGTNGPVN Hoàng cơ Minh tử nạn tại Hạ Lào 1987)
Cách công bố “sau lưng” như thế của ông HDH đã gây cho tôi sự bất ngờ hoàn toàn! Tâm trí lẫn thể xác tôi ... hoàn toàn tê liệt trong mấy ngày trời. Và bắt đầu từ đấy, tôi lẩy bẩy bước chân lên con đường chiến đấu gay gắt ngay với chính anh em cũ của mình, một cách tận cùng khốc liệt, trong tận cùng cô đơn. Vị luật sư ngày nào ôm thân thắm thiết, đã rất mau mắn hiện nguyên hình là một ông chính trị gia trẻ con trang bị tận răng những thứ vốn liếng tích cóp của những tiểu xảo bỉ ổi và giả hình đốn mạt!
. . . . . . . .
Song song với việc công khai trách nhiệm trên các "diễn đàn máu lửa email", tôi chấp nhận những cuộc "phỏng vấn nguội" của tất cả những chương trình phát thanh của người Việt tại Mỹ. Với cảm giác rất mệt mỏi sau những cuộc phỏng vấn ấy. Có một điều gì đó như sự hụt hẫng ập đến với chính mình. Sự vô tình và sự cố chấp của rất nhiều người Việt làm lòng tôi tê tái! Rất nhiều người cố nói lấy được, dễ dàng sỉ vả vả miệt thị nhau. Rất nhiều người cần nghe "một câu chuyện hiếm" để chuẩn bị cho những cuộc tán dóc bàng quan kéo dài!
. . . Bỗng một hôm có một cuộc điên thoại viễn liên từ Úc. Giọng nói, cách nói, cách nghe... thật khác xa vời vợi với những cuộc điện đàm phỏng vấn vừa xảy ra với tôi. Tôi xác định sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào, trả lời ngay không cần phải có thời gian chuẩn bị trước cho sự gợi ý. Cuộc trao đổi bắt đầu.
Trong đầu tôi chỉ biết một ông Quốc Việt biết lắng nghe và muốn / dám truyền tải thông tin, tôi không hề biết rằng đó là một cựu tù cải tạo, một cựu sĩ quan rằn ri mà thủa ấu thơ tôi rất kính nể; và đặc biệt, đó là một người có rất nhiều quan hệ đặc biệt với gia đình Hoàng Cơ. Tôi cũng không hề biết là sự bộc bạch của tôi trong cuộc phỏng vấn nguội bất ngờ ấy đã được lắng nghe bằng cả trăm ngàn con người Việt Nam đang lưu bạt trên đất Úc.
Với tôi. Cuộc phỏng vấn ấy là cuộc phỏng vấn sẽ theo tôi đến hết cả cuộc đời.
Và lá thư, cũng là một lá thư sẽ theo tôi đến chết. Một lá thư mà nếu vào tay một người biết nghĩ đến bạn chiến đấu của mình, anh ta sẽ không bao giờ dám tự ý phóng chuyển và cậy đăng nguyên văn như thế! Bởi đó là lá thư có khả năng giết chết bạn mình!
Chết vì sự an toàn an ninh gia đình bạn chưa hề được chuẩn bị đủ!
Chết vì sự khiêm cung bắt buộc trong thư, đã phải kéo gập tấm lưng còm cõi của tên cựu tù xuống rất thấp, cốt để mong đạt được đôi điều ích lợi cho anh em và xứ sở!
Chết vì phải đoạn tuyệt tức khắc với cơ sở đấu tranh nhân quyền Quê Mẹ... bởi những lời lẽ thẳng thắn đã dành cho ông Võ văn Ái trong lá thư! Dù rằng, việc ông Ái đã thất bại trong những nỗ lực kết hợp với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ... đã là điều không thể chối cãi.
Tôi tái dại người và hình dung được nụ cười đắc chí của ngài luật sư nức tiếng!
Tôi tiếc thay cho một bề dày công trình mình đã đứng được một cách ngang nhiên ngang tàng trước bạo lực phi nhân của nhà tù cộng sản...mà chỉ trong năm đầu tiên trở lại với cõi đời "gió tanh mưa máu hải ngoại" đã phải ngã sấp mặt xuống một bãi phân trâu!
Bản sao lá thư tôi đã ném đi cùng hầu hết những gì dính dáng đến vị luật sư trẻ ngông cuồng.
Cuốn băng ghi âm buổi phỏng vấn của đài SBS cũng thất lạc sau nhiều lần dời đổi nơi cư trú.
... Giờ đây anh chị em tầm truy lại và yêu cầu công khai! Tôi dù rất buồn, nhưng không thể cãi lại anh em mình, khi anh em muốn đào sới tận tường sự việc.
...
Là một bài học cũ đẫm nước mắt của một người chiến binh nhân quyền. Nay xin bộc bạch để các anh em đi sau suy gẫm!
Paris 4.4.2016
Phạm Văn Thành
- Audio (30 phut) buổi phỏng vấn Phạm Văn Thành năm 1999 về cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (trong chiến dịch có tên "Đông Tiến II" của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam [MTQGTNGPVN] năm 1987) do Radio SBS Australia (Biên tập viên Quốc Việt) thực hiện đầu tháng 5/1999 và phát thanh ngày 11/5/1999. Tư liệu lưu trữ của Phạm Văn Thành.
Friday, April 25, 2014
Monday, April 21, 2014
Trong Lửa Đỏ, Giữa Sự Chết, Trên Quê Hương!
Phan Nhật Nam - 10/3/2015
Một - Cách đây 50 năm, tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, Gia Định những buổi chiều mưa dầm Tháng 6 miền Nam, anh xoay xở quay quắt giữa những thây chết của những người lính thuộc đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động, Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh.. Những người chết của chiến trận Đồng Xoài, Bình Dương nổ ra từ những ngày đầu Tháng 6.
Đối với một gã lính vừa qua tuổi 20 năm ấy, sự mất mát của hàng trăm chiến hữu chỉ được đưa về sau nhiều ngày kể từ khi tử trận quả là một sự đau thương quá lớn.. Thân thể người chết căng cứng, xanh đen, tím thẩm, dòi bọ lúc nhúc bò theo những vết thương sũng máu. Khoảng đất nghĩa trang đặc sánh bởi máu, thịt, con người chảy vữa, sênh sếch.. Trong đó có máu, thịt của bạn anh, Thiếu Úy Trần Trí Dũng, gã học sinh đã cho bạn cùng lớp và toàn Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng niềm hãnh diện.. Vô địch bóng bàn học sinh, thủ quân đội bóng rỗ, cũng là trung phong hàng đầu của hội tuyển bóng tròn trường trung học đá hay nhất miền Trung. Nhưng giờ đây, tất cả dạng hình tươi trẻ sống động của Dũng với lúm đồng tiền trên má không còn nữa.. Kéo fermeture bao đựng xác – Bạn anh, người bạn ấu thơ của Đà Nẵng hơn mươi năm trước bấy giờ chỉ là một thây xác sùi sụp nước nhờn tím thẩm hôi hám. Có chăng được phần an ùi. xác Dũng còn nguyên dạng hình chưa bị vữa nát. Buổi đá banh năm xưa ở Sân Vận Động Chi Lăng làm sao tưởng ra tình cảnh nầy Dũng ơi?!
Một - Cách đây 50 năm, tại Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp, Gia Định những buổi chiều mưa dầm Tháng 6 miền Nam, anh xoay xở quay quắt giữa những thây chết của những người lính thuộc đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động, Tiểu Đoàn 2/7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh.. Những người chết của chiến trận Đồng Xoài, Bình Dương nổ ra từ những ngày đầu Tháng 6.
Đối với một gã lính vừa qua tuổi 20 năm ấy, sự mất mát của hàng trăm chiến hữu chỉ được đưa về sau nhiều ngày kể từ khi tử trận quả là một sự đau thương quá lớn.. Thân thể người chết căng cứng, xanh đen, tím thẩm, dòi bọ lúc nhúc bò theo những vết thương sũng máu. Khoảng đất nghĩa trang đặc sánh bởi máu, thịt, con người chảy vữa, sênh sếch.. Trong đó có máu, thịt của bạn anh, Thiếu Úy Trần Trí Dũng, gã học sinh đã cho bạn cùng lớp và toàn Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng niềm hãnh diện.. Vô địch bóng bàn học sinh, thủ quân đội bóng rỗ, cũng là trung phong hàng đầu của hội tuyển bóng tròn trường trung học đá hay nhất miền Trung. Nhưng giờ đây, tất cả dạng hình tươi trẻ sống động của Dũng với lúm đồng tiền trên má không còn nữa.. Kéo fermeture bao đựng xác – Bạn anh, người bạn ấu thơ của Đà Nẵng hơn mươi năm trước bấy giờ chỉ là một thây xác sùi sụp nước nhờn tím thẩm hôi hám. Có chăng được phần an ùi. xác Dũng còn nguyên dạng hình chưa bị vữa nát. Buổi đá banh năm xưa ở Sân Vận Động Chi Lăng làm sao tưởng ra tình cảnh nầy Dũng ơi?!
Sunday, April 20, 2014
Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975?
Đào Văn, Nguồn: DCVOnline March 24, 2014
Tướng Phú hay TT Thiệu và tài liệu CIA (2009) viết gì về vụ này?
Vụ triệt thoái khỏi Pleiku-Kontum 1975 đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá khứ vì có hai luồng dư luận đối chọi nhau. Luồng thứ nhất thì đổ trách nhiệm cho Tướng [Phạm Văn] Phú; luồng thứ hai thì lại cho rằng Tướng Phú chỉ là người thi hành lệnh của TT Thiệu. Do đó, để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn liên quan đến tiêu đề, người viết sẽ bàn đến 3 cuốn sách và 1 tài liệu viết về cuộc triệt thoái Pleiku-Kontum 1975:
Cuốn “Vietnam, Qu’as Tu Fait De Tes Fils” của tác giả Pierre Darcourt, xuất bản 11.1975;
Cuốn “The Decent Interval” xuất bản 1977 của tác giả Frank Snepp;
Cuốn “The Final Collapse” sách của tướng Cao Văn Viên xuất bản 1983;
Tướng Phú hay TT Thiệu và tài liệu CIA (2009) viết gì về vụ này?
Vụ triệt thoái khỏi Pleiku-Kontum 1975 đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá khứ vì có hai luồng dư luận đối chọi nhau. Luồng thứ nhất thì đổ trách nhiệm cho Tướng [Phạm Văn] Phú; luồng thứ hai thì lại cho rằng Tướng Phú chỉ là người thi hành lệnh của TT Thiệu. Do đó, để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn liên quan đến tiêu đề, người viết sẽ bàn đến 3 cuốn sách và 1 tài liệu viết về cuộc triệt thoái Pleiku-Kontum 1975:
Cuốn “Vietnam, Qu’as Tu Fait De Tes Fils” của tác giả Pierre Darcourt, xuất bản 11.1975;
Cuốn “The Decent Interval” xuất bản 1977 của tác giả Frank Snepp;
Cuốn “The Final Collapse” sách của tướng Cao Văn Viên xuất bản 1983;
'Tháng Tư Đen'
BBCVietnamese, thứ hai, 7 tháng 5, 2012
Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt.
Sách "Black April" của George J. Veith's 587 pages, $29.95 trên Amazon.com - bản Việt dịch Nguyễn Ngọc Anh - xb 2014 tại Hoa Kỳ |
Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt.
Vũ Ánh: Đêm Noel trong xà lim số 6
Hồi ức về Cha Nguyễn Văn Vàng của A 20 Vũ Ánh, 22/12/2005
Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976 (1).
Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.
|
|
Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976 (1).
Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.
Bí Ẩn 30.4.1975?
Tài liệu khảo cứu bởi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy & Linh Mục Cao văn Luận, 2010
Người ghi lại: Phạm Trần Hoàng Việt - Admin sưu lục và hiệu chỉnh
1) Mở đầu
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ – đã đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư Huy và đã may mắn có nhiều dịp hàn huyên đối thoại ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1990, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của cố Giáo sư để nắm vững thêm mọi vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi mới cảm nhận và thấy được tầm kiến thức rất uyên bác, rất đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.
Người ghi lại: Phạm Trần Hoàng Việt - Admin sưu lục và hiệu chỉnh
1) Mở đầu
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ – đã đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư Huy và đã may mắn có nhiều dịp hàn huyên đối thoại ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1990, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của cố Giáo sư để nắm vững thêm mọi vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi mới cảm nhận và thấy được tầm kiến thức rất uyên bác, rất đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.
Hòa Bình của Nấm Mồ
báo Der Spiegel 50/1979 phỏng vấn Tổng Thống Thiệu - Phạm Thị Hoài dịch
Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?
Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?
Chuyện tàu Việt Nam Thương Tín
Admin tổng hợp
Lê Tùng Châu:
Miền Nam Việt Nam thất thủ lúc gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã kéo theo nhiều di lụy bi tang thương trong đó nổi bật nhất là chuyện tàu Việt Nam Thương Tín đã vượt thoát được cộng sản vào cái ngày đen đủi đó từ Saigon và đã cập bờ đảo Guam (căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương) mang theo hơn 600 người miền Nam tị nạn cộng sản vào tháng 5/1975.
Thế nhưng 6 tháng sau tức tháng 10 cùng năm 1975, tàu Việt Nam Thương Tín lại quay trở về với Việt cộng, lần này mang theo hơn 1.600 người, để rồi khi cập bờ biển Nha Trang, con tàu đã được công an, du kích cộng sản "chờ đón" và toàn thể hơn 1.600 người hồi hương đã bị Việt cộng lột quần áo, tịch thu tư trang và tống giam vào trại tù A20 Xuân Phước, Phú Yên theo danh xưng "tù chính trị" (trại tù A20 Xuân Phước còn có hỗn danh: Thung Lũng Tử Thần, bởi đây là nơi tử địa đã đoạt mạng không biết bao nhiêu tù nhân xấu số dưới chế độ bạo tàn phi nhân cộng sản Việt Nam)
Từ đó tới nay đã 4 chục năm chẵn, quái lạ thay, tuy khá nhiều người trong số ngàn người lâm nạn nói trên vẫn còn sống sót và đang sinh sống tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Tự Do ở phương Tây...lại chẳng có mấy ai công tâm viết lại Sự Thực tàn nhẫn này cho sử sách được ghi.
Có một vài dòng kể chuyện nhưng hầu hết là những tự sự manh mún riêng tư kể lể than thở trong phạm vi cái tôi nhỏ nhoi riêng tư của những cá nhân...
Vì thế chúng tôi, Thư Viện Phạm Văn Thành sau khi lọc lựa và hiệu chỉnh, xin trình bạn đọc diễn biến tóm gọn sự kiện qua vài ghi nhận tạm gọi là "sử liệu" đáng tin cậy về câu chuyện không thể tin được về con tàu Việt Nam Thương Tín từ 3 phía:
- Phía người quốc gia bị nạn: M Ngọc Phan và nhạc sĩ Trường Sa
- Phía người ở bên kia vỹ tuyến (thời điểm tháng Tư đen 1975): nhà báo Huy Đức.
- Phía truyền thông: Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA)
Admin: Chúng tôi đang dịch "'Give Us A Ship': The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975", tài liệu biên khảo 31 trang của Jana K. Lipman (người Cuba, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Đại Học Yale, 2006) công bố trên American Quarterly Volume 64, Issue 1 (ra tháng 3 năm 2012). [American Quarterly là tạp chí chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Hoa Kỳ (American Studies Association)]
Bản Việt dịch với tựa "‘Hãy để chúng tôi về’: Chuyện những người Việt hồi hương từ đảo Guam, năm 1975" (by Lê Tùng Châu) đang update dần và sẽ sớm có mặt đầy đủ trên ngăn kệ bài vở của chủ đề này, xin quý bạn đón đọc.
-March 22, 2015-
Lê Tùng Châu:
Miền Nam Việt Nam thất thủ lúc gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã kéo theo nhiều di lụy bi tang thương trong đó nổi bật nhất là chuyện tàu Việt Nam Thương Tín đã vượt thoát được cộng sản vào cái ngày đen đủi đó từ Saigon và đã cập bờ đảo Guam (căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương) mang theo hơn 600 người miền Nam tị nạn cộng sản vào tháng 5/1975.
Thế nhưng 6 tháng sau tức tháng 10 cùng năm 1975, tàu Việt Nam Thương Tín lại quay trở về với Việt cộng, lần này mang theo hơn 1.600 người, để rồi khi cập bờ biển Nha Trang, con tàu đã được công an, du kích cộng sản "chờ đón" và toàn thể hơn 1.600 người hồi hương đã bị Việt cộng lột quần áo, tịch thu tư trang và tống giam vào trại tù A20 Xuân Phước, Phú Yên theo danh xưng "tù chính trị" (trại tù A20 Xuân Phước còn có hỗn danh: Thung Lũng Tử Thần, bởi đây là nơi tử địa đã đoạt mạng không biết bao nhiêu tù nhân xấu số dưới chế độ bạo tàn phi nhân cộng sản Việt Nam)
Từ đó tới nay đã 4 chục năm chẵn, quái lạ thay, tuy khá nhiều người trong số ngàn người lâm nạn nói trên vẫn còn sống sót và đang sinh sống tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Tự Do ở phương Tây...lại chẳng có mấy ai công tâm viết lại Sự Thực tàn nhẫn này cho sử sách được ghi.
Có một vài dòng kể chuyện nhưng hầu hết là những tự sự manh mún riêng tư kể lể than thở trong phạm vi cái tôi nhỏ nhoi riêng tư của những cá nhân...
Vì thế chúng tôi, Thư Viện Phạm Văn Thành sau khi lọc lựa và hiệu chỉnh, xin trình bạn đọc diễn biến tóm gọn sự kiện qua vài ghi nhận tạm gọi là "sử liệu" đáng tin cậy về câu chuyện không thể tin được về con tàu Việt Nam Thương Tín từ 3 phía:
- Phía người quốc gia bị nạn: M Ngọc Phan và nhạc sĩ Trường Sa
- Phía người ở bên kia vỹ tuyến (thời điểm tháng Tư đen 1975): nhà báo Huy Đức.
- Phía truyền thông: Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA)