Tuesday, April 29, 2014

Việt Tân, năng lực tự vấn



« Lê Tùng Châu - …Nhân đây xin anh Phạm Thành cho tí ý kiến của anh về những dòng tự sự đầy tố cáo của Phạm Hoàng Tùng (http://phamhoangtung.blogspot.com.au/p/su.html) mà tôi chưa kịp đọc kỹ hết? Cám ơn anh! »

= = = = = = = = = = = =

- Bệnh thành tích
- Quyền lăng nhục
- Khả năng sám hối



Thưa ông Lê Tùng Châu / Sài gòn.

Tôi xin đem câu hỏi của ông lên trang Note của tôi, vì xét thấy những tâm tình mà ông trình bày, khó có thể gói gọn được trong các phần commente, vả lại, câu chuyện có liên quan đến nhiều người nên thiết nghĩ việc thêm phần rõ ràng, chính danh minh bạch là điều cần thiết.

Việc phải đề cập xa gần đến tố chức Việt Tân (VT), là việc chẳng đặng đừng, nó làm tốn mất nhiều thời giờ và bắt ta phải ghi nhân thêm những lời còm lăng mạ à uôm vô giá tri trên trang fB đấu tranh. Tuy nhiên, vì thao thức chung, vì lơi ích chung … ta im lăng không đươc. Viêc lên tiếng vì thế, rất mong trong giới đấu tranh thưc lòng, chúng ta nên tĩnh lòng để môt chút lắng nghe, môt chút suy nghĩ… để hy vong sẽ thấy đươc đôi điều lơi ích cua tiếng nói người trong cuộc.

Chúng ta tham gia cuôc tranh đấu, điều rất nên là cần tư trang bi cho mình môt ý thức KHÔNG AI LÀ BẤT KHẢ SAI LẦM, và khi nhận ra sai lầm, rất nên là minh bach công nhân nó trước công luận để đươc thanh thản mà tiếp tục cuôc hành trình.
Công đồng người Viêt ở hải ngoai giai đoan 1975 /1985 là môt giai đoan vỡ tổ lạc đàn! Gần 10 năm cho đàn chim tan tác hoàn hồn… đương nhiên không thể tránh đươc những va vấp lọng cọng đến từ những khó khăn của một buổi ban đầu trong cảnh tang thương ngẫu lục. Các tổ chức chính trị lưu vong vì thế, cũng không thể không lẩy bẩy trộn trạo nạc mỡ. Từ câu chuyện xâm nhập của ông Võ đại Tôn đến những nỗ lực của tổ chức ông Trần văn Bá đến ông Hoàng cơ Minh và kéo dài đến cánh ông Nguyễn văn Chức, Nguyễn hữu Chánh… sau này. Ðã qua gần 30 năm, vẫn chưa có được một sự nhận định nghiêm chỉnh cần thiết được đưa ra từ các tổ chức!
Gần 20 năm,với sự nở rộ của các mạng truyền thông tự do, những sự dấu nhẹm ngày càng trở nên giống cảnh mèo con dấu chất thải…để tập thể hải ngoại, tuy lớn lao … nhưng vẫn bị thế lực cộng sản che mắt nắm tóc giật râu, dắt đi như một con ngựa kéo chiếc xe thổ mộ chở đầy hoa và nước mắt của kẻ trồng hoa.

Ðã đến lúc phải nhìn lại chính mình để tự vấn, rằng ta, anh em ta… đã bao nhiêu lần nhục mạ lẫn nhau, đã bao nhiêu lần hè nhau cùng làm hành động sỉ nhục người yêu nước từng một thời mang mũ áo giống ta, chung lời thề tranh đấu cho một quê hương ngục tù với ta? Vì đâu ta sỉ nhục họ? Hành vi sỉ nhục liên lỉ của ta đã mang lại hệ quả gì cho cuộc tranh đấu? Ðã bao giờ ta đặt môt yêu cầu công bằng công lý từ lãnh đạo của ta đối với họ?

Khi ta chưa đặt được một câu hỏi nghiêm khắc với những cấp trưởng của ta và yêu cầu sự nghiêm túc trả lời, thậm chí đối chất …thì không hơn không kém, ta chỉ là lớp người mang tố chất ngang hàng với thể loại đảng viên đảng cộng sản đang ê a dấu dốt ở Việt Nam! Ðây là lời đắng, nhưng là lời thật lòng.
Cuộc tranh đấu đã đi vào khúc ngoặt hoàn toàn mới, ở đó không có sự dấu diếm nào mà không bị phơi ra ánh sáng! Ở đó, yêu cầu rất công bằng, đòi người trong cuộc chiến đấu phải biết nhận ra giá trị của lòng sám hối, vì đó chính là thước đo nhân cách của mỗi con người, hầu cùng nhau gạn lọc ra lớp chiến sĩ sẽ chung tay cộng phần lãnh đạo quốc gia vượt qua cơn bĩ cực nhục hèn. Phi phẩm chất sám hối tất sẽ bị hất văng ra ngoài lề cuộc đấu tranh sinh tử giữa cái thiện và sự ác. Chưa bao giờ đất nước Việt Nam có một cơ hội tốt như bây giờ, để minh bạch thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc,giải quyết rốt ráo bi kịch dân sinh dân trí và dân khí của Việt Nam.

… trở lại với câu hỏi của anh … về anh Phạm Hoàng Tùng và tập Hồi Ký.

Tôi vào nhà tù A20 Xuân Phước Phú Yên tháng 9 năm 1993. Khi tôi vào là khi anh Phạm Hoàng Tùng đã vượt thoát thành công từ trại tù này. Mấy tháng sau anh vượt biên được sang Cam bốt và sau đó hoạt động ở Cam bốt trong vai trò một phóng viên thường trực cho đài Á Châu Tự Do (RFA).
Như vậy, từ 1993/1994, anh Tùng đã là người tái liên lạc với tổ chức Việt Tân, cùng thời với Lý Minh Chánh, một đảng viên Việt Tân ra tù, đến Thái và được Việt Tân thu xếp bảo trợ sang Pháp hưởng qui chế tỵ nạn chính trị.

Những điều anh Phạm Hoàng Tùng viết trong Hồi Ký, đi rất gần vói những gì tôi được nghe lại từ nhiều nguồn và từ nhiều người tù đã về Việt Nam và bị bắt trong những cuộc xâm nhập bán vũ trang (1986) qua ngã Batambang, qua cuộc xâm nhập vũ trang mang tên "Ðông tiến 1" (hồi 1986, và bây giờ VT gọi các cuộc xâm nhập này là "Sang sông 1"), cuộc xâm nhập vũ trang "Ðông tiến 2" (hồi tháng 8/1987, bây giờ VT gọi là "Sang sông 2").
Tôi không thể nói được anh Tùng đã viết Ðúng hai đã viết Sai. Chỉ xác định là có những điều anh viết, đi rất gần với những tiết lộ của hai người đội trưởng đội cận vệ ông Hoàng cơ Minh là Trần Ðế (hiện ở Sóc Trăng) và Ðỗ bạch Thố (hiện ở Ðàlạt, cả hai đều 18, 20 năm tù), Lý Sarinh, Lý Savret, Lý Hổ, Lâm văn Ðen (hiện ở Na Uy, sau khi vượt thoat sang Thái và chịu trách nhiệm mảng quân sự trong lưc lượng Nguyễn hữu Chánh 1996), Ðinh văn Bé và Dương Mễn (cận vệ Đại tá Dương văn Tư trong "Ðông tiến 1"), Lâm Thành Tông …

Viêt Tân đã dùng một số những anh em đang có mặt tại Atlanta để phản bác những điều anh Phạm Hoàng Tùng đã viết, nại lý cớ là cuộc xâm nhập kéo dài hơn 40 ngày và anh Tùng đã là người bỏ đơn vị từ những ngày thứ 20. Như vậy, những ngày sau của giai đoạn 20 ngày, anh Tùng không có tư cách để kể vì là không trực diện!

Ðây là một lối ngụy biện.

Và người làm ngụy biện đã không đủ tư cách chứng nhân để thực hiện viêc phản biện. Tại sao là không đủ tư cách?

Vì đều đã là đồng loã cho một hành động dối láo vô tiền khoáng hậu, đó là tiếp tay cho VT dấu nhẹm sự chết của ông Hoàng cơ Minh.
Trong phạm trù này, ngay anh Phạm Hoàng Tùng cũng bị vướng xương gà ngay cổng yết hầu! Vì năm 1999, là năm sóng gió của VT khi thời gian tự hứa im lặng về chuyện VT của tôi đã chấm dứt.

Tháng 11 năm 1998, hai ngày sau khi tôi bị trục xuất về Pháp, các cuộc điện đàm tới tấp của VT thuyết phục tôi sự im lặng về cái chết của Hoàng cơ Minh. Thậm chí ông Hoàng cơ Ðịnh đã phải đưa ra con bài chót: « Nếu Thành muốn, chúng tôi sẽ làm cho Thành giống như đã làm cho Trần Mạnh Quỳnh… ».  Lúc ấy tôi hoàn toàn không biết ông Hoàng cơ Ðịnh đã làm gì cho Trần Mạnh Quỳnh, một người từ Hoa Kỳ về VN và bị bắt cùng vơí anh Lê Thiện Quang, Bùi Gia Liêm, Lê Trọng Quang … năm 1992, các anh này có giam chung cùng nhà tù với tôi và anh Lý Tống tại trại A20 năm 1993/94.
Tôi hỏi lại thì ông Hoàng cơ Ðịnh phát biểu rằng: « Thành có biết các bản tài liệu chúng tôi in cho Mạnh Quỳnh chứ? », tôi đáp rằng những thư ấy của Trần Mạnh Quỳnh là do chính tay tôi tổ chức để đường dây anh em chúng tôi mang ra khỏi trại A20 cùng vơí các tài liệu của giáo sư Ðoàn Viết Hoạt... » . Ông Ðịnh nói sẽ làm cho tôi như vậy và tạo diễn đàn cho tôi đi khắp nơi, đồng thời dành cho tôi một « quyền quản lý giống như Trần Mạnh Quỳnh đã có tiệm ăn Ca Dao để quản lý … ».
Cuộc điện đàm ấy đã chấm dứt trong tình trạng không ai hiểu đưọc ai, và tôi đã viết lá thư tâm huyết thứ hai cho ông Nguyễn Kim Hườn, gần đúng 5 năm sau lá thư thứ nhất viết tại A20, lập lại việc đã bạch hóa tất cả những bí mật và thất bại của "Ðông Tiến 1" và hai, đặc biệt xác thực của khoảng 10 ngươì tù chính trị cựu Viêt Tân, nói rõ về NGÀY GIỜ CHẾT CỦA ÔNG HOÀNG CƠ MINH, cả ngày mà Ðinh Văn Bé bị dắt trở lại nấm mồ nông để quật mồ kéo xác ông Hoàng cơ Minh lên để nhóm chuyên viên của Bộ Nội Vụ cộng sản từ Hà Nội bay sang kiểm định.
Ông Ng Kim Hườn không thể chối việc đã nhận và đọc lá thư tôi viết tháng 11 năm 1993 tại nhà tù A20, nhưng vẫn cố xác định rằng « ông Thày còn sống, đang lãnh đạo, tình hình cực kỳ tươi sáng, chúng ta sắp trở về … ».

Trong thư tôi viết gởi Nguyễn Kim đề ngày 27 tháng 11.1998 (1) tôi đã xác định « để dành quyền thượng ngôn cho tổ chức Việt Tân, tôi sẽ im lặng trong vòng 6 tháng và yêu cầu VT bạch hóa viêc thất bại của "Ðông Tiến" 1 và 2, chính thức xác nhận việc ông Minh đã tự sát ngày 28.8.1987, làm lễ truy điệu nghiêm chỉnh cho những anh em đã chết đồng thời chính thức xác nhận bổn phận với gia đình các anh em còn sống cũng như đã thảm tử trong các cuộc "Đông Tiến"... ».
Thay vì thực hiện việc lên tiếng xác nhận, Việt Tân đã tập trung những trò mua chuộc, đe dọa và cuối cùng là bôi bẩn tôi.

Tôi đã chính thức sang San Jose, thủ phủ của Viêt Tân tháng 7 năm 1999, trước hội trường gần 4 ngàn người, tôi xác nhận trách nhiệm công bố việc thảm tử của ông Hoàng cơ Minh cùng đồng đội! (xin xem loạt ảnh bên dưới bài này)

Sóng gió bão táp đã đổ lên tôi ngập ngụa. Tôi đã được công phu nặn thành hình dáng của một tên an ninh cộng sản thứ thiệt. Tất cả các công trình đi thành lập các Hội Nhân Quyền độc lập đều bị phá nát, khắp từ Mỹ Úc và Âu châu. Thậm chí những cuộc điều trần về nhà tù của Việt nam ở Thượng Viện Úc cũng bị đánh phá nặng nề, in thành những tập sách phát không để lăng mạ cả gia đình tôi. Mua cả báo chí và chủ bút Hữu Nguyên nguyên một tháng trời chỉ ròng rã chửi bới bôi nhọ một người tù vừa bị trục xuất bằng những lời lẽ trịch thượng của kẻ có con chữ hơn người!

Suốt những năm tháng ấy, tất cả những đảng viên Việt Tân của chiến khu Ubon còn sống sót sau giai đoạn 1988, đang có mặt tại hải ngoai, biết rõ về cái chết của ông Hoàng cơ Minh cùng đồng đội sau cuộc truy đuổi hơn 40 ngày của bộ đội quân khu 9 csvn… đều giữ thái độ im lặng. Trong đó, đăc biệt là anh Phạm Hoàng Tùng, ngươì đang làm phóng viên thưòng trực cho RFA tại Ðông nam Á. Anh Phạm hoàng Tùng chỉ viết và phát hành Hồi Ký sau khi bị tân giám đốc Nguyễn Long của RFA cho nghỉ việc, vơí rất nhiều sự ồn ào không đáng có thơì bấy giờ của anh Phạm Hoàng Tùng nhắm vào anh Nguyễn Long. Cũng cần nhăc lại là tiền nhiệm của anh Nguyễn Long là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Bích giai đoạn ấy được coi là « anh em cọc chèo vơí VT ». Người ta ắt phải có quyền đặt một câu hỏi rằng, phải chăng, mua sự im lặng về VT của ông Phạm hoàng Tùng, chính là bằng đặc ân chiếc ghế phóng viên thường trực RFA?

Tuy nhiên, cuốn Hồi Ký của anh Hoàng Tùng, dù hơi chậm … nhưng đã đóng được vai trò của một ngòi bút trong cuộc.

Trong thời gian tới, tôi sẽ đưa lên Net công khai tất cả những cuộc ghi âm của NHỮNG NGƯỜI VIỆT TÂN liên quan đến Các Cuộc Ðông Tiến.

Có những anh chị em gọi viêc làm của tôi là viêc đánh phá! Bảo rằng tôi hủ lậu, chỉ biết moi móc chuyện của 20, 30 năm về trước để đánh phá sự trong sáng của VT ngày hôm nay!

Cũng những anh em ấy, đem những chuyện gọi là « thâm cung bí sử » từ 1940 của đảng cộng sản vn lê Net và thóa mạ văng mạng!
Hai hành động của cùng một vấn đề liên quan đến qúa khứ nhưng tương phản trời vực.

Tôi sẽ không đi vào hành động mang tính biện minh. Tôi cảm thấy cần trình bày một sự thật, dù sự thật ấy đã cũ nhưng hệ lụy đang kéo dài đến hôm nay. Trách nhiệm về một cộng đồng hải ngoai nát vụn không từ một ai! Dù không dính líu đến chính trị hay từng hoạt động trong các đảng phái … không ai trốn chạy được với lương tâm mình.

Cuộc tranh đấu nhằm giải thể chế độ cộng sản trước đây 10 năm, 20 năm chỉ có thể mơ ước hình thành được ở miền Nam, nay đã có dấu hiệu có thể hình thành tại cả miền Bắc. Hiện thực này đòi hỏi một tầm cao hơn trong nhận thức chiến đấu của từng người. Phải mở được mặt trận liên đới dân sự khắp bắc nam.Phải đối thoại được với những người đang mang quân phục trên tổ quốc. Phải đủ tầm bản lĩnh để xoay chiều các toan tính chiến lược của các siêu cường sao cho hữu lợi nhất cho quyền lợi của tổ quốc Việt Nam, của thế hệ Việt Nam đang lớn và sẽ sinh ra. Tất cả những yêu cầu đó, bắt chúng ta phải thật sự lớn lên. Từng người phải lớn lên thì tổ chức, phong trào mới lớn lên theo được.

Và để lớn lên được trong kỷ nguyên truyền thông này thì sự công bằng, lòng can đảm và sự thật là ba yếu tố không có không được. Ba yếu tố này bắt chúng ta phải tự vấn lại chính mình. Chỉ có sự tự vấn nghiêm khắc, mới nhìn ra được bổn phận chính mình đối với sự công bằng của anh em, từ đó mới có thể nói được chuyện hợp quần.


Phạm văn Thành
Paris
28.7.14


1: Bạn đọc có thể đọc bài liên quan: Bạch Hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh by Phạm Văn Thành, với Radio SBS Australia, 1999 - TV PVT saved tháng 12/2014

====================

Album Ảnh Diễn Đàn Công Luận Tại San Jose, thủ phủ Việt Tân, ngày 27 tháng 7 năm 1999. Phối hợp tổ chức bởi Đài Phát Thanh Quê Hương, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia San Jose và các Tổ Chức Cựu quân cán chính Bắc Cali



====================

Admin: đây là bài cùng Title đã post lên Facebook Phạm Thành July 29, 2014 at 7:14 AM (ở đây: https://www.facebook.com/notes/796514077047063/)

1: Bạn đọc có thể đọc bài liên quan: Bạch Hóa cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh by Phạm Văn Thành, với Radio SBS Australia, 1999 - TV PVT saved tháng 12/2014



-

1 comment: