Sunday, April 20, 2014

'Tháng Tư Đen'

BBCVietnamese, thứ hai, 7 tháng 5, 2012


Sách "Black April" của George J. Veith's 587 pages, $29.95 trên Amazon.com - bản Việt dịch Nguyễn Ngọc Anh - xb 2014 tại Hoa Kỳ

Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt.
Mang tên 'Tháng Tư Đen', sách dày gần 600 trang của tác giả George Veith vẽ lại bức tranh hãi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.

Bản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách 'Tháng Tư Đen' trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc phòng Mark Moyar, người cũng là tác giả cuốn 'Thắng lợi Bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965'.
Moyar đánh giá 'Tháng Tư Đen' đã xuất sắc "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đã rút quân và Cuộc chiến Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều.
Tác giả Veith đã dùng tới các sử liệu từ phía Việt Nam bao gồm của cả miền Bắc và các cuộc phỏng vấn của ông với các tướng lĩnh Nam Việt Nam trong quá trình nghiên cứu để viết sách.
Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng Tư năm 1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng Việt Nam Cộng hòa.
Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đã có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975.
Một số trận đánh trong đó quân miền Nam kháng cự kiên cường được nhắc tới xảy ra trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975 như các trận Mỏ Tàu và Núi Bồng ở mạn bắc, Bến Cầu và Chơn Thành ở miền trung cũng như trận Cần Thơ và Long An ở miền nam.

'Giết hại dân thường'

"Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm."
Chuyên gia Mark Moyar điểm cuốn 'Tháng Tư Đen'

Theo bài điểm sách của chuyên gia Moyar (*) nói trên, "[Ông] Veith đã minh chứng thuyết phục rằng lý do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của Quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974 khi viện trợ quân sự giảm gần một nửa.
"Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm (gần 1.500km).
"Bởi vậy Bắc Việt được tự do để tập trung các cuộc tấn công với số quân lớn vào các thành phố và thị trấn trọng yếu.
Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân.
Ngoài ra việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam.
Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi.
Trực thăng trong Cuộc chiến Việt Nam

Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt.
Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.
Hơn một triệu dân thường đã kéo về thành phố này để hòa vào số dân gần nửa triệu cũng đang hoảng loạn ở trong thành phố.
Số lượng dân cư lớn như vậy khiến cho việc điều phối xe quân sự và lực lượng tác chiến gặp khó khăn.

'Trả giá nhân mạng'

Theo các con số từ sách 'Tháng Tư Đen' được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.
Hoa Kỳ trong khi đó không giữ lời hứa mà Tổng thống Nixon đưa ra hồi tháng Giêng năm 1973 rằng không lực Hoa Kỳ sẽ đập tan lực lượng Bắc Việt nếu họ vi phạm hiệp định hòa bình khi đó đang chuẩn bị được ký kết ở Paris.

Bản thân ông Nixon đã không còn cầm quyền hồi năm 1975 sau vụ bê bối Watergate trong khi Quốc hội Hoa Kỳ dùng một nghị quyết được thông qua trong năm 1973 để buộc Tổng thống Gerald Ford không ném bom miền Bắc.
Trong phần kết thúc bài điểm cuốn 'Tháng Tư Đen', chuyên gia quốc phòng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh.

Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại "cải tạo" khổng lồ.

Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng đã bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ cộng sản.



Chú Thích

*:
Bài điểm sách của MARK MOYAR trên WSJ May 4, 2012

Abandoning Vietnam

By MARK MOYAR
May 4, 2012 5:02 p.m. ET
From the moment the last U.S. helicopter departed the Saigon embassy in April 1975, the fall of South Vietnam has figured prominently in American debates over the Vietnam War. Doves attribute South Vietnam's defeat to governmental weakness and illegitimacy—reinforcing their argument that America's ally had always been unworthy of support. Hawks blame the country's loss on a cut-off in U.S. aid—a view in line with the hawks' belief that American politicians foolishly squandered what nearly 60,000 U.S. soldiers had died to preserve.

Yet unlike the war's earlier episodes, the final act has received only cursory treatment from historians. Authors of supposedly comprehensive histories of the war tend to speed through the period 1973-75. During that time, Vietnam was devoid of U.S. combat forces and was of scant interest to American journalists and civilian officials; scholars thus had few English-language sources to consult.

George J. Veith's "Black April" fills the gaping historical void, and in extraordinary fashion. Mr. Veith has tapped deeply into previously neglected Vietnamese sources, including North Vietnamese histories, and he has interviewed commanders of numerous South Vietnamese units. In a blow-by-blow account, he presents mountains of new details that enable him to answer the principal historical questions.

Although South Vietnam's leaders committed some critical errors during the North's 1975 offensive, Mr. Veith says, the defeat cannot be attributed to governmental ineptitude—and certainly not to war-fighting incompetence. By then the South Vietnamese military leadership included many officers who had performed exceedingly well in repulsing the 1972 Easter Offensive and in large but little-known clashes of 1973 and 1974. During the final North Vietnamese offensive, South Vietnamese commanders and their units fought much better than has been believed.

If Americans recall a South Vietnamese victory in 1975, it is likely the battle of Xuan Loc, where one division of the South Vietnamese army bludgeoned three North Vietnamese divisions. But Mr. Veith chronicles several other clashes, in March and April 1975, that show the South's stout resistance—from Mo Tau and Bong Mountain in the country's northern extremities, to Ben Cau and Chonh Thanh in the central region, to Can Tho and Long An in the south.

Mr. Veith demonstrates persuasively that the root cause of South Vietnam's defeat was the slashing of assistance by the U.S. Congress in 1974, when military aid was nearly halved. As the North Vietnamese onslaught began in March 1975, South Vietnam's shortages of aircraft fuel and spare parts prevented the military from flying troops in to fortify a vulnerable 900-mile western flank. The North Vietnamese were thus free to focus their attacks with overwhelming numbers on key towns and cities.

Because of the scarcity of air assets, imperiled South Vietnamese troops frequently had to retreat by truck or on foot. Civilians raced after the soldiers, terrified of being massacred by the communist forces, who had slaughtered noncombatants in Hue in 1968 and along Route 1 in 1972. Women and children and civilian vehicles clogged the major roads and bridges, slowing the withdrawal. Consequently, some of the combat units were cut off by the advancing North Vietnamese and destroyed.


When retreating South Vietnamese forces attempted to form a defensive perimeter at the coastal city of Da Nang, more than a million frenzied civilians flocked to the city, where the 500,000 inhabitants were already in a state of panic. The city streets were so packed with civilian traffic, Mr. Veith explains, that the movement of military vehicles and large troop formations could not be coordinated. Some soldiers left their units to protect relatives or help them flee. Gen. Ngo Quang Truong, a brilliant and charismatic South Vietnamese commander, decided that an organized defense was impossible; he ordered an evacuation of combat troops by sea. Some South Vietnamese soldiers escaped on ships, but many thousands of others were captured on the beaches by onrushing North Vietnamese units.

"Black April" shows that the sharp reduction of U.S. aid meant the South Vietnamese were unable to bomb enemy ground forces even when they were massed and presented inviting targets. The South Vietnamese air force could not fly enough sorties to begin with, and its capabilities further eroded as the North Vietnamese overran airfields. In January 1973, President Nixon had promised the South Vietnamese that American air power would smash the North Vietnamese if they broke the peace agreement about to be signed in Paris. But then Watergate intervened, and Congress—using the War Powers Resolution of 1973—prevented Nixon's successor, Gerald Ford, from fulfilling the pledge.

Although South Vietnam had 763,000 men under arms in 1975, the military's very limited strategic mobility permitted it to assemble only 110,000 in Saigon for a last stand. The North Vietnamese, brought 350,000 troops to bear and they were richly supplied thanks to the recent transformations of the Ho Chi Minh Trail into a paved highway and the construction of an oil pipeline alongside it; Despite the hopelessness of the situation, Mr. Veith notes, many South Vietnamese units fought off large North Vietnamese assaults on Saigon and launched effective counterattacks. According to Hanoi's own estimates, North Vietnamese forces sustained 6,000 casualties in the war's last days. South Vietnamese soldiers fought on until a newly installed caretaker government ordered a surrender in the vain hope of gaining concessions from the conquerors.

More than 100,000 South Vietnamese who had sided with the United States perished in the final battles, were executed immediately thereafter or died from maltreatment in massive "re-education" camps. Half a million more South Vietnamese died while attempting to flee communist oppression by boat. As the U.S. contemplates its future assistance to Afghanistan, "Black April" provides a sobering reminder of the human costs of abandoning a beleaguered ally.

—Mr. Moyar is a defense consultant and the author of "Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965."



Admin tạm dịch:

Từ bỏ Việt Nam

Sau chuyến trực thăng Mỹ cuối cùng rời khỏi đại sứ quán Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam bỗng nổi lên là đề tài nổi bật trong các cuộc tranh luận về chiến tranh Việt Nam ở Mỹ.
Phe bồ câu thì đổ lỗi sự thất thủ của Nam Việt Nam là bởi chính phủ VNCH yếu kém và không có chính nghĩa, hòng bảo lưu lập luận rằng Hoa Kỳ không bao giờ bỏ rơi đồng minh.
Phe diều hâu đổ lỗi cho sự mất nước là bởi Mỹ cắt đột ngột viện trợ cho Nam Việt Nam, cũng là lập trường cố hữu của họ rằng nếu làm thế thì các chính trị gia Mỹ đã ngu ngốc lãng phí cả một quá trình chiến đấu và hy sinh của gần 60.000 lính Mỹ để bảo vệ miền Nam.
Tuy nhiên, khác hẳn với những diễn tiến của chiến tranh VN một chặng dài về trước, đoạn cuối bỗng nhiên lại được lý giải một cách sơ sài qua loa bởi các sử gia. Nhiều tác giả được xem như am hiểu sâu rộng đều thiên về nhận định rằng cuộc chiến tranh VN đã leo thang giai đoạn 1973-1975. Đó là khoảng thời gian Việt Nam không còn được hỗ trợ bởi những lực lượng chiến đấu của Mỹ bên cạnh như trước, thêm nữa báo giới Mỹ cũng như các quan chức dân sự, các học giả trở nên lơ là đoạn chót này của cuộc chiến vì thế nay ta có rất ít nguồn tài liệu (bằng Anh ngữ) để tham khảo.

"Tháng Tư Đen" của George J. Veith đã điền vào khoảng trống lịch sử ấy bằng một cung cách phi thường. Ông Veith đã khai thác sâu vào nguồn tài liệu Việt ngữ vốn trước đây bị bỏ qua, kể cả nguồn từ phía Bắc Việt. Ông đã phỏng vấn nhiều cấp chỉ huy của nhiều đơn vị Nam Việt. Một cách cực kỳ chi tiết, ông trình bày hàng núi dữ kiện nhỏ nhặt khả dĩ cho phép ta giải đáp được các câu hỏi chính đề của lịch sử.

(còn cập nhật . . . . . . . . . .)


-

0 nhận xét:

Post a Comment