Saturday, December 20, 2014

XUÂN VŨ: CẦM BÚT VIẾT NGAY KHI ĐỌC XONG "LUẬN CHIẾN NƯỚC NGOÀI" CỦA VÕ VĂN ÁI

bản đánh máy lại Bài viết của Xuân Vũ ghi ngày 30.4.1991 đăng trên Tạp chí Quê Mẹ số 117, tháng 7.1991 do trang Blog tiengnoiluongtri thực hiện và post lên Blog vào March 6, 2014. TV PVT copy lại và lưu trữ.



Mr. Võ Văn Ái



Lời trang tiengnoiluongtri.wordpress.com:

Hàng mấy chục năm đọc báo Cộng sản trong nước xuyên tạc cuộc đấu tranh cho Văn hóa, Nhân quyền, Dân chủ của Cơ sở Quê Mẹ ở Paris, hay bôi nhọ, vu khống ông Võ Văn Ái, người điều hành cơ sở này. Chẳng lạ chi sự kiện ấy, vì bất cứ ai đánh vào tử huyệt Cộng sản chúng liền xuyên tạc và mạ lỵ.

Đọc lại "Luận Chiến Nước Ngoài" của nhà văn Võ Văn Ái

bài của Phạm Điền, phóng viên đài RFA 2005-07-14


Đọc lại "Luận Chiến Nước Ngoài" của nhà văn Võ Văn Ái


Như thường lệ mỗi tối Thứ Bảy, tạp chí Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Điền thực hiện lại đến với quý thính giả trên làn sóng đài Á Châu Tự Do. Tuần này, giở lại Luận Chiến Nước Ngoài của nhà văn Võ Văn Ái do Quê Mẹ xuất bản năm 1990 ở Paris, Pháp quốc.

Thursday, December 18, 2014

Loạt bài phỏng vấn Thi Vũ Võ Văn Ái

Loạt bài phỏng vấn nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái do Lê Thị Huệ, tạp chí Gió O thực hiện 2009. TV PVT copy và lưu trữ.


Loạt bài phỏng vấn Thi Vũ Võ Văn Ái do Lê Thị Huệ, tạp chí Gió O thực hiện 2009. Screenshot by TV PVT

Gió O: Tờ Quê Mẹ ở Pháp do ông tạo dựng cùng với tờ Người Việt Tự Do của sinh viên Ngô Chí Dũng ở Nhật là hai cánh cổng lớn mở đường cho biểu tượng trí thức Việt hải ngoại dấn thân từ năm 1975 đến nay. Giờ đã là những ngày tháng về muộn cuối năm 2009, Võ Văn Ái và Quê Mẹ vẫn là một trong những thủ lĩnh nòng cốt chỉ huy các đấu trường Nhân Quyền Quốc Tế cho người Việt Nam ở trong và ngòai nước.

Sách "LUẬN CHIẾN NƯỚC NGOÀI" CỦA VÕ VĂN ÁI

Sách "LUẬN CHIẾN NƯỚC NGOÀI" CỦA VÕ VĂN ÁI - tập hợp những bài Tiểu Luận Chính Trị của Võ Văn Ái từ 1977 - 1990 - sách do bạn đọc KT gởi đóng góp cho TV PVT, tháng 12/2015


Lời Giới Thiệu của tạp chí Văn Học Nghệ Thuật do Phạm Điền thực hiện trên đài Á Châu Tự Do RFA 2005-07-14: Năm 1990, nhà xuất bản Quê Mẹ do nhà văn Võ Văn Ái chủ trương ở Paris cho xuất bản cuốn "Luận Chiến Nước Ngoài đi tới tận cùng sự hoá giải dân tộc". Qua cuốn sách dày gần 400 trang này, tác giả đã có quan điểm về 6 vấn đề lớn ...

Sunday, December 14, 2014

Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt

by Phan Nhật Nam, đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ Thứ Tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013 - TV PVT biên tập và thêm các ảnh, kèm Phụ Lục (bài Ðòi nhân quyền giữa thành phố cộng sản của Nguyên Huy/Người Việt Sunday, April 17, 2011), và các chi tiết liên quan cần thiết...để Tưởng Nhớ Luật Sư Trần Danh San, người, vào ngày 23 Tháng Tư, 1977, đứng trước thềm nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”. Luật Sư Trần Danh San vừa qua đời lúc 1 giờ 30 sáng ngày 11 Tháng Mười Một, 2013, tại tư gia ở Westminster, California, thọ 77 tuổi.


Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt


Phan Nhật Nam


Ngày 11 tháng 11 năm 1960, ngày lực lượng Nhảy Dù thực hiện cuộc binh biến báo hiệu cơn sóng gió của chiến cuộc và chính cuộc Miền Nam. Cũng là ngày gã thiếu niên 17 tuổi hiểu rõ Nỗi Đau và Sự Chết có thật dâng lên ngập ngập trong thân, trong lòng. Cảm giác, phản ứng nôn nao sinh tâm lý làm nghẹn đường thở, rì rầm âm động nơi trái tim với câu hỏi.. Mẹ bây giờ ở đâu? Mẹ sống, chết ra làm sao? Em đang nơi nào? Làm sao để sống? Ngày 11 tháng 11 năm nay, 2013, Lễ Cựu Chiến Binh ở Mỹ, người lính không vũ khí nặng lòng, mệt nhọc, buông xuôi... Chứng kiến Người Bạn ra đi sau những ngày, giờ chạm dần vào cánh cửa vô hình hiển hiện của Sự Chết. Trần Danh San ra đi thanh thản sau khi đã sống đủ một đời kiệt liệt.

Tuesday, December 2, 2014

Ra Mắt Sách ‘Thung Lũng Tử Thần’ Của Cố Ký Giả Vũ Ánh Với Nhiều Xúc Động Của Những Người Tham Dự

Việt Báo 23/07/2014 - TV PVT biên tập, thêm các ảnh và chú thích cần thiết


Westminster (Bình Sa)- - Tại Hội trường Nhật Báo Người Việt vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 19 tháng 7 năm 2014, Nhật Báo Người Việt và Bà qủa phụ Vũ Ánh, nhũ danh Ngô Thị Yến Tuyết đã tổ chức buổi ra mắt sách Thung Lũng Tử Thần của cố ký giả Vũ Ánh. Đây là cuốc sách do Nhà xuấn bản Người Việt thực hiện nhân 100 ngày qua đời của tác giả. Cũng nên nhắc lại nhà báo Vũ Ánh đã đột ngột qua đời tại nhà ông sau khi gởi bản tin cuối cùng đến tòa soạn báo Người Việt.

Vũ Ánh và tôi – Chung một đoạn đời

Phạm Đức Nhì, May 30, 2014


Xin gởi đến hương hồn anh Vũ Ánh như một nén nhang tiễn biệt. Và đến chị Yến Tuyết như một lời chia buồn muộn màng - Phạm Đức Nhì, Cưụ Sĩ Quan QLVNCH/Cựu tù chính trị A20 Xuân Phước Phú Yên

Phạm Đức Nhì (phải) và nhà thơ Trinh Anh Đạt tại triển lãm "Mỹ Thuật Mùa Xuân 2" ở Hải Phòng (sanh quán của Phạm Đức Nhì), miền bắc VN tháng 3/2010

Một tâm hồn trẻ trung sôi nổi

Ngày đầu tiên bị giải đến Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước, tất cả chúng tôi – thành phần cứng đầu, khó cải tạo từ các trại – bị lùa vào hội trường để được dằn mặt và đưa vào khuôn phép. Mở đầu là màn văn nghệ ca tụng đảng và nhà nước có tính cách bắt buộc. Cán bộ giáo dục yêu cầu một người tù trong chúng tôi ra bắt giọng cho mọi người hát một bản nhạc cách mạng để lấy khí thế. Hối thúc hoài cũng chẳng ai thèm ra. Cuối cùng, khi hắn giở giọng đe dọa thì tôi nóng mặt đứng lên bắt nhịp cho anh em hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang. Được gãi đúng chỗ ngứa anh em hát muốn bể tung hội trường. Cán bộ giáo dục và ban thi đua ú ớ chẳng biết gì nên dù “ngờ ngợ có cái gì không ổn” cũng không làm chi được. Sau buổi họp, mấy bạn trẻ như Tú Cường, Nguyễn Hữu Hồng … đến bắt tay tôi tỏ vẻ đồng cảm và ngưỡng mộ một hành động nhanh trí và can đảm, giữa đường thấy chuyện bất bình thì phản ứng liền. Đám trẻ của chúng tôi là như vậy. Tôi bắt tay các bạn một cách vui vẻ rất … bình thường.

Monday, December 1, 2014

Thế đứng của một nhà tranh đấu trong tù Việt Nam!

Vũ Ánh - Người Việt Friday, June 21, 2013


Có một câu chuyện xảy ra cách đây khá lâu khi người đạo diễn trẻ Hàm Trần làm cuốn phim “Vượt Sóng.” Việc một đạo diễn trẻ thuộc thế hệ người Việt tị nạn thứ hai thực hiện một phim với chủ đề liên quan đến trại cải tạo và những cuộc vượt biển của những thuyền nhân Việt Nam mà hy vọng đến được bến bờ tự do rất mỏng manh.

Phải nói rằng cuốn phim này tương đối là một tác một tác phẩm gây được tiếng vang vì hình ảnh đẹp và những diễn viên hầu hết làm tròn được vai trò của họ trong các cảnh quay. Nhưng phần dựng cảnh và các nhân vật kịch làm tôi chú ý nhất. Chẳng hạn như trại cải tạo ở trong “Vượt Sóng” được kịch hóa như sau: sân trại bùn lầy nước đọng, nhà tranh vách đất, “chuồng cọp” (biệt giam) để ngay trước sân trại nhưng cái chuồng cọp này lại làm bằng gỗ. Ngày xưa, nếu như bọn cán bộ an ninh trại giam đưa tôi vào cùm trong cái chuồng cọp như được dựng trong phim “Vượt Sóng” là tôi mừng húm. Chưa bao giơ chúng tôi được ở những “Chuồng Cọp” hay “Hộp” như thế bao giờ cả.

Suy nghĩ qua vụ ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam trong tù

Vũ Ánh


Xin chuyển tiếp bài viết mang tính cách tâm tình của anh Vũ Ánh, một ngươì tù A20 đặc biệt, để chúng ta có đôi điều nhận định về sự khác biệt của chế độ nhà tù, dành cho hai lớp người, hai thời điểm của một đất nước.
Biết để hiểu đươc sự việc hơn, để thấy cuộc chiến đấu đã trải qua những cay đắng khôn cùng cho sự tiếp nối được với hôm nay .

A20 Phạm Văn Thành



Suy nghĩ qua vụ ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam trong tù

Người Việt, Friday, June 07, 2013 6:00:21 PM

Tôi xin ghi lại nguyên văn một bản tin dưới đây được loan tải trên một vài cơ quan truyền thông Việt ngữ ở Hoa Kỳ và một số mạng chống chính quyền trong nước, không thêm, không bớt một chữ:

BAO NHIÊU NĂM RỒI MÀ VẪN U MÊ...

October 19, 2013 - Từ FB Ngân An


(Trần Hồng Tâm - Cựu Trung úy quân đội Bắc Việt)


Khi đoàn quân của tướng Giáp tiến vào Hà Nội, hàng triệu đồng bào công giáo miền Bắc bỏ xứ đạo ra đi trong khóc than uất hận. Khi những quân đoàn của ông vây hãm Sài Gòn, người Sài Gòn tức tưởi trong sinh ly tử
biệt !

Hôm nay ông trở về cát bụi. Người ta khóc ông.

LỜI KẾT CÒN BỎ NGỎ

Đặng Bích Phượng
July 25, 2013

hàng trước từ trái qua: chị Đặng Bích Phượng, anh Nguyễn văn Dũng (con trai anh Điếu Cày) và Mẹ (anh Dũng) là chị Dương thị Tân...cùng các Blogger khác biểu tình trước cổng trại giam Thanh Chương- Nghệ An đòi trả tự do cho Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải khi cuộc tuyệt thực của anh Điếu Cày đã bước sang ngày thứ 34 - July 25, 2013 (Admin chú thích)
Con đường hơn sáu chục cây số đến nhà tù trại 6 mất non nửa là ổ trâu. Nhờ có người dẫn đường nên chúng tôi đỡ vất vả hơn. Đến trước nhà tù trại 6 là gần 2 giờ chiều. Chúng tôi đợi đúng đến 2 giờ mới cùng mẹ con chị Tân đến cửa ra vào. Chỉ có hai cậu lính gác mặt non choẹt, không đeo biển hiệu đứng gác. Mẹ con chị Tân yêu cầu cho vào gặp lãnh đạo nhà tù thì được trả lời chưa đến giờ làm việc. Hỏi mấy giờ làm việc thì họ trả lời mười lăm phút nữa!

Viết Lại Tên Bách Việt

Nguyễn đại Việt



Sau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.

Nhà văn Hồ Trường An

Admin tổng hợp từ RFA (Mặc Lâm, Nov. 16, 2010), Cỏ Thơm và các nguồn khác - Tháng Giêng 2015


Báng Tóm Tắt "khiêm tốn" những "sáng tác của Hồ Trường An khó thể nói là khiêm nhường" -cách nói của Mặc Lâm-RFA Nov. 16, 2010- dưới đây do chính nhà văn gởi cho Thư Viện Phạm Văn Thành:


HỒ TRƯỜNG AN

Tên thật Nguyễn Viết Quang. Sinh ngày 11/11/1938 tại Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Tốt nghiệp Khóa 26 (1968) Trường Bộ Binh Sĩ Quan Thủ Đức. Trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại hai Chi Khu Trị Tâm và Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương) từ năm 1969 tới năm 1971. Sau đó tòng sự tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn III và Quân Khu 3 (tỉnh Biên Hòa) cho tới tháng 4/75. Hiện cư ngụ tại Troyes, Pháp.

Trong nước, đã cộng tác với các báo: Bách Khoa, Tin Văn, Tranh Thủ, Tiền Phong, Tiền Tuyến, Tiểu Thuyết Tuần San, Bút Hoa, Minh Tinh...
Ra hải ngoại, cộng tác với các báo: Quê Mẹ, Hồn Nước, Đất Mới, Văn, Phương Trời Cao Rộng, Văn Học Nghệ Thuật, Văn Học, Bút Lửa, Lạc Hồng, Viên Giác, Đẹp, Tự Do (Texas), Tự Do (Canada), Chiêu Dương, Xây Dựng, Lửa Việt, Làng Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Hải Ngoại Nhân Văn, Cỏ Thơm, Người Việt...
Trong Ban Biên Tập của Cơ Sở Cỏ Thơm
Các bút hiệu khác: Đào Huy Đán, Đinh Xuân Thu, Đông Phương Bảo Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Người Sông Tiền...

TÁC PHẨM đã xuất bản CỦA HỒ TRƯỜNG AN

Truyện dài:

Phấn Bướm (1986), Hợp Lưu (1986), Lớp Sóng Phế Hưng (1988), Lúa Tiêu Ruộng Biền (1989), Ngát Hương Mật Ong (1989), Nửa Chợ Nửa Quê (1989), Còn Tuôn Mạch Đời (1990), Lối Bướm Đường Hương (1991), Tình Trong Nhung Lụa (1991), Ngát Thơm Hoa Bưởi Bông Trà (1992), Tình Đẹp Đất Long Hồ (1993), Trang Trại Thần Tiên (1993), Vùng Thôn Trang Diễm Ảo (1994) Thuở Sen Hồng Phượng Thắm (1995), Chân Trời Mộng Đẹp (1995), Bãi Gió Cồn Trăng (1995), Bóng Đèn Tà Nguyệt (1995), Tình Sen Ý Huệ (1999), Hiền Như Nắng Mới (2001), Chiếc Quạt Tôn Nữ (2002), Màn Nhung Đã Khép (2003), Đàn Trăng Quạt Bướm (2005), Trở Lại Bến Thùy Dương (2008).

 Hồ Trường An thời trẻ

Tập Truyện:

Chuyện Quê Nam (1991), Tạp Chủng (1991), Hội Rẫy Vườn Sông Rạch (1992), Chuyện Miệt Vườn (1992), Đồng Không Mông Quạnh (1994), Gả Thiếp Về Vườn (1994), Đêm Xanh Huyền Hoặc (1994), Chuyện Ma Đất Tân Bồi (1998), Tập Truyện Ma (2001), Quà Ngon Đất Quê Nam (2003), Trăng Xanh Bên Trời Huế (2008), Truyền Kỳ Trên Đất Quê Nam (2008).

Ký Sự, Bút Khảo, Bút Ký:

Giai Thoại Hồng (1989), Thông Điệp Hồng (1990), Cõi Ký Ức Trăng Xanh (1991), Chân Trời Lam Ngọc I (1993), Chân Trời Lam Ngọc II (1995), Sàn Gỗ Màn Nhung (1996), Cảo Thơm (1998), Theo Chân Những Tiếng Hát (1998), Chân Dung Những Tiếng Hát I (2000), Tác Phẩm Đẹp Của Bạn (2000), Chân Dung Những Tiếng Hát II (2001), Lai Láng Dòng Phù Sa (2001), Thập Thúy Tầm Phương (2001), Chân Dung 10 Nhà Văn Nữ (2002), Tập Diễm Ngưng Huy (2003), Bảy Sắc Cầu Vồng (2005), Giai Thoại Văn Chương (2006), Chân Dung Những Tiếng Hát III (2007), Thắp Nắng Bên Trời (2007), Quê Nam Một Cõi (2007), Náo Nức Hội Trăng Rằm (2007), Giữa Đất Trời Giao Hưởng (2008), Non Cao Vực Thẳm (2011), Ảnh Trường Kịch Giới (2012), Trên Nẻo Đường Nắng Tới.

Tập Thơ:

- Thiên Đường Tìm Lại (2002), Vườn Cau Quê Ngoại (2003) [Hải Ngoại]
- Cho Tôi Sống Lại Một Ngày (2015 by Thư Viện Phạm Văn Thành Group) [Quốc Nội]

Bạn đọc có thể đọc online văn phẩm của Hồ Trường An ở trang VietMessenger hoặc Việt Nam Thư Quán


 Hồ Trường An (phải) và Soạn Giả Nguyễn Phương

Nhà văn Hồ Trường An


by RFA (Mặc Lâm, Nov. 16, 2010)

Ông tốt nghiệp Khóa 26 (1968) Trường Bộ Binh Sĩ Quan Thủ Đức. Trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại hai Chi Khu Trị Tâm và Lái Thiêu tỉnh Bình Dương từ năm 1969 tới năm 1971. Sau đó phục vụ tại Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn III và Quân Khu 3 cho tới tháng 4/75. Hiện cư ngụ tại Troyes, Pháp.

Ông viết truyện ngắn, thơ, điểm sách, viết tạp ghi. Và sau này ông viết các bài nhận định về kịch ảnh, tân nhạc. Hồ Trường An cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Tin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Minh Tinh, Sinh Hoạt Nghệ Thuật, với các nhật báo Tranh Thủ, Tiền Tuyến...

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Trường An khó thể nói là khiêm nhường, với 22 truyện dài, 10 tập truyện, 16 bút khảo, ký sự, bút ký và 3 tập thơ được xuất bản, đó là chưa kể những bài viết rời ông cộng tác với các tạp chí trong nước và hải ngoại suốt gần 50 năm cầm bút.

Lãng mạn miệt vườn

Văn phong Hồ Trường An gần gũi với những cây bút miền nam nổi tiếng từ Hồ Biểu Chánh tới Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc và cả Lê Xuyên. Người đọc ông có thể tìm thấy cái hương vị miền Nam đậm đặc trong từng hơi thở của nhân vật nhưng người đọc cũng dễ dàng phát hiện ra cái sâu thẳm hơn trong Hồ Trường An bởi tính chất lãng mạn của một ngòi bút bật ra quá nhiều tỉ mẩn của một cô con gái dính liền với thôn dã.

Là một người đồng tính, Hồ Trường An không hề có ý định che giấu giới tính của mình; văn chương của ông như sợi lụa mỏng manh nhưng dai dẳng cột chặt người đọc từ trang này sang trang khác qua những lời kể dông dài nhưng quyến rũ về các câu chuyện của một thời xa xưa, lúc đồng bằng sông Cửu trong giai đoạn hình thành.

Hồ Trường An làm cho nhiều người đọc say sưa bởi tính chi li tỉ mẩn của ông qua từng trang sách. Tả về người đàn bà hay bất cứ điều gì có liên quan đến công dung ngôn hạnh là chừng như rồng gặp nước, ông không biết dừng và chính tính chất đặc biệt này đã giúp ông đứng riêng một cõi.

“Cô Hai Phụng vóc mình dong dỏng, nước da ngăm đen nhưng tóc cô mềm và nhuyễn, dợn sóng trước trán, mắt cô ướt rượt, nụ cười cô có duyên phô hàm răng trắng muốt như hột dưa leo. Cô mặn mòi xinh đẹp lắm. Hễ cô liếc tên trai làng nào thì tên đó bủn rủn mới có một, nhưng khi cô cười thì hắn bàng hoàng tới mười.

Ý là cô chỉ mới biết đọc biết viết, cô lại không biết đọc tiểu thuyết, không mấy khi được coi hát bội, hát cải lương, nhưng cách nói chuyện của cô vừa nhõng nhẽo vừa mơn trớn làm tự ái đờn ông được vuốt ve. Rốt cuộc hắn sướng rơn cả người, hồn phách tâm trí hắn bị cô hớp hết vô cái miệng xạo đía của cô.”

Khi viết về đồng quê hay những kỷ niệm trong gia đình, văn phong Hồ Trường An lại rẽ qua một hướng khác, thâm trầm và sâu lắng hẳn. Hồ Trường An làm người đọc cảm nhận được hương vị quê hương một cách rõ rệt như đang nhấm nháp và sờ mó chúng. Có lẽ đây là thế mạnh của ông, biết dằn một chút muối trong nồi canh quê để người thưởng thức tự cảm nhận cái đậm đà mà họ đã đánh rơi trên suốt quãng đường gió bụi.

“Ngoại tôi không nấu canh mồng tơi suông đâu. Bà cũng hái rất nhiều lá mồng tơi, rồi cùng với rau tập tàng, rau bồ ngót, rau cải trời, rau dịu để nấu canh tôm. Những con tôm he được ngắt đầu, bóc vỏ, bỏ đuôi, rút gân máu, đem quết nhuyễn và tra thêm tiêu, hành lá, nước mắm... rồi vo từng cục tròn tròn, dẹp dẹp thả vào nồi nước sôi, trước khi bỏ rau mồng tơi và rau khác vào. Canh rau do đó, thật ngọt, được múc vào những chiếc tô sành sản xuất từ Lái Thiêu, với một nét họa phóng bút bằng tay.

Chúng tôi nghỉ học. Tìm được tập giấy trắng và ngòi viết lá tre cũ, tôi hái trái mồng tơi pha chế thành mực tím chép những bài hát nổi tiếng đương thời. Trên nền giấy ố vàng, những hàng chữ gò gẫm, sắc nét và lối trình bày sạch sẽ cũng làm cho tập giấy có vẻ ngoạn mục riêng.
Rồi chúng tôi bỏ Ngã Ba Trung Lương, về Vĩnh Long sống nhờ ông nội chúng tôi. Chung quanh nhà, chúng tôi rào giậu mồng tơi, trồng bồ ngót, cao kỷ, bạc hà, cây lá giấm. Mâm cơm quê nội có bát dĩa sang trọng, nhưng thức ăn rất đạm bạc.

Việt Minh đã sung công hết ruộng đất của ông nội tôi. Sản nghiệp của ông dần dần khánh kiệt. Với tài chế biến khéo léo, má tôi làm những món đạm bạc nhưng ngon lành và tinh khiết: canh rau nấu bột ngọt, cá cơm kho tương ăn với dưa leo và rau thơm, cá linh, cá rô kho sả ớt, con ruốc chấy tóp mỡ... Giậu mồng tơi quê nội đã giúp cho mẹ con tôi chịu đựng cái nghèo trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh suốt chín năm.”

Viết phê bình, tiểu luận

Hồ Trường An không những sáng tác truyện dài, truyện ngắn hay tiểu thuyết…mà ông còn phê bình, viết tiểu luận văn chương và tiểu sử của những ngòi bút nữ nhân mà ông mến mộ. Hãy đọc một đoạn ông viết về Hồ Biểu Chánh:

“Cái ngôn ngữ dí dỏm, chót chét trong văn phong của Hồ Biểu Chánh thường làm cho chúng ta bật cười một cách thống khoái, dù cụ có cằn nhằn chì chiết nhân tình thế thái đi nữa. Chúng ta cảm nhận ngay sự thành khẩn của cụ. Chúng ta vụt cảm thấy tận đáy sâu của ngôn ngữ cụ, tận cái thiết tha của tình ý cụ có một hấp lực kỳ đặc, không dễ gì tìm gặp ở bút pháp kẻ khác….”

Nói về Bình Nguyên Lộc Hồ Trường An thân tình hơn, do đó có phần âu yếm:

“Văn chương Bình Nguyên lộc nồng nàn tình yêu quê cha đất mẹ. Đôi khi cái nồng nàn đó lên tới mức độ sôi nổi nên anh không làm chủ được ngòi bút của mình. Do đó văn chương ấy trở nên bộc tuệch, trống trải, cường điệu, bộc lộ cá tính Nam Kỳ.

Cái bộc lộ ấy chưa chắc là cái khuyết điểm hay nhược điểm gì. Trái lại, nó làm cho sự diễn đạt tình ý của anh thêm minh bạch, thêm tươi rói và cực kỳ quyến rũ. Anh để mặc cho tâm sự mình phơi bày hở hang, trần truồng, không ngụy trang, không úp mở. Độc giả đa số không cần ở văn chương anh cái mánh khóe tiềm ẩn hay cái phong niêm tinh xảo để làm cho sự diễn tả được hàm súc và ý nhị. Họ chỉ cần tấm lòng tươi son bền sắt của anh đối với quê hương của anh.”

Còn Sơn Nam thì sao, hãy nghe ông phê bình mà như một lời trần tình cho người bạn nối khố:
“Quan niệm về nghệ thuật của Sơn Nam vẫn là quan niệm vừa sâu sắc vừa dí dỏm như quan niệm của Võ Phiến. Anh không phải là nhà văn tư tưởng. Nhưng văn chương anh rất cận nhân tình, gây lý thú bất ngờ cho người đọc qua những lời khề khà của một bợm nhậu hào sảng trong lúc rượu vào lời ra. Nhưng coi chừng đó, những lời theo hơi men tuôn ra từ cửa miệng anh thường làm chúng ta nghĩ ngợi.”

Lê Xuyên thì Hồ Trường An tỏ ra dè sẻn hơn khi viết:

“Lê Xuyên không viết văn dài dòng: không cần tả cảnh, tả người, tả vật, tả tâm trạng, tức là không tả những cái mà giới bình dân cho là lòng vòng không hợp với khiếu thưởng ngoạn của lớp độc giả với lòng dạ rổng rang, suông thẳng như ống nứa ống tre. Anh thích kể chuyện, ưa cho các nhân vật của mình chuyện trò vòng vo Tam Quốc, cằn nhằn dai dẳng, cà khịa rỉ rả, cãi lẫy tưng bừng, có khi chửi bới huyên náo. Anh không cần viết văn đâu.”

Hồ Trường An nói về những cây viết này:

“Anh Bình Nguyên Lộc thì ảnh ham đào sâu vào tâm trạng, tâm lý tâm linh của mình, tới khi đụng tới đồng tính luyến ái thì ảnh không biết. Ông Sơn Nam thì chỉ viết phong tục xã hội miệt vườn thì, ảnh không cần viết tâm lý của nhân vật ra sao. Lê Xuyên cũng vậy.”

Mãn nguyện với giới tính

Mặc dù được nhiều người công nhận ngòi viết Hồ Trường An tập trung vào đồng quê và những mẩu chuyện trữ tình lãng mạn của miệt vườn, nơi những chàng trai cô gái chân chất tỏ bày tình cảm của mình hồn nhiên như cọng lúa….thế nhưng phía sau cái mềm mại ấy là những bùng vỡ của tâm trạng, của giới tính, của khác biệt đôi khi khó thể phân bày.

Mặc dù cuồn cuộn và hừng hực như nham thạch, nhưng tâm trạng ấy phải bị đè xuống, dấu đi chỉ còn lại chút dư âm của cuộc tình đồng tính. Hồ Trường An kể về tác phẩm “Hợp Lưu” của mình, tác phẩm hiếm hoi viết hẳn về đồng tính luyến ái của ông:

“Người đầu tiên mà viết về đồng tính luyến ái là một người bạn của tôi tên là Đỗ Quế Lâm viết cuốn “Vết hằn rướm máu” nhưng cũng nói tới một chút thôi.

Nguyễn Văn Trọng viết : “L’Enfer Rouge et mon amour”” tức là “Hỏa ngục đỏ và người tình của tôi” sáng tác bằng tiếng Pháp rồi tự dịch ra tiếng Việt nhưng mà nói cũng qua loa vậy thôi không tả những cuộc làm tình tỉ mỉ được.

Anh Thảo trong lúc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Văn bị người ta chửi dữ lắm. Những cú điện thoại, thơ rơi… nhưng tôi chỉ viết những khía cạnh tổng quát của một cuộc làm tình chứ đâu tả cái sex ra làm sao… không có! Chỉ tả nàng và chàng khỏa thân với nhau tạo ra những cảnh đẹp gặp nhau giữa hoàng hôn, hay dưới ánh trăng thanh rồi chỉ nói sơ qua hai người trần truồng với nhau cùng với hình ảnh thơ mộng vô trong đó chứ không phải để trắng trợn tục tĩu đâu.”

Nhà thơ

Hồ Trường An còn có hai tập thơ, và khi làm thơ, Hồ Trường An chắt lọc từng chữ từng ý. Cũng mặn mòi và thấm đẫm chất quê nhưng trong thơ Hồ Trường An người đọc nhận ra một mảng cảm nhận khác.

Trong bài thơ “Vườn cau quê ngoại” tác giả phải ky cóp kỷ niệm nhiều lắm, phải thương nhớ mảnh đất cố cựu một cách sâu nặng lắm mới cho chúng ta những cụm từ tuyệt đẹp mà chỉ người miệt vườn mới thấm, mới chia sẻ được nỗi thương nhớ quê nhà qua tàu cau bẹ chuối…


Đêm qua vườn ngoại tàu cau rụng
Vàng ố loang từng bẹ lá khô
Mo xám quắt queo bao cữ nắng
Hồn xanh phai lạt giữa mơ hồ.

Thềm vắng, xế nay ngồi vót chổi
Ngoại đưa cần mẫn chiếc dao dâu
Chừng nghe tiếng chổi khua sàn sạt
Quét rụng niềm vui tự thuở đầu.

Sống lá từng tàu cau chuốt mỏng
Dẻo mềm lạt buộc chổi tinh khôi
Ngoại từ xanh tóc nay đầu bạc
Vót chổi bao năm một chỗ ngồi.

Đêm qua bão rớt, bông cau rụng
Mai mốt buồng cau thưa trái non
Vững mạnh nọc trầu bên mé nước
Dài giây, tủa rễ, lá xanh rờn.


Từ hình ảnh của cây cối thân yêu sau vườn, Hồ Trường An chừng như muốn bật khóc khi gió chiều se lạnh, cái lạnh quê nhà tràn tới trong khi tác giả tha hương đã làm hồn vía của ông trở thành lạc lỏng cô đơn biết chừng nào…

Nắng tắt, hiên ngoài se sắt lạnh
Gió chiều quét sạch lớp mây giăng
Ngoại đưa đẩy chổi trên sân vắng
Quét lá, làm sao quét ánh trăng?

Làm sao quét nỗi buồn giăng mắc?
Đèn lửa đêm dài chong hắt hiu
Cau sấy ba canh, than cháy đỏ
Làm sao hong ráo lệ bao chiều?

Vườn cau quê ngoại thời niên thiếu
Ươm giữa hồn thơ nét đẹp buồn
Ký ức tháng ngày rung bóng lá
Thơm hương cau tỏa dưới trăng sương.

Vườn cau hòa tiếng tim châu thổ
Dựng mộ bia sau mái miếu đường
Có bóng ma người bao thuở trước
Suốt đời bám riết đất quê hương.


Hồ Trường An có thể chưa trở thành một cây viết ngang ngửa với Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, nhưng chắc chắn rằng ông đứng hẳn ra một cõi với văn phong và sự trăn trở dữ dội của một ngòi viết đồng tính gần như duy nhất của Việt Nam.

Trong suốt 50 năm cầm bút, ông luôn hãnh diện nhận mình là một người đồng tính luyến ái, vừa hãnh diện vừa ngại ngùng và đôi khi rụt rè, nhưng bất cứ khi nào nói đến bốn chữ “đồng tính luyến ái” thì chừng như giọng của ông cất cao hơn, hoàn toàn mãn nguyện đối với những gì thượng đế ban cho mình.

Đây cũng là một điểm đặc sắc nữa của Hồ Trường An, một người cầm bút hiếm hoi trong cộng đồng người đồng tính.



Bài Liên Quan: Cho Tôi Sống Lại Một Ngày Thơ tranh đấu của Hồ Trường An - Tác Giả gởi qua Thư Viện Phạm Văn Thành để kính tặng các chiến sĩ đang đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền ở quê nhà - Tháng Giêng 2015

-

Dầu Hỏa Thềm Lục Địa VN - Tai Họa hay Phúc Lợi?

January 22, 2012
Trương Văn Vinh


Người Mỹ tên Hồ Chí Nam

Bài nầy dành riêng cho 10.000 sĩ quan viên chức bị đày ra bắc cải tạo 1976 để suy gẫm lại … có nên thay đổi thành kiến về cách nhìn hay không?


Trích một đoạn hồi ký của tác giả Trương Văn Vinh khi ở trong tù
… Trong những buổi gọi là “lên-lớp học tập chính trị”, cán bộ quản giáo VC thường tự hào về một Xã Hội Chủ Nghĩa ưu việt, nên có một người Tù-binh Mỹ tiến bộ, khi thả anh về, anh không chịu về mà xin ở lại được làm người dân của nước Viet Nam Dân Chủ Cộng Hòa và xin được mang tên Hồ Chí Nam, hiện anh đang phục vụ tại Liên Trại 1, Hoàng Liên Sơn để chăm sóc các máy phát điện; mỗi tháng anh lãnh lương được gần $60 nhưng kiếm mua một đôi giày cho vừa chân không ra.
Sau nầy chúng tôi được biết anh là một Hạ sĩ quan (NCO) tên là J.W Garwood, khi thấy chúng tôi, anh nhìn qua chỗ khác; Riêng tôi, là một phi công tình báo thì mừng thầm: “kiểu cách làm việc của CIA, tên nầy ở lại đây một thời gian như là để ‘kiễm-chứng’ sự việc đem Tù ra Bắc” như eyewitness to history, cũng y chang như ngày 6/3/1946, Trung tá OSS Alfred Kitts chứng nhân tại hiện trường theo quân đội Pháp đổ bộ tại Hải phòng...