Monday, December 1, 2014

Dầu Hỏa Thềm Lục Địa VN - Tai Họa hay Phúc Lợi?

January 22, 2012
Trương Văn Vinh


Người Mỹ tên Hồ Chí Nam

Bài nầy dành riêng cho 10.000 sĩ quan viên chức bị đày ra bắc cải tạo 1976 để suy gẫm lại … có nên thay đổi thành kiến về cách nhìn hay không?


Trích một đoạn hồi ký của tác giả Trương Văn Vinh khi ở trong tù
… Trong những buổi gọi là “lên-lớp học tập chính trị”, cán bộ quản giáo VC thường tự hào về một Xã Hội Chủ Nghĩa ưu việt, nên có một người Tù-binh Mỹ tiến bộ, khi thả anh về, anh không chịu về mà xin ở lại được làm người dân của nước Viet Nam Dân Chủ Cộng Hòa và xin được mang tên Hồ Chí Nam, hiện anh đang phục vụ tại Liên Trại 1, Hoàng Liên Sơn để chăm sóc các máy phát điện; mỗi tháng anh lãnh lương được gần $60 nhưng kiếm mua một đôi giày cho vừa chân không ra.
Sau nầy chúng tôi được biết anh là một Hạ sĩ quan (NCO) tên là J.W Garwood, khi thấy chúng tôi, anh nhìn qua chỗ khác; Riêng tôi, là một phi công tình báo thì mừng thầm: “kiểu cách làm việc của CIA, tên nầy ở lại đây một thời gian như là để ‘kiễm-chứng’ sự việc đem Tù ra Bắc” như eyewitness to history, cũng y chang như ngày 6/3/1946, Trung tá OSS Alfred Kitts chứng nhân tại hiện trường theo quân đội Pháp đổ bộ tại Hải phòng...


Cái kiểu làm ăn của CIA

Theo nguyên tắc, CIA khi làm một việc gì đều phải có nhân chứng tại chỗ được gọi là eyewitness to history, thí dụ, Thiếu tá Thomas gặp HCM tại Patpó 1945
Trong khi tại Saigon 1945, người Mỹ đầu tiên chết do VM phục kích bắn chết vì cho rằng tội hướng dẫn quân Pháp vào chiếm Saigon, đó là Trung tá A.Peter Dewey, trùm tình báo quân đội OSS, đang khi lái xe Jeep đến phi trường Tân Sơn Nhứt, được cho rằng vì ngộ nhận là người Pháp; theo tài liệu: (Dewey took a shortcut past the Saigon golf course, where he encountered a barrier of logs and brush blocking the road. After braking to swerve around it, he noticed three Vietnamese in the roadside ditch. He shouted angrily at them in French. Presumably mistaking him for a French officer, the Viet Minh replied with a burst of bullets that, according to Bluechel, blew off the back of Dewey's head. Bluechel, unarmed, ran from the scene with a bullet knocking off his cap as he fled. Dewey's body was never recovered. French and Viet Minh spokesmen blamed each other for his death)
1946, Trung tá Alfred Kitts cũng vậy hướng dẫn quân đội Pháp đổ bộ vào Hải Phòng bị du kích VM phục kích bắn hụt, sáng hôm sau cụ Hồ ra lịnh một đại úy VM đến xin lổi vì sự nhầm lẩn.
Alfred cũng xoa diệu cho rằng làm sao trách được VM, khi tất cả đều giống nhau từ màu da, cây súng, đến xe cộ, từ tàu đổ bộ cho đến xe lội nước đều made in USA, nên Alfred cũng không trách gi VM, vì rằng có treo cờ Mỹ trước xe Jeep nhưng không thể nào phân biệt được vì quá nhỏ trong bụi không thể phân biệt, dù cụ Hồ đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không thể … vả lại hể gặp da trắng là VM chơi liền vì hận thù trong máu
1976, 20 năm sau, Trung Si J.W Garwood giả-bộ làm người Mỹ tiến bộ POW khi được thả, không chịu về Mỹ mà tình nguyện đổi tên là Hồ Chí Nam ở lại làm công dân Việt Nam, đặc trách công việc trông coi máy điện generator của Liên Trại-1, Yên Bái để chứng kiến 10.000 tù trong nam đưa ra bắc, nhưng đây là những thí sinh trúng tuyển đi Mỹ diện HO nối tiếp theo chương trình ODP (trich một đoạn của sách: Vietnam War: The New Legion
Dưới đây là sự kiện Hoàng Sa eyewitness Gerald E Kosh:
Permanent Government vì America-First, có nghĩa trước khi các công ty Mỹ bỏ vốn đầu tư vào một vùng sẽ có nhiều dầu khí do vệ tinh phát hiện (Spy Satelitte Project) sẽ bị tranh chấp, nên phải điều hành chiến lược gài bẩy TQ vướng vào Hoàng Sa và đồng thời cố vấn Việt Nam (cả Saigon và Hà Nội) nắm giữ chủ quyền đất đai trước do sự sắp xếp của CIA trong cái thế mà Mỹ đã giăng bẩy để buộc TQ dùng hành động côn đồ quân sự chiếm giữ biển đảo VN trước, sau đó sẽ lôi TQ ra LHQ giãi quyết theo hiến luật COC mà các nước đang mỗ xẽ cho ra một bó (package) gói ứng xữ mà các nước phải nghiêm chĩnh tuân thủ. Biển Đông sẽ lặng gió, rồi các công ty dầu hoả Mỹ mới yên tâm bỏ vốn đầu tư, riêng Permanent Government thì chỉ cần nắm chặc vòi xăng để gây áp lực với các nước phải chui vào quỹ đạo của Mỹ trong siêu chiến lược Eurasia

Xuất phát sơ khởi tù phía Saigon:
Mỹ tìm cách cố vấn Saigon đem chiến hạm ra Hoàng Sa để nhữ TQ vào vòng chiến, cái chiec bẫy đang mở bung ra. Chúng ta đã được đọc, nghe nhiều về trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974, nhưng có những sự thật bên trong dần dần qua thời gian, rõ ràng CIA đã tạo ra cơ hội cho tàu chiến Saigon có mặt tại Hoàng Sa, trong khi tàu TQ đã chờ sẵn, khiêu khích và chờ cho Saigon nổ súng để có cớ tấn công chiếm đảo. Về các lực lượng bộ binh trên đảo, nhiều tháng trước đó, trinh sát TQ đã giả dạng ngư phủ gặp bão dạt lên Hoàng Sa, sống trên đảo, họ nói tiếng Việt rất giỏi, còn CIA thì cố vấn Hà Nội nên đem dân định cư nơi các đảo san-hô và tiếp tế lương thực cho họ sinh sống trên ấy, vì nơi đây Spy Satelitte Project đã tìm thấy dầu hoả và hơi đốt nằm sâu dưới thềm lục địa.
Bốn ngày sau khi Hoàng Sa của Việt Nam thất thủ, 6:15 chiều Thứ Tư, 23 tháng 1, 1974, Ngoại Trưởng Mỹ Kissinger đã có thể thanh thản tiếp Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của TQ tại Mỹ và chỉ nhắc đến số phận của một công dân Mỹ bị bắt làm tù binh. Từ năm 1972, Henry Kissinger đã nói với Chu Ân Lai: “Tại sao chúng tôi lại muốn một chính quyền thân Mỹ ở Sài Gòn khi chúng tôi có thể sống với những chính quyền không thân Mỹ (như Hà Nội) tại các quốc gia to lớn hơn nhiều ở Á Châu?”
Hoàng Sa là bước đầu tiên của việc bán đứng Saigon cho Hà Nội theo sự nhào nặn của Mỹ, nhưng trên phương hướng hành động của CIA là dứt điểm axiom-1, bức tử miền nam để thống nhứt Việt Nam sau 30 năm chinh chiến điêu linh, và song hành với việc My xúi TQ đánh chiếm Hoàng Sa, đồng thời cố vấn phía Hà Nội sẽ bắt đầu 14/4/1975 đến 29/4/1975, phải điều động một đại đội đặc công biển và một đơn vị yễm trợ tại các đảo san hô.
Kết quả, Hà Nội diều động Đội 1 thuộc Đoàn 126 đặc công nước phối hợp với Đoàn 125 và một bộ phận của D471, Đặc công Quân khu 5 lần lượt chiếm đảo và đóng trụ tại các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa. Trong khi Saigon trước ngày bức tử, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa của quần đảo Trường Sa.
Đối với CIA đây là cuộc chuyễn tiếp bàn giao quản lý giữa Saigon cho Hà Nội trách nhiệm giữ chủ quyền biển đảo cũa Viet Nam sau nầy phải là một nước VNCH trên danh chính ngôn thuận mới lấy lại biển đảo mà chính Mỹ sẽ lo vụ nầy, người Việt yên tâm, vì Mỹkhông bao giờ cho TQ nắm vòi xăng thì rất khó trị.
Người kể chuyện Hoàng Sa là Cựu Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, trưởng phái đoàn đi nghiên cứu cho cai goi la việc xây dựng một phi trường ở Hoàng Sa, do CIA dàn dựng, tạo lý do để đưa chiếc tàu HQ đầu tiên ra Hoàng Sa la tuần dương hạm HQ-16.

Nhân vật Gerald E. Kosh và chuyện thiết lập một phi đạo cho Hoàng Sa? 

Cuối tháng 1, 1974, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, sĩ quan lãnh thổ thuộc Phòng 3 Quân Ðoàn I, được lệnh hướng dẫn một đoàn công binh ra Hoàng Sa để thiết lập một phi trường tại đảo Hoàng Sa (trong nhóm đảo Nguyệt Thiềm).
Toán công tác của ông gồm có ông là trưởng đoàn cùng với hai sĩ quan, hai hạ sĩ quan công binh (thuộc Liên Ðoàn 8 Công Binh Kiến Tạo và Liên Ðoàn 10 Công Binh Chiến Ðấu), cùng với một cố vấn dân sự Mỹ là Gerald Emil Kosh. Qua một thời gian bị TQ cầm tù và sau khi chúng ta mất Hoàng Sa, rồi tiếp đến việc miền Nam thất thủ, theo Thiếu Tá Hồng việc thiết lập một phi trường trên đảo không có thật mà chỉ là một cái cớ để điều động một tàu Hải Quân VNCH ra đảo.
Việc thiết lập phi trường trên đảo Hoàng Sa nghe rất hợp lý vì có phi trường này chúng ta có thể kiểm soát hết được các hải trình quan trọng, vì vậy quân đoàn mới cử sĩ quan phòng 3, và buộc lòng phải có một chiến hạm đưa phái đoàn ra đảo. Việc trong phái đoàn có mặt một người Mỹ cố vấn để người Mỹ có thể yểm trợ phương tiện cho chúng ta, ngoài ra còn có nguồn tin hắn là chuyên viên khí tượng cho tàu chạy ven biển, nhưng sau này chúng ta mới thấy rõ, vì ngay khi tàu mới ra đảo ngay ngày đầu tiên, tàu TQ đã chờ sẵn và bắt đầu tỏ thái độ khiêu khích.
(Trích trong Internet Battle of the Paracel Islands - Wikipedia, the free encyclopedia Gerald Emil Kosh, 27, was a former US Army captain captured with the Vietnamese on Pattle Island. He was described as a “regional liaison)

Sợ đụng đến một vấn đề tế nhị là chủ quyền, nhiều giới chức cao cấp của Hải Quân Saigon cho rằng Kosh chỉ là một nhân-viên dân-sự xin quá giang bình thường, Kosh không có một trách-vụ liên-hệ gì đến hành quân hay bất cứ nhiệm-vụ gì khác. Nhưng Thiếu Tá Phạm Văn Hồng là người đã đi, sống và bị bắt làm tù binh chung với Kosh, và hải quân đã có trong tay một bản báo cáo của Kosh gởi cho cơ quan DAO ở Sàigon về vụ Hoàng Sa sau khi ở tù về, thì lại có nhận định về nhân vật này một cách khác.
Chiều ngày 16 tháng 1, 1974, một chiếc Falcon màu đen của tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Ðà Nẵng, trên đó có Kosh, ghé qua BTL Quân Ðoàn đón Thiếu Tá Hồng, để cùng ra Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ. 16 do Trung Tá HQ Lê Văn Thự làm hạm trưởng đã chờ để đưa phái đoàn ra đảo. Chương trình đo đạc nghiên cứu của phái đoàn công binh dự trù trong một ngày sau đó, và khi công tác xong, HQ. 16 sẽ đưa phái đoàn trở lại đất liền. (Sau này Kissinger nói với Han Hsu nhiệm vụ của Kosh chỉ có hai ngày).
Cố vấn Kosk là một cựu sĩ quan Bộ Binh Hoa Kỳ được huấn luyện về lực lượng đặc biệt, nhảy dù và biệt động, đã phục vụ tại Việt Nam hai năm, đi Hoàng Sa dưới danh nghĩa là nhân viên Tòa Lãnh Sự Mỹ Ðà Nẵng. Một câu hỏi thoáng qua trong đầu Thiếu Tá Hồng là trong phái đoàn nghiên cứu thực địa làm phi trường lại có sự hiện diện của một nhân viên tòa lãnh sự, nhưng ông lại nghĩ người Mỹ cần có mặt trong chuyến đi này để tương lai có thể yểm trợ phương tiện cho việc xây dựng phi trường. HQ. 16 rời cảng Tiên Sa vào khoảng 6 giờ chiều, sớm ngày 17, tàu mới đến Hoàng Sa.
Sau một đêm say sóng nằm mê mệt trong phòng, sáng đó Thiếu Tá Hồng thức dậy trễ. Ðiều ngạc nhiên là trước mũi tàu HQ. 16 đã hiện diện hai chiếc tàu nhỏ của Trung Cộng, loại Kronstad sơn màu olive, ngang nhiên chờn vờn qua lại. Trên tàu này có súng, chúng ta có thể trông thấy những người mặc quần cụt, đi lại hay đang buông cần câu như câu cá.
HQ Trung Tá Lê Văn Thự đã cho bắc loa gọi những tàu này phải ra khỏi vùng vì “đây là lãnh hải của VNCH” thì chúng cũng đáp lại “Ðây là lãnh hải của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc!”

Ngày thứ nhất: Sáng ngày 17 tháng 1, 1974, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, cố vấn Kosh và phái đoàn công binh được xuống cao su đưa vào bờ, lên đảo tiếp xúc với Trung Úy Hy, trung đội trưởng Trung Ðội ÐPQ Quảng Nam đóng trên đảo. Các công binh bắt đầu đo đạc và nhiệm vụ của Thiếu Tá Hồng chỉ là giám sát. Ðứng trên tòa nhà cao nơi trú đóng của Trung Ðội ÐPQ, Thiếu Tá Hồng có thể thấy nhiều tàu nhỏ của Hải Quân Trung Cộng, điều này chắc chắn HQ.16 phải báo cáo về Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải và Bộ Tư Lệnh Hải Quân và chúng ta đã có những chiếc tàu khác ra tiếp ứng cũng như phía Trung Cộng càng ngày càng đưa tàu đến, khiến tình hình mỗi lúc càng nóng. Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội người nhái xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên tàu.

Ngày thứ hai: Lực lượng hành quân Hoàng Sa được tăng cường thêm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ-10).
Ðúng ra phái đoàn phải được trở lên tàu HQ 16 ngay tối hôm đó vì công tác đã xong, nhưng mãi sáng ngày 18 tháng 1, phái đoàn mới được đưa trở lại tàu.

Nhưng một điều lạ xẩy ra là 6 giờ chiều hôm đó (18 tháng 1), phái đoàn lại được lệnh di chuyển sang Tuần Dương Hạm HQ. 5 cũng là Soái Hạm, vì ở đó đặt Bộ Chỉ huy của Ðại Tá Hà Văn Ngạc, không nói rõ lý do nhưng có lẽ lý do là để bảo vệ cho cố vấn Kosh chăng? Tối cùng ngày, sau khi cơm nước xong, chuẩn bị đi ngủ, thì lại có lệnh cho phái đoàn phải xuống xuồng cao su trở lại đảo. Anh em ÐPQ trên đảo đã đi ngủ, ngạc nhiên khi thấy phái đoàn lếch thếch trở về. Sau này mới vỡ lẽ ra là, chắc chắn sẽ có đụng độ lớn trên biển, ở trên tàu có thể nguy hiểm đến tính mệnh, nên phải đưa nhân viên tòa lãnh sự Kosh xuống đất liền cho an toàn.

Việc ngày 19 tháng 1 khi Trung Cộng tấn công vào đảo, chỉ bắn ở tầm cao, các lực lượng trên đảo không hề có ai chết hay bị thương (cũng là để tránh nguy hiểm cho người Mỹ này), đã chứng minh giả thuyết này là đúng, nghĩa là cố vấn Kosh phải có được an toàn 100%.[Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, người kể chuyện Hoàng Sa]

Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường trinh sát quanh các đảo VN đã đóng quân; Ngày 10/3/1978, quân Viet Nam đổ bộ lên đảo An Bang. Ngày 15/3/1978, VN đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông. Ngày 30/3/1978, VN đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh). Ngày 4/4/1978, quân VN hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông. Cũng trong tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền. Ngày 8/5/1978, Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa được thành lập. Năm 1980, đơn vị được tang truong thành Lữ đoàn 146.

Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia vây đảo An Bang, nhưng tàu của họ phải rút đi sau 11 ngày gây áp lực với quân VN không có kết quả, cũng nhờ CIA cố vấn như đem dân ra sinh sống và thường xuyên tiếp tế lương thực cho họ sống để lấy đất cho Mỹ sau nầy khai thác dầu trên lưng VN. Đó là chứng cớ hùng hồn Việt Nam không mất chủ quyền biển đảo mà trái lại trở nên một nước VNCH hùng mạnh nổi lên tại ĐNÁ

Ngày 6/4/1983, HCM Ngọc Nhường - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài.
Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được hoàn thành do CIA theo dõi và chi dẫn.
Thời gian Mỹ thả lỏng để cho TQ trở nên hung hẳn nhưng trong mứt lằn Xanh an toàn, nếu vượt mứt lằn Vàng, Nhựt sẽ ra tay tức khắt. Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Họ đã tổ chức tập trận ở khu vực Trường Sa từ 16/5 đến 6/6/1987.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Có lịnh trên, Ngày 25/10, quân VN đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập) Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ có dấu chân người Việt ở đó.
Ngữi có mùi dầu hoả, khí đốt, TQ rán cố chiếm mấy đảo san hô để giành dất khai thác dầu, trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3) thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
CIA bèn thúc phía VN, Đô đốc Tư Lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88). Hải quân nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3). Phía Việt Nam đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc do CIA mách nước trước.
Ngày 14/2/1988, 3 tàu chiến của TQ lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. 1g30 ngày 15/2, tàu 701 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6/2) đã lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng nhưng đã trở thành chiếc lô cốt pháo đài chứng cớ là sở hửu chủ đảo nầy, thành bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn! Đó là cái rũi thành cái may cho dân tộc Việt
Chính quyền VN điều cán bộ Viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Kỹ thuật quân sự khảo sát để xây dựng công trình tại đảo Trường Sa Đông, tháng 4/1996 -
Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục có trang bị hoả tiển, 7 tàu hộ vệ cho tàu có hoả tiển, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 cái phao ụ bến tàu khá lớn. Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này càng nhiều người càng tốt
Ngày 12/3, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3, cắm cờ Việt Nam trên đảo. 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17h ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu 604, 505.
Đêm 13/3, quân dặc công biển của VN đã bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Sáng 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 phát hiện bốn tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo bảo vệ Quốc kỳ.
Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh. Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ Việt từ tàu 604 lao xuống biển bơi vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng với nhau quây thành một vòng tròn để bảo vệ lá cờ Việt Nam.
Quân TQ bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu 604, khiến tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ ta đã hy sinh cùng tàu 604, nhưng đây cũng là chứng liệu ghi dấu tích sự hiện hửu của hải quân Việt Nam
Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo lúc 5h. Khi thấy tàu 604 bị bắn chìm, thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu anh hùng này đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy. Lại thêm một di tích sẽ truyền lại đời đời sự chiến đấu gan lì chỉ vì chủ quyền biển đảo. Thủy thủ tàu 505 vừa dập lửa cứu tàu, vừa điều động binh sĩ giàn ra bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.
Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn. Tất cả những ghi dấu hiện hửu nầy sẽ được LHQ phán xét một cách hùng hồn dưới sự cố vấn của Mỹ sẽ làm cho Việt Nam ở thế thương phong khi vào bàn mổ chũ quyền tại LHQ vế COC
Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988 những người lính Hải quân Việt Nam đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3 tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.
Các liệt sĩ Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu HQ-505, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong năm 1988, quân ta đóng giữ thêm 11 bãi đá ngầm khác, nâng tổng số đảo đóng giữ tại quần đảo Trường Sa lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân là cũng nhờ CIA chỉ vẽ, nhưng thực ra Mỹ cũng chẳng yêu thương gì Việt Nam, chẳng qua là vì quyền lợi dấu khí của Mỹ mà thôi. Chúng ta thử đặt câu hỏi trong đầu: dầu khí biển đông là quyền lợi may mắn hay là nguồn gốc tai hoạ cho Việt Nam?

Từ tháng 6/1989, để tăng cường bảo vệ chủ quyền tại thềm lục địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp giáp quần đảo Trường Sa, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đừơng, Ba Kè. Tại đây chúng ta đã xây dựng nhiều trạm Kinh tế - khoa học – dịch vụ (DK1)

Chì có một con đường duy nhứt là hoà giải hoà hợp dân tộc mới giữ gìn được chủ quyền cho đất nước. Thế thì bạn đọc hết bài nầy bạn nghĩ sao về vị thế Việt Nam, nếu mình tư hào dân tộc thì mình được gì, mình có tự giải quyết nền độc lập và chủ quyền được không?

TRUONG VAN VINH

= = =

[... Phần cuôi này vơ vẩn, đầu gà đít vịt, Phạm Văn Thành tự ý cắt bỏ trên trang FB riêng cũng như trên Thư Viện này...]

-

0 nhận xét:

Post a Comment