Friday, January 31, 2014

Về Số Tiền Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại Quyên Góp Cho MT/VT - trích Blog Phạm Hoàng Tùng


Admin: Bài này trích từ 1 bài ở Blog Phạm Hoàng Tùng (Đây là Blog của Phạm Hoàng Tùng nhằm quảng bá cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của Phạm Hoàng Tùng - bài không đề ngày nhưng căn cứ vào lời dẫn ở đầu bài do Phạm Hoàng Tùng viết là ngày 6/3/2014), bài quá dài mang cả 3 nội dung trộn lẫn vào 1 Title: (trích chương 23)
"Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước & Vụ Án Oan Khuất Và Cái Chết Của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều Trong Rừng Núi Khu Chiến Hoàng Cơ Minh & Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại", trong đó bài Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại không xác định rõ ai là người viết, bài cũng có thể do Phạm Hoàng Tùng viết nhưng căn cứ vào nội dung chương 23 của cuốn hồi ký này thì "Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại" không thể nằm trong chương 23 đó ==> xin xem Mục Lục chi tiết cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" ở cuối bài này.
Tuy nhiên xét nội dung bài này vẫn nêu rõ được những tình tiết liên quan quan trọng nên được đăng ở Thư Viện Phạm văn Thành, Title "Về Số Tiền Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại Quyên Góp Cho MT/VT" do Admin đặt.


chữ viết tắt:
MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân


=====================
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 2) của Phạm Hoàng Tùng ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas
MỞ LẠI VÀ CHUNG QUYẾT TẬP HỒ SƠ HÌNH SỰ 30 NĂM TRƯỚC ĐÂY

Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại

1/ Cơ cấu gia đình trị
Ông Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà đông, nay là huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông cùng gia đình di cư vào Nam thời kỳ năm 1954 khi đất nước bị chia đôi. Trước 30/4/1975, ông giữ chức vụ Phó Đề Đốc Hải Quân (Chuẩn Tướng, Tướng Một Sao) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Thời điểm 30/4/1975, ông Minh di tản ra hải ngoại và sống lưu vong ở Mỹ. Năm 1980, ông Minh là một trong 3 người sáng lập ra Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thường gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

Năm 1981, khu chiến Hoàng Cơ Minh bắt đầu được thành lập tại vùng rừng núi biên giới Thái-Lào. Năm 1985, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tức Đảng Việt Tân được khai sinh và phát triển trong khu chiến. Ông Hoàng Cơ Minh là Chủ Tịch thành lập đảng.

Cuối tháng 8/1987, ông Hoàng Cơ Minh bị thương ở cánh tay và tự sát tại Nam Lào, khi trên đường xâm nhập Việt Nam trong Chiến Dịch Đông Tiến Hai lần 2, vào lúc hầu như toàn bộ lực lượng kháng chiến quân di hành cùng với ông Minh đã bị tiêu diệt, do tin tức Chiến Dịch Đông Tiến bị tình báo Cộng Sản gài đặt trong thượng tầng Mặt Trận ở Hoa Kỳ báo cáo cho chế độ Hà Nội.
Ảnh chụp (từ những năm trước trước năm 2000?), nguồn ảnh: Phạm Hoàng Tùng
Ông Hoàng Cơ Định có văn bằng Tiến Sĩ hóa học tại Pháp, và là em trai của ông Hoàng Cơ Minh.

Trước ngày 30/4/1975, ông Định có thời gian làm Giáo Sư ở thủ đô Sài Gòn. Lúc thủ đô Sài Gòn sắp lọt vào tay Cộng Sản, Hoàng Cơ Định nhanh chân bỏ chạy trốn ra nước ngoài, sau định cư Hoa Kỳ.

Thời điểm đầu những năm 1980, ông Định có chân trong Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, và được giao làm người quản trị tài chính của Mặt Trận.

Tài chính của Mặt Trận lúc đầu có được là do sự tự nguyện đóng góp của đồng bào hải ngoại vì đại cuộc giải thể chế độ Cộng sản độc tài.

Sau khi ông Minh chết, và Mặt Trận bị giải thể, rồi Đảng Việt Tân chính thức thay thế vai trò của Mặt Trận, Hoàng Cơ Định là người nắm tiền và điều hành hoạt động của Đảng Việt Tân cho đến tận giờ này, dù không ra mặt.

Hoàng Tứ Duy hiện thời là người phát ngôn của Đảng Việt Tân. Duy là con trai của Hoàng Cơ Định.

Đỗ Hoàng Điềm hiện nay là Chủ Tịch Đảng Việt Tân. Cha của Điềm là ông Đỗ Thúc Vịnh, và Mẹ của Điềm là bà Hoàng Thị An, chị ruột của ông Hoàng Cơ Long, ông Hoàng Cơ Minh, và Hoàng Cơ Định.
Ảnh chụp (từ những năm trước năm 2000?), nguồn ảnh: Phạm Hoàng Tùng
Ba nhân vật hàng đầu của Việt Tân hiện nay có quan hệ huyết thống họ hàng ruột thịt với nhau. Đây là một cơ cấu gia đình trị trong một đảng tự đề ra mục tiêu “canh tân”. Chắc chắn không thể canh tân tổ chức, canh tân cộng đồng, khi những người đầu đảng là anh em, cha con, cậu cháu ruột thịt với nhau.

Đây là một cơ cấu khép kín để truyền tử lưu tôn, không khác gì chế độ cha truyền con nối, không dân chủ, tại Bắc Triều Tiên.

Những đảng viên Việt Tân biết rõ điều này nhưng vẫn chấp nhận hoạt động dưới quyền gia đình Hoàng Cơ, ngậm miệng ăn tiền, vì thế đồng bào trong nước không nên tin ở miệng họ nói về canh tân xã hội hay dân chủ, tự do.

Bởi vì một điều hiển nhiên rằng, trước khi canh tân cộng đồng, canh tân xã hội, canh tân quốc gia thì Việt Tân phải canh tân chính bản thân họ, phải canh tân nội bộ Việt Tân trước nhất. Tuy nhiên sự canh tân phải được khởi động đầu tiên và rất cần thiết này đã không xảy ra trong 30 năm qua. Thời gian quá dài, quá lâu và cũng quá đủ rồi để khẳng định năng lực canh tân rất yếu kém của Việt Tân. Nếu không muốn nói là Hoàng Cơ Định không canh tân, canh cải gì cả. Không khác gì Cộng Sản sửa đổi hiến pháp năm 2013. Khỉ đột dù cho mặc áo gấm, làm xiếc giỏi thì cũng là khỉ đột mà thôi!

2/ Hồ sơ vụ án biển thủ tham nhũng đặc biệt lớn nhất tại hải ngoại

Khi Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận Hoàng Cơ Minh/MT) được thành lập năm 1980 trong bối cảnh lịch sử Miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản cưỡng chiếm đã được 5 năm.

Những người Việt vượt biên, vượt biển chạy thoát ra ngoài để tìm kiếm tự do, dù mới định cư hay tạm dung trên đất người, vẫn canh cánh bên lòng nỗi nhớ quê hương và rất mong muốn Việt Nam mau sớm thoát khỏi gông cùm Cộng Sản.

Chính vì mong muốn chính đáng này, nên đại đa số đồng bào ta ở hải ngoại đều bày tỏ sự ủng hộ Mặt Trận.

Mặt Trận được thành lập từ cộng đồng người Việt hải ngoại nên tổ chức quyên góp tài chính từ cộng đồng để có ngân quỹ hoạt động. Và đồng bào hải ngoại sẳn sàng đóng góp cho chính nghĩa đấu tranh giải thể chế độ Cộng Sản độc tài tại Việt Nam.

Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến được thành lập để kêu gọi đồng bào hải ngoại từ Mỹ, Úc, Châu Âu, Châu Á đóng góp tiền bạc cho Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

Nhưng ngay từ đầu, sự gian trá, ý đồ bất chính đã trổi dậy trong lòng kẻ gian tham, lợi dụng tinh thần nhiệt tình yêu nước của người Việt để mưu lợi riêng cho cá nhân và gia đình họ.

Cũng ngay từ đầu, những người lãnh đạo Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến đã không cẩn thận, kiên quyết, và nỗ lực cho lập ra một cơ quan độc lập để kiểm tra hoạt động quyên góp tiền của đồng bào với danh xưng Liên Hiệp Giám Sát Quỹ Đóng Góp Tài Chính.

Thành phần nhân sự của cơ quan thanh tra này bao gồm người của MT và trong cộng đồng, đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi quyết định của cá nhân người cầm đầu MT là ông Hoàng Cơ Minh, nhằm bảo đảm sự thu chi công bằng, minh bạch vì việc chung.

Công vụ của cơ quan này là thực hiện định kỳ việc kiểm soát các biên nhận thu chi, theo dõi và khi cần thiết điều tra tài khoản ngân hàng, hoạt động thu chi của các nhân vật lãnh đạo MT, đề ra quy tắc quan trọng hàng đầu là không cho phép lãnh đạo MT mang con em, thân thích vào đảm nhiệm các chức vụ tài chính như trường hợp Hoàng Cơ Định là em ruột của ông Hoàng Cơ Minh thì không được giữ tiền của đồng bào để phòng ngừa tham nhũng, và thống kê số lượng tiền do đồng bào khắp thế giới gởi về Hoa Kỳ đóng góp.

Nếu những người lãnh đạo Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến không chú ý đến điều này thì những người thành lập Mặt Trận và nhiều thành viên trong Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận cũng phải chú ý đến sự giám sát nguồn tài chính thu vào, chi ra, vì nó nói lên hành động minh bạch, liêm chính của MT ngay từ lúc khởi đầu đại cuộc.

Và cá nhân ông Hoàng Cơ Minh, người được nổi danh ở Miền Nam trước ngày 30/4/1975 là một viên Tướng sạch, không tham nhũng, cũng đã “không chú ý” đến việc phải thành lập nghiêm chỉnh một Liên Hiệp Giám Sát Quỹ Đóng Góp Tài Chính.

Hơn 30 năm sau sự kiện không tốt đẹp về vụ tai tiếng đen ngòm do biển thủ tiền bạc, khi duyệt xét lại biến cố này, cá nhân chúng tôi thấy rằng những người lãnh đạo MT, và Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến đều phải gánh một phần trách nhiệm trong việc để thất thoát số lượng tiền rất lớn từ 10 đến 20 triệu Mỹ Kim, thời gian vào năm 1984.

Phạm vi trách nhiệm của những người lãnh đạo Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến và các thành viên lãnh đạo MT, không phải là người trong dòng họ Hoàng Cơ, là đã không cố gắng thực hiện công việc kiểm tra tài chính chặt chẽ, chứ không phải biển thủ hay tham nhũng.

Nhưng dù không cố tình thì cũng đã vô tình gián tiếp tạo cơ hội quá tốt cho kẻ gian gặm nhấm, đục khoét của công.

Và rõ ràng những người chịu trách nhiệm cao nhất trước cộng đồng và trước lịch sử đấu tranh ở hải ngoại là ông Hoàng Cơ Minh và em ông là Hoàng Cơ Định.

Đầu những năm 1980, thất bại tủi nhục về việc mất Miền Nam vào tay Cộng Sản Bắc Việt vẫn còn tươi rói. Nó như vết thương do bị chém ngang mình vẫn còn rỉ máu đỏ thẩm trong lòng người dân Việt.

Là Phó Đề Đốc Hải Quân, ông Minh biết rất rõ các tệ nạn biển thủ, tham nhũng trong quân đội, trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, vì những tệ nạn đó cũng đã góp phần vào sự suy sụp của chế độ Miền Nam trước sự phá hoại, tấn công ngày đêm rất tàn bạo của của Cộng Sản Bắc Việt.

Trước 30/4/1975, khi hàng trăm ngàn chiến sĩ Cộng Hòa đang nằm sương gối gió ngoài mặt trận ác liệt vang rền đạn quân Cộng thù thì tại hậu phương, có những viên Tướng, có những dân biểu, có những quan chức chính quyền, những Giáo Sư tốt nghiệp Tiến Sĩ ở nước ngoài vẫn cố tình cắm đầu ăn cắp công quỹ, vẫn ăn cắp đồ viện trợ của Mỹ để bán, ngay cả đã bán hàng viện trợ cho Cộng Sản, để kiếm tiền làm giàu bằng mọi cách, và cung phụng nhu cầu cuộc sống cá nhân, gia đình họ.

Đây là hành động đâm sau lưng chiến sĩ Cộng Hòa.

Và khi địch quân sắp tràn vào Sài Gòn, nhiều vị Tướng, Giáo Sư đã đào ngũ bỏ nhiệm sở, nhanh chân tháo chạy khỏi quê hương để kiếm đường thoát thân, bỏ lại sau lưng gần triệu người lính nghèo khổ, cô đơn trước ánh mắt ghẻ lạnh của quân Cộng thù.

Bài học đau xót, xương máu đó, người Việt di tản, vượt biên, vượt biển, làm sao quên được.

Vậy mà khi ông Hoàng Cơ Minh đứng ra lãnh đạo MT lại cố tình giao cho em mình là Hoàng Cơ Định nắm tài chính MT, và không lập ra Liên Hiệp Giám Sát Quỹ Đóng Góp Tài Chính.

Ông Minh đã tự đánh mất thanh danh Tướng sạch từ hành động tham quyền, tham tiền, ngay vào lúc đó. Chỉ vì ông Minh muốn nắm nguồn tài chính để lạm quyền và khuynh loát tất cả hoạt động của MT. Ông Minh không tin ai bằng em ông, dù rằng trong hàng ngũ MT có rất nhiều người yêu nước, có khả năng, có đạo đức hơn Hoàng Cơ Định rất nhiều lần. Ý định này nhằm củng cố cơ cấu độc tài trong MT mà gia đình Hoàng Cơ của ông Minh đóng vai trò trung tâm.

Rất là đáng tiếc, trong giai đoạn lịch sử rất cần sự minh bạch để huy động tài năng, tài nguyên cho lý tưởng đại cuộc thì ông Minh, Hoàng Cơ Định đã có tà ý tranh đoạt quyền lực, gian tham của đồng bào hải ngoại ngay từ những ngày đầu.

Rõ ràng chính hai anh em ông Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Định đã làm suy yếu đại cuộc đấu tranh giải thể chế độ Cộng Sản độc tài do quá coi trọng cá nhân và gia đình họ. Và rõ ràng ông Minh, Hoàng Cơ Định đã đi theo bước chân của thành phần đâm sau lưng chiến sĩ trước đây, bây giờ là đâm lưng kháng chiến quân, chỉ vì đầu óc ham danh, tham lợi.

3/ Cần lập Cơ Quan Liêm Chính Thu Hồi Quỹ Đóng Góp Tài Chính Yểm Trợ Kháng Chiến (đòi nợ Hoàng Cơ Định và Việt Tân)

Vay thì phải trả. Lấy thì phải hoàn lại. Cướp của giết người thì phải bị trừng phạt để làm gương cho xã hội thấy đó mà tránh, đừng có nhúng tay vào tội ác bất nhân. Luật đời hay luật pháp đều công bình.

Nếu 30 năm qua, cộng đồng người Việt ở hải ngoại vì lý do này hay lý do khác không thực hiện được công việc thu hồi lại số tiền khổng lồ mà cộng đồng khắp nơi đóng góp cho MT, nhưng bị Hoàng Cơ Định biển thủ, thì thế hệ trẻ Việt hải ngoại phải có trách nhiệm tiến hành việc thu hồi trong tương lai. Đây là công việc vì trách nhiệm, vì lương tâm.

Số lượng tiền hiện nay theo nhiều người Việt hải ngoại phỏng đoán là trên 100 triệu Mỹ Kim. Hoàng Cơ Định đã dùng số tiền của đồng bào đóng góp vào giữa thập niên 1980 là khoảng 20 triệu Mỹ Kim để kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và nhiều nơi trên thế giới.

Sự phỏng đoán của đồng bào là điều đương nhiên phải xảy ra, vì ngay từ đầu Hoàng Cơ Định mượn danh kháng chiến, Mặt Trận để thu tiền đồng hương mà không công bố minh bạch.

Số lượng tiền khổng lồ được thu vào vì công cuộc chung, nhưng lại nằm trong tài khoản ngân hàng của một cá nhân, gia đình người cầm đầu, và lại không công khai nguồn thu chi, không có bất cứ giấy tờ, tài liệu cụ thể chứng minh thì làm sao công luận biết được việc chi thu đó nhằm mục đích gì, cho ai, bao nhiêu. Tất cả là do sự gian tham mà ra. Muốn biến của công thành của riêng tư. Một hành vi chiếm đoạt có tính toán không lương thiện. Một hình thức kinh doanh chính trị. Đây cũng được coi là một loại tội phạm hình sự xét theo luật pháp xã hội hiện đại.

Số tiền thu hồi lại sẽ được sử dụng cho việc công ích của cộng đồng như xây tượng đài chiến sĩ Cộng Hòa, tượng đài thuyền nhân, lập quỹ ủng hộ những người hoạt động vì phong trào đòi nhân quyền-dân chủ-tự do tại Việt Nam, giúp đỡ nạn nhân bão lụt ở Việt Nam, tương trợ những sinh viên, học sinh có chí học hành nhưng gia đình thiếu tiền cho ăn học… tất cả phải dưới sự giám sát của một ủy ban được cộng đồng chọn lựa do uy tín cá nhân, do đạo đức chưa bao giờ bị mang tiếng là ăn cắp công quỹ, thâm lạm tiền của đồng hương, đồng bào….

4/ Lời kết

Có kháng chiến quân còn sống sót sau khi ra tù vẫn tiếp tục cuộc chiến vì chính nghĩa tự do cho dân tộc. Vũ khí của họ giờ đây là cây viết, keyboard, computer trong thời đại internet. Kẻ thù của những kháng chiến quân này là giặc Cộng, là chế độ độc tài toàn trị đang giết chết tư tưởng tự do và các hoạt động đòi dân chủ tại Việt Nam.

Chưa đủ, kẻ thù còn là cái ác, những kẻ núp dưới lớp áo quốc gia, dân tộc, canh tân, nhưng lại ôm trong mình đầy đô la. Vì đô la nên họ đã phản bội lý tưởng tự do, dân chủ, nối giáo cho giặc. Vì thế cuộc chiến diệt ác, chấn hưng cái thiện vẫn tiếp tục.

Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang băng hoại, tan rã dần dần vì thói tính gian trá, hung bạo, độc đoán, chuyên quyền của họ từ lúc khởi đầu vào những năm 1945 khi Hồ Chí Minh giết người yêu nước bằng những thủ đoạn sâu độc, và bằng phương pháp dã man, chỉ vì Hồ muốn ở vị trí tột đỉnh quyền bính, dù phải làm tay sai cho ngoại bang.

Hiện giờ để duy trì địa vị ngồi trên đầu quốc dân, thế hệ Cộng Sản con cháu của Hồ chỉ còn duy nhất một phương cách cai trị là trấn áp mạnh bạo. Đó chỉ là hạ sách của một chính quyền cùng đường rồi làm càn, không còn đầu óc tỉnh táo biết phân biệt phải, trái của con người bình thường, chỉ vì sự ham muốn quyền lực đến độ mê loạn.

Hoàng Cơ Định trong hơn 30 năm qua ở hải ngoại cũng đã chứng tỏ cho cộng đồng người Việt thấy rằng Định là một con người bảo thủ, cứng đầu, không biết nghe lời nói phải.

Việt Tân rồi cũng đi vào con đường bế tắc, không có lối thoát khi một quá khứ nặng nề của họ luôn bị cộng đồng phê phán, xa lánh, dù cho họ cố bày mưu lập kế dựng ra tổ chức này, hội đoàn nọ trong nước để lấy vải thưa che mắt thánh (công chúng).

Thế hệ trẻ Việt Nam trong nước bây giờ và sau này hãy lấy đây làm bài học nghiêm khắc để răn mình. Khi làm chính trị phải có đầu óc một công dân lương thiện, phải thật sự yêu nước, yêu dân tộc mình, đừng vì phe đảng, đừng vì háo danh, tham lợi.

Khi làm chính trị mà biết đặt cá nhân mình bên dưới quyền lợi tổ quốc, luôn coi quốc dân là quý trọng tối thượng, yêu nước Việt bằng tấm lòng chân thành cho đến cuối đời người, thì chúng ta mới được công chúng thương yêu, kính nể. Bằng không thì cũng như bèo dạt, lục bình trôi, không ai luyến tiếc, nhớ thương, nhưng lại còn bị bia miệng, bia đời, lịch sử nguyền rủa không tiếc lời vì đã phá nước hại dân.

=============

Nguồn: Blog Phạm Hoàng Tùng (http://phamhoangtung.blogspot.com/)

=============

Ấn bản 2 có hiệu chính và tăng bổ

Nhà xuất bản Tân Văn
Tokyo - Japan, 2007

Hồi Ký Kháng Chiến
HÀNH TRÌNH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC
Phạm Hoàng Tùng

Bản quyền © 2006 thuộc các tác giả và nhà xuất bản Tân Văn / Mekong Center. Bản quyền trên toàn thế giới. Cấm sao chép dưới bất cứ hình thức nào nếu không có sự đồng ý bằng văn bản.

Copyright © 2006, 2007 by authors and Tan Van / Mekong Center Publisher. World rights reserved. No part of this book may be duplicated in any way without written consent.

Nxb Tân Văn/Mekong Center. Ấn bản 1: 2006, ấn bản 2: 2007.
Tan Van/Mekong Center. 1st edition in 2006, 2nd edition in 2007.

In tại Select Graphic Printing, Hoa Kỳ     Printed by SGP in the U.S.A.
Bìa và hình: Phạm Hoàng Tùng - Đỗ Thông Minh 
Cover and pictures by Pham Hoang Tung - Do Thong Minh.
Đánh máy & trình bầy: Phạm Hoàng Tùng - Đỗ Thông Minh
Typewriting & layout: Pham Hoang Tung - Do Thong Minh


Mục Lục


Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị
ngày 8/3/1982 tại khu chiến

- Cuốn 1/2 -


Niên Biểu
Giới Thiệu                                              
Lời Tựa: Tôn Trọng Sự Thực.                                                       
    Phần I: Cụt Lối - Tìm Đường.  
                  
- CHƯƠNG 1:    Tình Nhà. Miền Nam Sụp Đổ Bi Hùng! Sự Sụp Đổ Rất Cần Thiết Để Khai Tử Chế Độ Miền Nam Bị Khuynh Loát Bởi Thành Phần Lãnh Đạo Không Trong Sạch, Không Xứng Đáng. Và Để Lịch Sử Soi Rọi Chân Tướng Độc Tài Bạo Trị Của Chế Độ Đảng Quyền Hà Nội.
                    
- CHƯƠNG 2:    Ra Đi. Vượt Thoát Khỏi Việt Nam Thống Nhất Dưới Ách Chuyên Chế Tập Trung Kết Hợp Lý Thuyết Chuyên Chính Vô Sản.   
                          
- CHƯƠNG 3:    Vượt Biên Qua Cam Bốt Lần Thứ 1, 1982. Di Ảnh “Thiên Đường!!!” Khmer Đỏ - Polpot. Chế Độ Cộng Sản Không Phải Mùa Xuân - Chính Là Địa Ngục Trên Trái Đất.  

- CHƯƠNG 4:    Thời Gian Sống Tại Cam Bốt. “Tình Đồng Chí?” Tương Tàn!!! Điềm Gở Báo Hiệu Rạn Vỡ Toàn Diện Khối Đoàn Kết Vô Sản Quốc Tế.  
            
              Phần II: Trại Tị Nạn Sikhiu - Thái Lan, 1983.
- Bối Cảnh Lực Lượng Kháng Chiến Đông Dương -
Một Nền Tảng Chính Trị Mới?
Cho Dân Tộc Việt Nam Nhân Ái Ưa Chuộng 
Tự Do - Hòa Bình

- CHƯƠNG 5:    Trại Tị Nạn Sikhiu. Thực Trạng Đời Sống Người Việt Trong Một Trại Tị Nạn Tránh Họa Độc Tài Hà Nội. Hãy ''Chửi'' Chính Mình!- Một Phê Phán Triệt Để Hiện Thực Xã Hội Việt Nam Hiện Đại.
                     
- CHƯƠNG 6:    Liên Lạc Và Tham Gia Hoạt Động. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam Trong Trại Sikhiu. Hoài Bảo Cao Đẹp Về Một Tân Quốc Gia Việt Nam Tự Do Trong Tương Lai. Một Nền Tảng Chính Trị Mới? Cho Dân Tộc Việt Nam Nhân Ái Ưa Chuộng Tự Do - Hòa Bình.      

- CHƯƠNG 7:    Rời Trại Tị Nạn. Tự Nguyện Tham Gia Mặt Trận Tại Khu Chiến. Bài Thơ “Phản Chiến” Của Bùi Minh Quốc – Nhà Thơ Đối Kháng Chế Độ Đảng Quyền.                

Phần III: Khu Chiến Hoàng Cơ Minh, 1984.

- CHƯƠNG 8:    Đường Vào Khu Chiến.     
                 
- CHƯƠNG 9:   Đêm Đầu Tiên Trong Lòng Khu Chiến. Đọc Lời Giới Thiệu Tập Hồi Ký Của Tác Giả Trần Vàng Sao - Người Đã Bỏ Phố Thị Miền Nam, Lên Rừng, Vào Khu Chiến, Ở Thập Niên 1960, Cùng Bao Đổ Vỡ Nhận Thức Về Cuộc Cách Mạng!!!             

Phần IV: Kháng Chiến Quân Việt Nam!!!

- CHƯƠNG 10:  Huấn Luyện Quân Sự. Thời Kỳ Huấn Luyện Tại Tiền Đồn Hải Vân.                  

- CHƯƠNG 11:  Giáo - Vũ Khí Đầu Tiên Của Kháng Chiến Quân. 
                                         
- CHƯƠNG 12:  Tiền Đồn Bạch Mã - Nơi Được Gặp Chiến Hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh Lần Đầu Tiên Trong Khu Chiến. 
                        
- CHƯƠNG 13:  Đi Tải. 

- CHƯƠNG 14:  Căn Cứ 84 Hay Còn Gọi Là Căn Cứ Bình Thủy - Một Hậu Trạm - Tiền Trạm Trong Khu Chiến Hoàng Cơ Minh.
     
- CHƯƠNG 15:  Lễ Trao Súng.   
                        
- CHƯƠNG 16:  Căn Cứ 81 - Bản Doanh Của Khu Chiến. Chiến Hữu Lê Hồng Tức Đặng Quốc Hiền, Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
      
- CHƯƠNG 17:  Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
                  
- CHƯƠNG 18:  Lễ Tuyên Thệ Trước Khi Rời Căn Cứ 81 Để Về Làm Việc Cho Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến Tại Căn Cứ 83.        
                    
Phần V: Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến.

- CHƯƠNG 19:  Đường Về Căn Cứ 83. Chiến Hữu Dương Văn Tư, Tư Lịnh Phó Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.                        
- CHƯƠNG 20:  Căn Cứ 83. Nơi Đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Lần Đầu Tiên Gặp Anh Ngô Chí Dũng, Một Thành Viên Sáng Lập Tổ Chức Người Việt Tự Do Ở Nhật Bản Vào Tháng 11/1975 - Và Nhạc Sĩ Trần Thiện Khải Tức Trần Khánh.                               

- CHƯƠNG 21:  Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Nơi Ở, Làm Việc Của Chiến Hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Đặc Công Việt Cộng Đột Kích Tiền Đồn Hải Vân. Hãy Nhớ Lại “Lời Mẹ Dặn” Của Nhà Thơ Bất Tử - Phùng Quán.            
                                               

                     Phần VI: Dời Căn Cứ.

- CHƯƠNG 22:  Bỏ Căn Cứ 83. Rút Về Căn Cứ Mới Lập: Căn Cứ 27. Một Hệ Quả Tiêu Cực Từ Sự Chia Rẽ, Đổ Vỡ Ở Thượng Tầng Lãnh Đạo MT - Căn Bịnh Trầm Trọng Của Phe Quốc Gia Chống Cộng!                    
               
- CHƯƠNG 23:   Tham Dự Khóa Quân Chính 2 Ở Căn Cứ 81. Chiến Hữu Tư Lịnh Đặng Quốc Hiền Tức Lê Hồng Mất Tại Khu Chiến? Một Hành Động Thanh Trừng Nội Bộ? Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, Ông Là Ai? Đã Bị Định Đoạt Số Phận Như Thế Nào!? Định Mệnh Đen Tối Đã Dành Cho Lưu Tuấn Hùng. 

Phần VII: Đông Tiến I.

- CHƯƠNG 24:   Các Đợt Kháng Quản Xâm Nhập. Sức Tàn Phá Của Giặc Nội Tuyến. Hậu Quả Trầm Trọng Sau Các Đợt Kháng Quản!!! Danh Sách Cán Bộ Kháng Quản. Đời Sống Buồn Thảm Trong Khu Chiến Của Ông Nguyễn Thế Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Việt Nam, Khi Liên Kết Với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh!
                    
 - Cuốn 2/2 -


- CHƯƠNG 25:   Chiến Dịch Đông Tiến I. Tư Lịnh Phó Dương Văn Tư Và Quyết Đoàn Trưởng Huỳnh Trọng Hà Chỉ Huy Chiến Dịch. Những Kháng Chiến Quân Anh Hùng Hơn Tráng Sĩ Kinh Kha! Hậu Quả Trầm Trọng Của Chiến Dịch!!! Danh Sách Kháng Chiến Quân Tham Dự Đông Tiến I.     

- CHƯƠNG 26:   Gia Nhập Việt Tân. Nghe Nhà Văn Võ Hoàng Giới Thiệu Về Đảng Việt Tân Và Được Chiến Hữu Trần Khánh Tức Nhạc Sĩ Khu Chiến Trần Thiện Khải Kết Nạp Vào Đảng Việt Tân. Chủ Trương “Đảng Hóa” Mặt Trận. Dữ Kiện Về Đảng Việt Tân Từ Khu Chiến Ra Tới Hải Ngoại.                                          
Phần VIII: Công Tác Trong Lực Lượng Võ Trang.

- CHƯƠNG 27:   Rời Đài Việt Nam Kháng Chiến. Lý Do Xin Ngưng Làm Việc Ở Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Về Nhân Vật Ngô Chí Dũng - Một Thành Viên Sáng Lập Tổ Chức Người Việt Tự Do Ở Nhật Bản Sau Ngày 30/4/1975 - Người Không Chết, Không Bị Bắt, Vì Không Tham Dự Các Chiến Dịch Đông Tiến. Nhưng Cũng Không Thấy Xuất Hiện Ở Hải Ngoại Sau Khi Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến Không Còn Hoạt Động Trên Đất Thái!?    
  
- CHƯƠNG 28:   Công Tác Trong Lực Lượng Võ Trang. Chiến Hữu Trương Ngọc Ny, Một Trong Những Người Hùng Ở An Lộc 1972 - Năm 1986, Là Căn Cứ Trưởng Kiêm Quyết Đoàn Trưởng 7686 Trong Khu Chiến Hoàng Cơ Minh.             

Phần IX: Chiến Dịch Đông Tiến 2 Lần 1
        Tháng 9/1986     

- CHƯƠNG 29:   Chiến Dịch Đông Tiến II Khởi Động Lần 1. Lễ Ban Quân Lệnh Trước Ngày Lên Đường. Đội Hình Chiến Dịch - Quân Ta Xuống Núi. Không Vượt Sông Mekong Được - Thất Bại. Trở Về Lại Rừng Núi Thái - Lào. Nhận Xét Về Thất Bại Của Chiến Dịch Đông Tiến II Lần 1.     

- CHƯƠNG 30:   Sinh Hoạt Trong Thời Kỳ Đóng Quân. Chờ Đông Tiến II Lần 2 Từ Tháng 9/1986 Đến Tháng 7/1987. Ăn Tết Dã Ngoại. Việc Tử Hình 2 Kháng Chiến Quân Trần Tuyết Ánh Và A Hứng. Làm Báo - Viết Văn Trên Núi. 
        
Phần X: Chiến Dịch Đông Tiến 2 Lần 2
Hạ Tuần Tháng 7/1987

- CHƯƠNG 31:   Chiến Dịch Đông Tiến II Khởi Động Lần 2. Đội Hình Chiến Dịch. Chuyển Quân Đến Bờ Sông Mekong. Vượt Sông Mekong. Trận Đụng Độ Đầu Tiên. Trận Đánh Thứ Nhì Gây Thương Vong Cho Hai Phía. Đường Dài Chiến Dịch - Lịch Sử -  Bi Hùng.  
            
- CHƯƠNG 32:   Chiến Dịch Đông Tiến II Kết Thúc. Ngày 28/8/1987 - Tin Dữ. Cái Chết Của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Toàn Ban Lãnh Đạo Mặt Trận Tự Sát!!! Danh Sách Kháng Chiến Quân Chết - Bị Bắt Làm Tù Binh. Chiến Dịch Đông Tiến III, Đào Bá Kế Chỉ Huy Chiến Dịch.                                            
- CHƯƠNG 33:   Trại Tù - Tìm Tự Do.                          
- CHƯƠNG 34:   Đảng Việt Tân - Phân Hóa Và Hệ Quả.       
- CHƯƠNG 35:   Chương Kết - Cho Ngày Mai!!!       
                          

TÀI LIỆU

1- Việt Nam: 1945 - 1995 Chiến Tranh,
Tị Nạn Và Bài Học Lịch Sử  759
2- Thương Quá Phận Bèo Người Lính Trận  764
3- Hãy “Chửi” Chính Mình  772
4- Hồi Ức Của Một Người Tù
Không Bị Giam Vào Ngục  777
5- Các Tổ Chức Kháng Chiến Bạn  781
6- Việc Thành Lập Mặt Trận QGTNGPVN  787
7- Việc Yểm Trợ Kháng Chiến Ở Hải Ngoại  804
8- Sự Nghiệp Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh  811
9- Vòng Hoa Gửi Người Phục Quốc! Lê Hồng  828
10- Việt Tân: Lột Xác Hay Thay Áo?  840
11- Một Bức Thư Viết Xong Nhưng Không Gửi  851
12- Đỗ Thông Minh: Người Tìm Đường
13- Ra Mắt Hành Trình Người Đi Cứu Nước
14- 12 Điểm Minh Xác:
Phạm Hoàng Tùng Trả Lời Ông Nguyễn Kim
15- Danh Sách Các Kháng Chiến Quân  868
204 người, có 83 hy sinh 
(trong số đó có 10 người bị MT-VT 
thanh toán?),
25 mất tích, số còn lại bị tù 
từ 3 năm tới chung thân.

Những Tài Liệu Trích Dẫn     883
Lời Bạt Của Nhà Văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc     887
Danh Mục     897
Nhà Xuất Bản Tân Văn     901
       Cảm Nghĩ Bạn Đọc   917 

==========================================================

Mua sách:

T140-0004 TOKYO-TO, SHINAGAWA-KU,
MINAMI SHINAGAWA 3-6-3  SASE BLDG. 3F, JAPAN.
Điện thoại: 81-3-5742-2168 (w), & điện thư: 81-3-5742-2170 (w)
Điện thoại & điện thư: 81-3-3799-1763 (h)
Điện tử thư (e-mail): dothongminh2001@yahoo.com
Địa chỉ trang nhà: http://www.mmjp.or.jp/mekongcenter
     - Đại diện phát hành: Nhà Sách Tự Lực
14318 Brookhurst St., Garden GroveCA 92683U.S.A.
Điện thoại: 1-714-531-5290, 1-714-893-3446

Với độc giả từ ngoài Hoa Kỳ, chỉ nhận Mỹ Kim tiền mặt hay Lệnh Phiếu Quốc Tế Bưu Điện (Postal International Money Order)


0 nhận xét:

Post a Comment