Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước & Vụ Án Oan Khuất Và Cái Chết Của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều Trong Rừng Núi Khu Chiến Hoàng Cơ Minh - Phạm Hoàng Tùng
Admin: Bài này (trích chương 23) cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của Phạm Hoàng Tùng - bài không đề ngày nhưng căn cứ vào lời dẫn ở đầu bài do Phạm Hoàng Tùng viết là ngày 6/3/2014), xin xem Mục Lục chi tiết cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" ở cuối bài này.
chữ viết tắt:
MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
ĐẢNG VIỆT TÂN HÀNH HÌNH NGƯỜI YÊU NƯỚC!!!
Chương 23
Khóa Quân Chính – Kháng Quản
…Sau cái chết của chiến hữu Lê Hồng, khóa Quân Chính II vẫn tiếp tục, nhưng thay đổi vị trí học hành. Khóa chúng tôi được lãnh đạo Mặt Trận (gọi tắt là MT) cho di chuyển xuống căn cứ 83, nơi học là hội trường 83, nằm bên dưới khu vực trước đây đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Chính chiến hữu Chủ Tịch MT và chiến hữu Trần Khánh đứng ra giảng dạy khóa học quan trọng này.
Trong khóa Quân Chính này, có ba bài học quan trọng. Bài thứ nhất là bài nói về công tác tổ chức. Bài này do anh Khánh hướng dẫn. Nội dung bài học nhấn mạnh đến sự dung dị trong tổ chức. Tổ chức bao gồm nhiều thành phần đa dạng, yếu tố dung dị khiến cho tổ chức hài hòa và hoạt động có hiệu quả.
Đây chỉ là lý thuyết, trong thực tế, mỗi tổ chức bao gồm nhiều cá nhân, mỗi cá nhân lại là một tiểu vũ trụ, rất phức tạp. Thực tế cho thấy, MT soạn thảo bài Tổ Chức cho kháng chiến quân học hành thảo luận cũng như chuẩn bị công tác tổ chức tại quốc nội trong tương lai gần, tuy nhiên lãnh đạo MT lại không giải quyết được những bất đồng nghiêm trọng trong thượng tầng lãnh đạo tại hải ngoại.
Điều này đã di hại nghiêm trọng cho tới hơn 20 năm sau trong sinh hoạt chính trị chống Cộng - xây dựng dân chủ cho VN tại hải ngoại đưa đến sự chán nản, châm biếm, khinh thường, lạc lõng, mất phương hướng, mất niềm tin trong các cộng đồng VN lưu vong đối với các tổ chức chính trị lưu vong. Khiến các tổ chức này bị gọi là “hữu danh vô thực”, “đấu tranh cuối tuần”, “cách mạng cuối tuần”, háo danh, phe cánh, phường hội, bọn giả hình, không vì nước vì dân mà chỉ cố sức gom góp, lường lận, ăn cắp của công, làm giàu cho cá nhân những người thành lập hay đứng đầu tổ chức cùng nhóm ăn theo. Đó là những con ký sinh trùng chính trị chống cộng, hút máu - bán thân xác người yêu nước - yêu tự do - yêu dân chủ, để vỗ béo thân xác họ.
Bài học quan trọng thứ hai là Sự Kết Hợp. Bài nhấn mạnh đến yếu tố liên kết các tổ chức đấu tranh nhằm tạo sức mạnh cho MT. Lý thuyết bài học đề cập đến các hình thức tiếp xúc với những tổ chức chính trị khác ngoài MT. Cách lượng định tiềm năng của mỗi tổ chức qua số lượng nhân sự, khả năng cán bộ trong tổ chức và khả năng hoạt động của cả tổ chức, để khi tiến hành kết hợp, tạo thành một thế liên minh thích hợp, thống nhất và tăng cường sức mạnh đấu tranh.
Sự kết hợp trong sáng là sự tự nguyện liên minh tạo thành một thực thể chính trị thống nhất vững mạnh, vì ích lợi tối cao của cuộc đấu tranh cho tự do - dân chủ - cường thịnh - nhân ái - nhân bản - nhân đạo cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, thế hệ trưởng thành trong môi trường chính trị - quân sự ở miền Nam trước 1975, khó mà có sự kết hợp - thống nhất trong sáng vì lợi ích chung nói trên. Thay vào đó là vận dụng tối đa các thủ thuật, thủ đoạn chính trị trong kết hợp nhằm mục đích dành cho tổ chức mình đạt ưu thế, ưu thắng trong tiến trình kết hợp. Và vì thế sự kết hợp này đã mang mầm mống sâu xa của sự chia rẽ - phân hóa - tan rã trong đó.
Chiến hữu Chủ Tịch giảng dạy bài này và nhiều bài khác trong khóa học như bài trách nhiệm và vai trò của người cán bộ MT khi thực hiện đường lối của MT tại cơ sở. Trong khóa quân chính này, lãnh đạo MT cũng chuẩn bị cho khóa sinh về khái niệm một thời cơ Tổng Nổi Dậy của toàn dân trên cả nước, khi tình hình cho phép. Việc có thể cho ra đời một chính phủ kháng chiến tại quốc nội nhằm nâng cao uy tín của phong trào kháng chiến, mở rộng khả năng vận động ngoại giao trên trường quốc tế.
Tôi còn nhớ chiến hữu Huỳnh Văn Tiến có đóng góp ý kiến trong lớp học về sự cần thiết hình thành một chính phủ kháng chiến trong quốc nội. Anh Huỳnh Văn Tiến, một thương binh sĩ quan cấp úy, từng phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù trước 1975. Anh và gia đình từ quê hương Trà Vinh đã tự tổ chức vượt biển thành công. Ra khơi, chiếc ghe của gia đình anh và bà con lối xóm được quốc tế vớt và đưa đến Đan Mạch định cư. Sau khi thu xếp cuộc sống riêng cho vợ con, vì lòng yêu nước Việt tha thiết, anh Tiến hy sinh cuộc sống đầm ấm nơi xứ người, trở về khu chiến công tác cho MT.
Trong khóa học này cũng có cả chiến hữu Trương Ngọc Ny, cựu Thiếu Tá, anh Ny từng phục vụ trong binh chủng Dù và cũng từng vang danh trong binh chủng qua trận đánh đẩm máu lịch sử ở An Lộc - Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Sau biến cố làm tan rã nhanh chóng lực lượng quốc gia chống cộng ở miền Nam - 30/4/1975, anh Ny bị tù cải tạo mất nhiều năm trời. Ra tù cộng sản, anh Ny vượt biển đến trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan và tham gia MT từ đây.
Trong khóa này, có một sự kiện mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ, đó là câu hỏi của chiến hữu Nguyễn Hữu Nhiều dành cho chiến hữu Chủ Tịch. Hôm đó trong lúc thảo luận về công tác lãnh đạo của MT, anh Nhiều bỗng giơ tay xin hỏi chiến hữu Chủ Tịch: MT có bao giờ chuẩn bị nhân vật nào thừa kế cho Chủ Tịch MT trong trường hợp vị lãnh đạo tổ chức quá vãng hay không? Vì ngồi ở đầu bàn, tôi thấy chiến hữu Chủ Tịch mặt hơi biến sắc, tuy nhiên sau đó, ông lại ôn tồn trả lời cho cả lớp, mặc dù không đi ngay vào câu hỏi của chiến hữu Nhiều.
Vào cuối khóa, chiến hữu Chủ Tịch ra đề thi là mọi khóa sinh viết đệ trình lên lãnh đạo một kế hoạch hoạt động thực tế khi mỗi cá nhân kháng chiến quân được phân công về một địa phương tại nội địa công tác. Các yếu tố trong kế hoạch bao gồm, tình hình chung trong nước, tình hình chính trị tại địa phương, khả năng kềm kẹp dân chúng của chính quyền Cộng Sản tại địa phương, diễn biến tâm lý quần chúng, kế hoạch phát triển cơ sở kháng chiến, phát triển nhân sự, đào tạo cán bộ cho cơ sở. Theo chiến hữu Chủ Tịch, ngay khi ông chuẩn bị về khu chiến hoạt động, chính cá nhân ông cũng phải làm một đề tài tương tự như thế này.
Bài thi do chính chiến hữu Chủ Tịch chấm và do chiến hữu Trần Khánh công bố kết quả trước toàn khóa học. Chiến hữu Lâm Vĩnh Thuận ngồi bên cạnh tôi được chấm Á Khoa, còn tôi được chấm Thủ Khoa của khóa Quân Chính II. Ngày bế giảng, trước khi các anh em ai nấy trở về công tác tại đơn vị mình, căn cứ 83 đã làm tiệc chiêu đãi các khóa sinh bằng buổi cơm thân mật có thịt gà rô ti, tôi nhớ trong buổi tiệc có sự tham dự của chiến hữu Hải Xăm, lúc đó đang công tác tại căn cứ 83.
* * *
Tôi biết chiến hữu Nhiều qua khóa học Quân Chính, đây cũng là lần đầu và lần cuối gặp anh tại khu chiến. Sau khi thụ huấn xong khóa Quân Chính II, tôi trở về căn cứ 27 tiếp tục công tác tại đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến trong một thời gian ngắn nữa. Còn chiến hữu Nhiều trở về công tác y tế tại căn cứ 81 như trước đây. Bẵng đi một thời gian, chừng vài tháng sau, tin anh Nhiều bị MT tử hình tại căn cứ 81, có lẽ vì chống đối và định bỏ trốn, được khẩu truyền âm thầm trong mọi anh em kháng chiến quân ở khu chiến.
Những tin tức xuất phát từ căn cứ 81, nơi có chiến hữu Nhiều đang công tác, đặc biệt là tin do các anh em trong toán công tác thi hành kỷ luật được tiết lộ thì thầm ra cho anh em kháng chiến quân, đã cho thấy nhiều tình tiết chung quanh vụ Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều bị xử bắn.
Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, theo những thông tin từ khu chiến thời đó, anh tốt nghiệp Bác Sĩ y khoa tại Sài Gòn trước năm 1974 và làm việc tại Bịnh Viện Nguyễn Văn Học tại tỉnh Gia Định thuộc khu vực Sài Gòn - Gia Định. Có thể anh Nhiều đã tham gia quân đội VNCH với cấp bậc Đại Úy Quân Y.
Khoảng cuối năm 1984 đầu năm 1985, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều cùng gia đình vượt biên đến trại tỵ nạn đường bộ sát biên giới Thái - Cambodia. Tại đây đại diện MT có những cuộc tiếp xúc với anh. Thường vào thời đó, tại trại tỵ nạn đường bộ hoặc đường biển, đại diện MT hay vào trại để tuyển mộ người đi theo kháng chiến, đây là cơ sở cung cấp nhân lực cho MT hầu như duy nhất vào thời điểm các năm 1980.
Cũng theo tin ghi nhận từ MT tại khu chiến, Bác Sĩ Nhiều có đặt vấn đề với MT, nếu MT đồng ý giúp cho vợ con anh định cư tại hải ngoại, anh sẽ lên đường vào khu chiến. MT đồng ý việc này, không biết trong các cuộc nói chuyện có thêm những chi tiết gì hay không. Vì thói quen của lãnh đạo MT là bảo mật tuyệt đối, bất kể cả việc phải chôn sự thật vào lòng đất lạnh miên viễn, không muốn đối diện, đối thoại với lịch sử.
Từ lúc vào khu chiến, Bác Sĩ Nhiều được điều động tới căn cứ 81 công tác trong lĩnh vực y tế, trước đó cũng phải trải qua khóa học người kháng chiến quân Việt Nam, bình đẳng như các tân khóa sinh mới bước vào môi trường khu chiến. Có thể vì anh Nhiều là một Bác Sĩ dân sự mới tham gia đời sống khu chiến mang tính bất thường so với đời sống xã hội bình thường, một phần vì khi công tác tại trạm xá căn cứ 81, anh Nhiều có huấn luyện một ít kiến thức chuyên môn cùng một số thực hành căn bản cho các kháng chiến quân đang công tác như là y tá tại khu chiến nên anh Nhiều được cấp trên trọng dụng.
Tại trạm (bịnh) xá căn cứ 81, có những kháng chiến quân đang điều trị bịnh sốt rét, cho nên khẩu phần dinh dưỡng cho khu vực này tương đối đặc biệt, so với những đơn vị khác hay các tiền đồn, căn cứ khác trong khu chiến, được tiếp tế rau cải tươi đều đặn, có phần thịt tươi hàng ngày hoặc hàng tuần, thêm ít bánh trái, đường cát trắng, sữa hộp, quà cáp.
Riêng chiến hữu Nhiều được cung cấp cả thuốc thơm Samit, một loại thuốc lá nổi tiếng, mắc tiền ở đất Thái vào thời đó, một cách thường xuyên theo nhu cầu của anh.
Tuy nhiên có một điều rất rõ là sau một thời gian được trọng đãi đặc biệt lúc mới vào khu chiến, nay chiến hữu Nhiều đang bị “thất sủng”! Có một điều chưa rõ là do MT thất hứa với chiến hữu Nhiều khi đối chiếu lại với nội dung các câu chuyện trước đây đã được hai phía bàn thảo khi còn ở trại tỵ nạn, hay là tại chiến hữu Nhiều đòi hỏi quá đáng, so với khả năng đáp ứng của MT.
Do tính tự cao tự đại, nông nổi của một trí thức, trong nơi chốn mà tìm kiếm được một trí thức có bằng cấp đại học chịu dấn thân là điều khá hiếm hoi, đã khiến cho lãnh đạo MT ngày càng khó chịu với anh và sau cùng phải chọn biện pháp xử lý trong quyền hạn - và cũng không ngoài thói quen - của MT thời đó.
Không loại trừ, anh Nhiều có thể biết một ít bí mật quanh cái chết của chiến hữu Lê Hồng, vì lúc chiến hữu Tư Lịnh bị mắc bịnh sốt thất thường tại căn cứ 81, chiến hữu Nhiều đang làm công tác y tế.
Sau khi cơm không lành, canh không ngọt, chiến hữu Nguyễn Hữu Nhiều bị hạ tầng công tác. Anh không còn được làm việc tại trạm xá căn cứ 81 trong tư cách như là một Bác Sĩ chuyên nghiệp với nhiều phụ cấp ưu đãi mà ít ai có được. Căn cứ trưởng căn cứ 81 theo lịnh của Kháng Đoàn, sắp xếp chiến hữu Nhiều về làm công tác gác cửa hàng ngày ở vòng rào của căn cứ 81. Việc kỷ luật hạ tầng công tác, hay hoán chuyển vị trí làm việc như thế này, là không lạ gì trong khu chiến.
Chính tôi cũng đã từng bị hạ tầng công tác khi có những lời nói hoặc bài viết đụng chạm tới cung cách của lãnh đạo MT, theo suy nghĩ chủ quan của người lãnh đạo.
Cách điều phối nhân sự, thuật dụng nhân như thế của MT là để thử thách thêm ý chí theo đuổi cuộc đấu tranh của kháng chiến quân, vừa có tính cách huấn nhục người chiến hữu, nhất là vừa đo lường thêm sự trung thành (tiêu chuẩn đạo đức) của kháng chiến quân với MT.
Từ khi bị hạ tầng công tác như là một người kháng chiến quân hàng ngày cầm cây súng carbin cũ mèm, ngồi gác ở các cửa ra vào khu vực 81, chiến hữu Nhiều lại càng sa sút tinh thần, sắc diện anh ngày một buồn chán, anh hay kêu than với đồng đội chung đơn vị.
Có một sự kiện, chưa rõ đó là âm mưu cài người của MT để theo dõi lấy tin hay là sự trung thực khai báo của người kháng chiến quân ở sát cạnh anh Nhiều. Kháng chiến quân này còn rất trẻ độ 17 tuổi, được cử làm việc chung với anh Nhiều hàng ngày, đã mang câu chuyện của anh Nhiều tâm tình riêng với anh báo cho cấp trên. Theo chiến hữu này, chiến hữu Nhiều đã mang ý định trốn khỏi khu chiến ra hỏi ý kiến đồng thời rủ anh này cùng trốn để tìm cuộc sống khác. Khi nhận được báo cáo và có bằng chứng sống trong tay, lãnh đạo MT tại khu chiến quyết định thi hành kỷ kuật chiến hữu Nhiều.
Theo khẩu truyền của anh em kháng chiến quân tại căn cứ 81, một hôm khi đang ngồi gác cổng như thường lệ, chiến hữu Nhiều được một toán công tác đến nói, có lịnh bảo anh phải đi công tác xa với toán này. Một người trong toán công tác thi hành kỷ luật này, có thể là chiến hữu Trần Văn Quốc. Anh Quốc người tỉnh Sông Bé(Bình Phước hiện nay), thuở nhỏ từng làm giao liên cho Việt Cộng, sau này anh bỏ đảng và vượt biên qua Thái, sau đó tham gia MT. Anh Quốc gan dạ, khỏe mạnh, chấp hành kỷ luật tốt, giỏi nghề đi rừng và bẫy thú rừng.
Toán này đi càng ngày càng tiến vào sâu trong rừng rậm, đến một chỗ thấy có một cái hố đã đào sẳn, chiến hữu Nhiều mới được chiến hữu toán trưởng thông báo cho biết là MT đã quyết định tử hình anh. Và trước khi thi hành lịnh, người toán trưởng mời anh hút một điếu thuốc cuối cùng.
Khi biết tin như vậy, chiến hữu Nhiều đã quì xuống khóc than, van xin các kháng chiến quân đang nhận nhiệm vụ đừng bắn anh.
Nhưng lịnh phải được thi hành tuyệt đối, bởi vì 3 kháng chiến quân trong toán hành quyết là 3 chiến hữu đã được MT chọn lựa kỹ càng để làm công tác này. Nếu có một anh vì lòng nhân từ muốn tha chết chiến hữu Nhiều và bảo anh trốn vào rừng sâu tìm sinh lộ, thì hai anh kia sẽ không chịu, hoặc về báo cáo lại, thì chắn chắn chiến hữu có lòng nhân từ này có một định mệnh tồi tệ như anh Nhiều. Còn nếu trông mong cả 3 kháng chiến quân thuộc toán hành quyết đều có lòng thương người cả thì rất khó xảy ra.
Trong khu chiến có hai cách hành hình những người yêu nước, những người đã rời khỏi gia đình, lên đường dấn thân vì lý tưởng tự do, theo lời kêu gọi của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh.
Một là, kháng chiến quân (bị Mặt Trận Hoàng Cơ Minh coi là tội nhân) bị trói vào cây cột ở góc rừng, hai tay kháng chiến quân bị trói quặt ra sau, mắt bị bịt kín. Phía sau kháng chiến quân là một hố chôn người được đào sẳn trước đó một ngày, đất còn tươi rói.
Phía trước kháng chiến quân bị hành hình là một đội hành quyết gồm 6 người cũng toàn là chiến hữu của anh ta.
Mỗi toán viên trong đội hành quyết, trong tư thế quì xuống, súng hướng về phía trước, nhắm bắn chiến hữu mình bị coi là tội nhân trong khu chiến. Và mỗi toán viên được lịnh phải bắn 3 phát đạn, số phát đạn mà kháng chiến quân bị bắn là 18 viên đạn.
Chưa hết, một kháng chiến quân được giao nhiệm vụ làm toán trưởng toán hành hình sẽ đến gần nạn nhân và kê nòng súng ngắn bắn phát đạn gọi là sau cùng để cho chiến hữu mình còn hấp hối những giây phút cuối của đời người hay là đã chết, phải chết luôn. Tổng cộng là 19 viên đạn khi tử hình một kháng chiến quân………
Phạm Hoàng Tùng đã một lần nhận lịnh của MT là phải đi chung với hơn 10 kháng chiến quân học cùng khóa để chứng kiến cảnh hành hình kiểu này tại góc rừng thuộc căn cứ 81. Mục đích cho các kháng chiến quân khác chứng kiến tận mắt cuộc hành hình nhằm gây tâm lý nể sợ và phải tuân phục MT một cách tuyệt đối.
Cách hành hình thứ hai là một toán 3 người mang nạn nhân vào rừng sâu xử bắn âm thầm như trường hợp của Bác Sĩ Nhiều. Địa điểm nơi đây cũng không xa căn cứ và được chọn lựa trước mấy ngày, hố chôn người cũng được đào sẳn, khi bắn nạn nhân xong, đẩy xuống hố chôn, xóa dấu tích, và rồi toán hành quyết trở về căn cứ báo cáo đã hoàn thành “nhiệm vụ” khai tử chiến hữu mình. Mọi sự sắp xếp như thế này đều có sự phê duyệt chung cuộc bởi ông Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận. Trong khu chiến ông Hoàng Cơ Minh là người lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối, toàn diện.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, người trí thức trẻ chưa quá 40 tuổi, vị Bác Sĩ duy nhất vào sống trong khu chiến, đã nằm xuống mãi mãi trong cái huyệt được đào vội vã giữa rừng sâu như thế, chỉ vì có những bất đồng với lãnh đạo MT về quan điểm nội bộ mà xem ra có thể giải quyết được bằng thảo luận dân chủ.
Nhưng theo nhiều người trong MT, thời đó, trong khu chiến, khó có thể thực hiện các sinh hoạt dân chủ vì cần bảo mật địa điểm và nhiều điều khác nữa? Hành động này khiến tôi lại nhớ đến câu nói của chiến hữu Nguyễn Huy, Kháng Đoàn Trưởng, là khu chiến không có nhà tù!!!
Anh Huy tên thật là Nguyễn Trọng Hùng, người từ tiểu bang Hawaii - Hoa Kỳ, về khu chiến, anh có bộ râu mép duyên dáng, dáng người thấp gọn, từng là sĩ quan tình báo tại Quân Khu II. Từ khu chiến anh Huy có đi theo chiến hữu Chủ Tịch đến Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Chính Nghĩa năm 1983 và cuối tháng 12/1984 để tổ chức đại hội ở San Jose, Bắc Cali chính thức khai trừ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại là ông Phạm Văn Liễu, hầu hết Ủy Viên Ban Chấp Hành và luôn cả Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến do cụ Phạm Ngọc Lũy làm Chủ Tịch...gây chấn động dư luận.
Tokyo - Japan , 2007
Niên Biểu
Giới Thiệu Phần II: Trại Tị Nạn Sikhiu - Thái Lan, 1983.
Phần III: Khu Chiến Hoàng Cơ Minh, 1984.
Phần VI: Dời Căn Cứ.
- CHƯƠNG 25: Chiến Dịch Đông Tiến I. Tư Lịnh Phó Dương Văn Tư Và Quyết Đoàn Trưởng Huỳnh Trọng Hà Chỉ Huy Chiến Dịch. Những Kháng Chiến Quân Anh Hùng Hơn Tráng Sĩ Kinh Kha! Hậu Quả Trầm Trọng Của Chiến Dịch!!! Danh Sách Kháng Chiến Quân Tham Dự Đông Tiến I.
TÀI LIỆU
==========================================================
Mua sách:
14318 Brookhurst St., Garden Grove , CA 92683 , U.S.A.
Admin: Bài này (trích chương 23) cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của Phạm Hoàng Tùng - bài không đề ngày nhưng căn cứ vào lời dẫn ở đầu bài do Phạm Hoàng Tùng viết là ngày 6/3/2014), xin xem Mục Lục chi tiết cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" ở cuối bài này.
chữ viết tắt:
MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
=====================
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas |
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 2) của Phạm Hoàng Tùng ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas |
ĐẢNG VIỆT TÂN HÀNH HÌNH NGƯỜI YÊU NƯỚC!!!
Chương 23
Khóa Quân Chính – Kháng Quản
nguồn ảnh: Phạm Hoàng Tùng |
…Sau cái chết của chiến hữu Lê Hồng, khóa Quân Chính II vẫn tiếp tục, nhưng thay đổi vị trí học hành. Khóa chúng tôi được lãnh đạo Mặt Trận (gọi tắt là MT) cho di chuyển xuống căn cứ 83, nơi học là hội trường 83, nằm bên dưới khu vực trước đây đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Chính chiến hữu Chủ Tịch MT và chiến hữu Trần Khánh đứng ra giảng dạy khóa học quan trọng này.
Trong khóa Quân Chính này, có ba bài học quan trọng. Bài thứ nhất là bài nói về công tác tổ chức. Bài này do anh Khánh hướng dẫn. Nội dung bài học nhấn mạnh đến sự dung dị trong tổ chức. Tổ chức bao gồm nhiều thành phần đa dạng, yếu tố dung dị khiến cho tổ chức hài hòa và hoạt động có hiệu quả.
Đây chỉ là lý thuyết, trong thực tế, mỗi tổ chức bao gồm nhiều cá nhân, mỗi cá nhân lại là một tiểu vũ trụ, rất phức tạp. Thực tế cho thấy, MT soạn thảo bài Tổ Chức cho kháng chiến quân học hành thảo luận cũng như chuẩn bị công tác tổ chức tại quốc nội trong tương lai gần, tuy nhiên lãnh đạo MT lại không giải quyết được những bất đồng nghiêm trọng trong thượng tầng lãnh đạo tại hải ngoại.
Điều này đã di hại nghiêm trọng cho tới hơn 20 năm sau trong sinh hoạt chính trị chống Cộng - xây dựng dân chủ cho VN tại hải ngoại đưa đến sự chán nản, châm biếm, khinh thường, lạc lõng, mất phương hướng, mất niềm tin trong các cộng đồng VN lưu vong đối với các tổ chức chính trị lưu vong. Khiến các tổ chức này bị gọi là “hữu danh vô thực”, “đấu tranh cuối tuần”, “cách mạng cuối tuần”, háo danh, phe cánh, phường hội, bọn giả hình, không vì nước vì dân mà chỉ cố sức gom góp, lường lận, ăn cắp của công, làm giàu cho cá nhân những người thành lập hay đứng đầu tổ chức cùng nhóm ăn theo. Đó là những con ký sinh trùng chính trị chống cộng, hút máu - bán thân xác người yêu nước - yêu tự do - yêu dân chủ, để vỗ béo thân xác họ.
Bài học quan trọng thứ hai là Sự Kết Hợp. Bài nhấn mạnh đến yếu tố liên kết các tổ chức đấu tranh nhằm tạo sức mạnh cho MT. Lý thuyết bài học đề cập đến các hình thức tiếp xúc với những tổ chức chính trị khác ngoài MT. Cách lượng định tiềm năng của mỗi tổ chức qua số lượng nhân sự, khả năng cán bộ trong tổ chức và khả năng hoạt động của cả tổ chức, để khi tiến hành kết hợp, tạo thành một thế liên minh thích hợp, thống nhất và tăng cường sức mạnh đấu tranh.
Sự kết hợp trong sáng là sự tự nguyện liên minh tạo thành một thực thể chính trị thống nhất vững mạnh, vì ích lợi tối cao của cuộc đấu tranh cho tự do - dân chủ - cường thịnh - nhân ái - nhân bản - nhân đạo cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, thế hệ trưởng thành trong môi trường chính trị - quân sự ở miền Nam trước 1975, khó mà có sự kết hợp - thống nhất trong sáng vì lợi ích chung nói trên. Thay vào đó là vận dụng tối đa các thủ thuật, thủ đoạn chính trị trong kết hợp nhằm mục đích dành cho tổ chức mình đạt ưu thế, ưu thắng trong tiến trình kết hợp. Và vì thế sự kết hợp này đã mang mầm mống sâu xa của sự chia rẽ - phân hóa - tan rã trong đó.
Chiến hữu Chủ Tịch giảng dạy bài này và nhiều bài khác trong khóa học như bài trách nhiệm và vai trò của người cán bộ MT khi thực hiện đường lối của MT tại cơ sở. Trong khóa quân chính này, lãnh đạo MT cũng chuẩn bị cho khóa sinh về khái niệm một thời cơ Tổng Nổi Dậy của toàn dân trên cả nước, khi tình hình cho phép. Việc có thể cho ra đời một chính phủ kháng chiến tại quốc nội nhằm nâng cao uy tín của phong trào kháng chiến, mở rộng khả năng vận động ngoại giao trên trường quốc tế.
Tôi còn nhớ chiến hữu Huỳnh Văn Tiến có đóng góp ý kiến trong lớp học về sự cần thiết hình thành một chính phủ kháng chiến trong quốc nội. Anh Huỳnh Văn Tiến, một thương binh sĩ quan cấp úy, từng phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù trước 1975. Anh và gia đình từ quê hương Trà Vinh đã tự tổ chức vượt biển thành công. Ra khơi, chiếc ghe của gia đình anh và bà con lối xóm được quốc tế vớt và đưa đến Đan Mạch định cư. Sau khi thu xếp cuộc sống riêng cho vợ con, vì lòng yêu nước Việt tha thiết, anh Tiến hy sinh cuộc sống đầm ấm nơi xứ người, trở về khu chiến công tác cho MT.
Trong khóa học này cũng có cả chiến hữu Trương Ngọc Ny, cựu Thiếu Tá, anh Ny từng phục vụ trong binh chủng Dù và cũng từng vang danh trong binh chủng qua trận đánh đẩm máu lịch sử ở An Lộc - Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Sau biến cố làm tan rã nhanh chóng lực lượng quốc gia chống cộng ở miền Nam - 30/4/1975, anh Ny bị tù cải tạo mất nhiều năm trời. Ra tù cộng sản, anh Ny vượt biển đến trại tỵ nạn Sikhiu - Thái Lan và tham gia MT từ đây.
Trong khóa này, có một sự kiện mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ, đó là câu hỏi của chiến hữu Nguyễn Hữu Nhiều dành cho chiến hữu Chủ Tịch. Hôm đó trong lúc thảo luận về công tác lãnh đạo của MT, anh Nhiều bỗng giơ tay xin hỏi chiến hữu Chủ Tịch: MT có bao giờ chuẩn bị nhân vật nào thừa kế cho Chủ Tịch MT trong trường hợp vị lãnh đạo tổ chức quá vãng hay không? Vì ngồi ở đầu bàn, tôi thấy chiến hữu Chủ Tịch mặt hơi biến sắc, tuy nhiên sau đó, ông lại ôn tồn trả lời cho cả lớp, mặc dù không đi ngay vào câu hỏi của chiến hữu Nhiều.
Vào cuối khóa, chiến hữu Chủ Tịch ra đề thi là mọi khóa sinh viết đệ trình lên lãnh đạo một kế hoạch hoạt động thực tế khi mỗi cá nhân kháng chiến quân được phân công về một địa phương tại nội địa công tác. Các yếu tố trong kế hoạch bao gồm, tình hình chung trong nước, tình hình chính trị tại địa phương, khả năng kềm kẹp dân chúng của chính quyền Cộng Sản tại địa phương, diễn biến tâm lý quần chúng, kế hoạch phát triển cơ sở kháng chiến, phát triển nhân sự, đào tạo cán bộ cho cơ sở. Theo chiến hữu Chủ Tịch, ngay khi ông chuẩn bị về khu chiến hoạt động, chính cá nhân ông cũng phải làm một đề tài tương tự như thế này.
Bài thi do chính chiến hữu Chủ Tịch chấm và do chiến hữu Trần Khánh công bố kết quả trước toàn khóa học. Chiến hữu Lâm Vĩnh Thuận ngồi bên cạnh tôi được chấm Á Khoa, còn tôi được chấm Thủ Khoa của khóa Quân Chính II. Ngày bế giảng, trước khi các anh em ai nấy trở về công tác tại đơn vị mình, căn cứ 83 đã làm tiệc chiêu đãi các khóa sinh bằng buổi cơm thân mật có thịt gà rô ti, tôi nhớ trong buổi tiệc có sự tham dự của chiến hữu Hải Xăm, lúc đó đang công tác tại căn cứ 83.
Một lớp học chính trị trong khu chiến Hoàng Cơ Minh - nguồn ảnh: Phạm Hoàng Tùng |
* * *
Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, Ông Là Ai? Một Kháng Chiến Quân Và Cũng Là Vị Trí Thức Đã Bị Định Đoạt Số Phận Như Thế Nào Trong Khu Chiến Cách Mạng!?
Tôi biết chiến hữu Nhiều qua khóa học Quân Chính, đây cũng là lần đầu và lần cuối gặp anh tại khu chiến. Sau khi thụ huấn xong khóa Quân Chính II, tôi trở về căn cứ 27 tiếp tục công tác tại đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến trong một thời gian ngắn nữa. Còn chiến hữu Nhiều trở về công tác y tế tại căn cứ 81 như trước đây. Bẵng đi một thời gian, chừng vài tháng sau, tin anh Nhiều bị MT tử hình tại căn cứ 81, có lẽ vì chống đối và định bỏ trốn, được khẩu truyền âm thầm trong mọi anh em kháng chiến quân ở khu chiến.
Những tin tức xuất phát từ căn cứ 81, nơi có chiến hữu Nhiều đang công tác, đặc biệt là tin do các anh em trong toán công tác thi hành kỷ luật được tiết lộ thì thầm ra cho anh em kháng chiến quân, đã cho thấy nhiều tình tiết chung quanh vụ Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều bị xử bắn.
Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, theo những thông tin từ khu chiến thời đó, anh tốt nghiệp Bác Sĩ y khoa tại Sài Gòn trước năm 1974 và làm việc tại Bịnh Viện Nguyễn Văn Học tại tỉnh Gia Định thuộc khu vực Sài Gòn - Gia Định. Có thể anh Nhiều đã tham gia quân đội VNCH với cấp bậc Đại Úy Quân Y.
Khoảng cuối năm 1984 đầu năm 1985, Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều cùng gia đình vượt biên đến trại tỵ nạn đường bộ sát biên giới Thái - Cambodia. Tại đây đại diện MT có những cuộc tiếp xúc với anh. Thường vào thời đó, tại trại tỵ nạn đường bộ hoặc đường biển, đại diện MT hay vào trại để tuyển mộ người đi theo kháng chiến, đây là cơ sở cung cấp nhân lực cho MT hầu như duy nhất vào thời điểm các năm 1980.
Cũng theo tin ghi nhận từ MT tại khu chiến, Bác Sĩ Nhiều có đặt vấn đề với MT, nếu MT đồng ý giúp cho vợ con anh định cư tại hải ngoại, anh sẽ lên đường vào khu chiến. MT đồng ý việc này, không biết trong các cuộc nói chuyện có thêm những chi tiết gì hay không. Vì thói quen của lãnh đạo MT là bảo mật tuyệt đối, bất kể cả việc phải chôn sự thật vào lòng đất lạnh miên viễn, không muốn đối diện, đối thoại với lịch sử.
Từ lúc vào khu chiến, Bác Sĩ Nhiều được điều động tới căn cứ 81 công tác trong lĩnh vực y tế, trước đó cũng phải trải qua khóa học người kháng chiến quân Việt Nam, bình đẳng như các tân khóa sinh mới bước vào môi trường khu chiến. Có thể vì anh Nhiều là một Bác Sĩ dân sự mới tham gia đời sống khu chiến mang tính bất thường so với đời sống xã hội bình thường, một phần vì khi công tác tại trạm xá căn cứ 81, anh Nhiều có huấn luyện một ít kiến thức chuyên môn cùng một số thực hành căn bản cho các kháng chiến quân đang công tác như là y tá tại khu chiến nên anh Nhiều được cấp trên trọng dụng.
Tại trạm (bịnh) xá căn cứ 81, có những kháng chiến quân đang điều trị bịnh sốt rét, cho nên khẩu phần dinh dưỡng cho khu vực này tương đối đặc biệt, so với những đơn vị khác hay các tiền đồn, căn cứ khác trong khu chiến, được tiếp tế rau cải tươi đều đặn, có phần thịt tươi hàng ngày hoặc hàng tuần, thêm ít bánh trái, đường cát trắng, sữa hộp, quà cáp.
Riêng chiến hữu Nhiều được cung cấp cả thuốc thơm Samit, một loại thuốc lá nổi tiếng, mắc tiền ở đất Thái vào thời đó, một cách thường xuyên theo nhu cầu của anh.
Tuy nhiên có một điều rất rõ là sau một thời gian được trọng đãi đặc biệt lúc mới vào khu chiến, nay chiến hữu Nhiều đang bị “thất sủng”! Có một điều chưa rõ là do MT thất hứa với chiến hữu Nhiều khi đối chiếu lại với nội dung các câu chuyện trước đây đã được hai phía bàn thảo khi còn ở trại tỵ nạn, hay là tại chiến hữu Nhiều đòi hỏi quá đáng, so với khả năng đáp ứng của MT.
Do tính tự cao tự đại, nông nổi của một trí thức, trong nơi chốn mà tìm kiếm được một trí thức có bằng cấp đại học chịu dấn thân là điều khá hiếm hoi, đã khiến cho lãnh đạo MT ngày càng khó chịu với anh và sau cùng phải chọn biện pháp xử lý trong quyền hạn - và cũng không ngoài thói quen - của MT thời đó.
Không loại trừ, anh Nhiều có thể biết một ít bí mật quanh cái chết của chiến hữu Lê Hồng, vì lúc chiến hữu Tư Lịnh bị mắc bịnh sốt thất thường tại căn cứ 81, chiến hữu Nhiều đang làm công tác y tế.
Sau khi cơm không lành, canh không ngọt, chiến hữu Nguyễn Hữu Nhiều bị hạ tầng công tác. Anh không còn được làm việc tại trạm xá căn cứ 81 trong tư cách như là một Bác Sĩ chuyên nghiệp với nhiều phụ cấp ưu đãi mà ít ai có được. Căn cứ trưởng căn cứ 81 theo lịnh của Kháng Đoàn, sắp xếp chiến hữu Nhiều về làm công tác gác cửa hàng ngày ở vòng rào của căn cứ 81. Việc kỷ luật hạ tầng công tác, hay hoán chuyển vị trí làm việc như thế này, là không lạ gì trong khu chiến.
Chính tôi cũng đã từng bị hạ tầng công tác khi có những lời nói hoặc bài viết đụng chạm tới cung cách của lãnh đạo MT, theo suy nghĩ chủ quan của người lãnh đạo.
Cách điều phối nhân sự, thuật dụng nhân như thế của MT là để thử thách thêm ý chí theo đuổi cuộc đấu tranh của kháng chiến quân, vừa có tính cách huấn nhục người chiến hữu, nhất là vừa đo lường thêm sự trung thành (tiêu chuẩn đạo đức) của kháng chiến quân với MT.
Từ khi bị hạ tầng công tác như là một người kháng chiến quân hàng ngày cầm cây súng carbin cũ mèm, ngồi gác ở các cửa ra vào khu vực 81, chiến hữu Nhiều lại càng sa sút tinh thần, sắc diện anh ngày một buồn chán, anh hay kêu than với đồng đội chung đơn vị.
Có một sự kiện, chưa rõ đó là âm mưu cài người của MT để theo dõi lấy tin hay là sự trung thực khai báo của người kháng chiến quân ở sát cạnh anh Nhiều. Kháng chiến quân này còn rất trẻ độ 17 tuổi, được cử làm việc chung với anh Nhiều hàng ngày, đã mang câu chuyện của anh Nhiều tâm tình riêng với anh báo cho cấp trên. Theo chiến hữu này, chiến hữu Nhiều đã mang ý định trốn khỏi khu chiến ra hỏi ý kiến đồng thời rủ anh này cùng trốn để tìm cuộc sống khác. Khi nhận được báo cáo và có bằng chứng sống trong tay, lãnh đạo MT tại khu chiến quyết định thi hành kỷ kuật chiến hữu Nhiều.
Theo khẩu truyền của anh em kháng chiến quân tại căn cứ 81, một hôm khi đang ngồi gác cổng như thường lệ, chiến hữu Nhiều được một toán công tác đến nói, có lịnh bảo anh phải đi công tác xa với toán này. Một người trong toán công tác thi hành kỷ luật này, có thể là chiến hữu Trần Văn Quốc. Anh Quốc người tỉnh Sông Bé(Bình Phước hiện nay), thuở nhỏ từng làm giao liên cho Việt Cộng, sau này anh bỏ đảng và vượt biên qua Thái, sau đó tham gia MT. Anh Quốc gan dạ, khỏe mạnh, chấp hành kỷ luật tốt, giỏi nghề đi rừng và bẫy thú rừng.
Toán này đi càng ngày càng tiến vào sâu trong rừng rậm, đến một chỗ thấy có một cái hố đã đào sẳn, chiến hữu Nhiều mới được chiến hữu toán trưởng thông báo cho biết là MT đã quyết định tử hình anh. Và trước khi thi hành lịnh, người toán trưởng mời anh hút một điếu thuốc cuối cùng.
Khi biết tin như vậy, chiến hữu Nhiều đã quì xuống khóc than, van xin các kháng chiến quân đang nhận nhiệm vụ đừng bắn anh.
Nhưng lịnh phải được thi hành tuyệt đối, bởi vì 3 kháng chiến quân trong toán hành quyết là 3 chiến hữu đã được MT chọn lựa kỹ càng để làm công tác này. Nếu có một anh vì lòng nhân từ muốn tha chết chiến hữu Nhiều và bảo anh trốn vào rừng sâu tìm sinh lộ, thì hai anh kia sẽ không chịu, hoặc về báo cáo lại, thì chắn chắn chiến hữu có lòng nhân từ này có một định mệnh tồi tệ như anh Nhiều. Còn nếu trông mong cả 3 kháng chiến quân thuộc toán hành quyết đều có lòng thương người cả thì rất khó xảy ra.
Trong khu chiến có hai cách hành hình những người yêu nước, những người đã rời khỏi gia đình, lên đường dấn thân vì lý tưởng tự do, theo lời kêu gọi của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh.
Một là, kháng chiến quân (bị Mặt Trận Hoàng Cơ Minh coi là tội nhân) bị trói vào cây cột ở góc rừng, hai tay kháng chiến quân bị trói quặt ra sau, mắt bị bịt kín. Phía sau kháng chiến quân là một hố chôn người được đào sẳn trước đó một ngày, đất còn tươi rói.
Phía trước kháng chiến quân bị hành hình là một đội hành quyết gồm 6 người cũng toàn là chiến hữu của anh ta.
Mỗi toán viên trong đội hành quyết, trong tư thế quì xuống, súng hướng về phía trước, nhắm bắn chiến hữu mình bị coi là tội nhân trong khu chiến. Và mỗi toán viên được lịnh phải bắn 3 phát đạn, số phát đạn mà kháng chiến quân bị bắn là 18 viên đạn.
Chưa hết, một kháng chiến quân được giao nhiệm vụ làm toán trưởng toán hành hình sẽ đến gần nạn nhân và kê nòng súng ngắn bắn phát đạn gọi là sau cùng để cho chiến hữu mình còn hấp hối những giây phút cuối của đời người hay là đã chết, phải chết luôn. Tổng cộng là 19 viên đạn khi tử hình một kháng chiến quân………
Phạm Hoàng Tùng đã một lần nhận lịnh của MT là phải đi chung với hơn 10 kháng chiến quân học cùng khóa để chứng kiến cảnh hành hình kiểu này tại góc rừng thuộc căn cứ 81. Mục đích cho các kháng chiến quân khác chứng kiến tận mắt cuộc hành hình nhằm gây tâm lý nể sợ và phải tuân phục MT một cách tuyệt đối.
Cách hành hình thứ hai là một toán 3 người mang nạn nhân vào rừng sâu xử bắn âm thầm như trường hợp của Bác Sĩ Nhiều. Địa điểm nơi đây cũng không xa căn cứ và được chọn lựa trước mấy ngày, hố chôn người cũng được đào sẳn, khi bắn nạn nhân xong, đẩy xuống hố chôn, xóa dấu tích, và rồi toán hành quyết trở về căn cứ báo cáo đã hoàn thành “nhiệm vụ” khai tử chiến hữu mình. Mọi sự sắp xếp như thế này đều có sự phê duyệt chung cuộc bởi ông Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận. Trong khu chiến ông Hoàng Cơ Minh là người lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối, toàn diện.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, người trí thức trẻ chưa quá 40 tuổi, vị Bác Sĩ duy nhất vào sống trong khu chiến, đã nằm xuống mãi mãi trong cái huyệt được đào vội vã giữa rừng sâu như thế, chỉ vì có những bất đồng với lãnh đạo MT về quan điểm nội bộ mà xem ra có thể giải quyết được bằng thảo luận dân chủ.
Nhưng theo nhiều người trong MT, thời đó, trong khu chiến, khó có thể thực hiện các sinh hoạt dân chủ vì cần bảo mật địa điểm và nhiều điều khác nữa? Hành động này khiến tôi lại nhớ đến câu nói của chiến hữu Nguyễn Huy, Kháng Đoàn Trưởng, là khu chiến không có nhà tù!!!
Anh Huy tên thật là Nguyễn Trọng Hùng, người từ tiểu bang Hawaii - Hoa Kỳ, về khu chiến, anh có bộ râu mép duyên dáng, dáng người thấp gọn, từng là sĩ quan tình báo tại Quân Khu II. Từ khu chiến anh Huy có đi theo chiến hữu Chủ Tịch đến Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Chính Nghĩa năm 1983 và cuối tháng 12/1984 để tổ chức đại hội ở San Jose, Bắc Cali chính thức khai trừ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại là ông Phạm Văn Liễu, hầu hết Ủy Viên Ban Chấp Hành và luôn cả Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến do cụ Phạm Ngọc Lũy làm Chủ Tịch...gây chấn động dư luận.
=============
Ấn bản 2 có hiệu chính và tăng bổ
Nhà xuất bản Tân Văn
Hồi Ký Kháng Chiến
HÀNH TRÌNH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC
Phạm Hoàng Tùng
Bản quyền © 2006 thuộc các tác giả và nhà xuất bản Tân Văn / Mekong Center . Bản quyền trên toàn thế giới. Cấm sao chép dưới bất cứ hình thức nào nếu không có sự đồng ý bằng văn bản.
Copyright © 2006, 2007 by authors and Tan Van / Mekong Center Publisher. World rights reserved. No part of this book may be duplicated in any way without written consent.
Nxb Tân Văn/Mekong Center . Ấn bản 1: 2006, ấn bản 2: 2007.
Tan Van/Mekong Center. 1st edition in 2006, 2nd edition in 2007.
In tại Select Graphic Printing, Hoa Kỳ Printed by SGP in the U.S.A.
Bìa và hình: Phạm Hoàng Tùng - Đỗ Thông Minh
Cover and pictures by Pham Hoang Tung - Do Thong Minh.
Đánh máy & trình bầy: Phạm Hoàng Tùng - Đỗ Thông Minh
Typewriting & layout: Pham Hoang Tung - Do Thong Minh
Mục Lục
Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị ngày 8/3/1982 tại khu chiến |
- Cuốn 1/2 -
Niên Biểu
Giới Thiệu
Lời Tựa: Tôn Trọng Sự Thực.
Phần I: Cụt Lối - Tìm Đường.
- CHƯƠNG 1: Tình Nhà. Miền Nam Sụp Đổ Bi Hùng! Sự Sụp Đổ Rất Cần Thiết Để Khai Tử Chế Độ Miền Nam Bị Khuynh Loát Bởi Thành Phần Lãnh Đạo Không Trong Sạch, Không Xứng Đáng. Và Để Lịch Sử Soi Rọi Chân Tướng Độc Tài Bạo Trị Của Chế Độ Đảng Quyền Hà Nội.
- CHƯƠNG 2: Ra Đi. Vượt Thoát Khỏi Việt Nam Thống Nhất Dưới Ách Chuyên Chế Tập Trung Kết Hợp Lý Thuyết Chuyên Chính Vô Sản.
- CHƯƠNG 3: Vượt Biên Qua Cam Bốt Lần Thứ 1, 1982. Di Ảnh “Thiên Đường!!!” Khmer Đỏ - Polpot. Chế Độ Cộng Sản Không Phải Mùa Xuân - Chính Là Địa Ngục Trên Trái Đất.
- CHƯƠNG 4: Thời Gian Sống Tại Cam Bốt. “Tình Đồng Chí?” Tương Tàn!!! Điềm Gở Báo Hiệu Rạn Vỡ Toàn Diện Khối Đoàn Kết Vô Sản Quốc Tế.
- Bối Cảnh Lực Lượng Kháng Chiến Đông Dương -
Một Nền Tảng Chính Trị Mới?
Cho Dân Tộc Việt Nam Nhân Ái Ưa Chuộng
Tự Do - Hòa Bình
Tự Do - Hòa Bình
- CHƯƠNG 5: Trại Tị Nạn Sikhiu. Thực Trạng Đời Sống Người Việt Trong Một Trại Tị Nạn Tránh Họa Độc Tài Hà Nội. Hãy ''Chửi'' Chính Mình!- Một Phê Phán Triệt Để Hiện Thực Xã Hội Việt Nam Hiện Đại.
- CHƯƠNG 6: Liên Lạc Và Tham Gia Hoạt Động. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam Trong Trại Sikhiu. Hoài Bảo Cao Đẹp Về Một Tân Quốc Gia Việt Nam Tự Do Trong Tương Lai. Một Nền Tảng Chính Trị Mới? Cho Dân Tộc Việt Nam Nhân Ái Ưa Chuộng Tự Do - Hòa Bình.
- CHƯƠNG 7: Rời Trại Tị Nạn. Tự Nguyện Tham Gia Mặt Trận Tại Khu Chiến. Bài Thơ “Phản Chiến” Của Bùi Minh Quốc – Nhà Thơ Đối Kháng Chế Độ Đảng Quyền.
Phần III: Khu Chiến Hoàng Cơ Minh, 1984.
- CHƯƠNG 8: Đường Vào Khu Chiến.
- CHƯƠNG 9: Đêm Đầu Tiên Trong Lòng Khu Chiến. Đọc Lời Giới Thiệu Tập Hồi Ký Của Tác Giả Trần Vàng Sao - Người Đã Bỏ Phố Thị Miền Nam, Lên Rừng, Vào Khu Chiến, Ở Thập Niên 1960, Cùng Bao Đổ Vỡ Nhận Thức Về Cuộc Cách Mạng!!!
Phần IV: Kháng Chiến Quân Việt Nam !!!
- CHƯƠNG 10: Huấn Luyện Quân Sự. Thời Kỳ Huấn Luyện Tại Tiền Đồn Hải Vân.
- CHƯƠNG 11: Giáo - Vũ Khí Đầu Tiên Của Kháng Chiến Quân.
- CHƯƠNG 12: Tiền Đồn Bạch Mã - Nơi Được Gặp Chiến Hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh Lần Đầu Tiên Trong Khu Chiến.
- CHƯƠNG 13: Đi Tải.
- CHƯƠNG 14: Căn Cứ 84 Hay Còn Gọi Là Căn Cứ Bình Thủy - Một Hậu Trạm - Tiền Trạm Trong Khu Chiến Hoàng Cơ Minh.
- CHƯƠNG 14: Căn Cứ 84 Hay Còn Gọi Là Căn Cứ Bình Thủy - Một Hậu Trạm - Tiền Trạm Trong Khu Chiến Hoàng Cơ Minh.
- CHƯƠNG 15: Lễ Trao Súng.
- CHƯƠNG 16: Căn Cứ 81 - Bản Doanh Của Khu Chiến. Chiến Hữu Lê Hồng Tức Đặng Quốc Hiền, Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
- CHƯƠNG 17: Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
- CHƯƠNG 17: Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
- CHƯƠNG 18: Lễ Tuyên Thệ Trước Khi Rời Căn Cứ 81 Để Về Làm Việc Cho Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến Tại Căn Cứ 83.
Phần V: Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến.
- CHƯƠNG 19: Đường Về Căn Cứ 83. Chiến Hữu Dương Văn Tư, Tư Lịnh Phó Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến.
- CHƯƠNG 20: Căn Cứ 83. Nơi Đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Lần Đầu Tiên Gặp Anh Ngô Chí Dũng, Một Thành Viên Sáng Lập Tổ Chức Người Việt Tự Do Ở Nhật Bản Vào Tháng 11/1975 - Và Nhạc Sĩ Trần Thiện Khải Tức Trần Khánh.
- CHƯƠNG 21: Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Nơi Ở, Làm Việc Của Chiến Hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Đặc Công Việt Cộng Đột Kích Tiền Đồn Hải Vân. Hãy Nhớ Lại “Lời Mẹ Dặn” Của Nhà Thơ Bất Tử - Phùng Quán.
Phần VI: Dời Căn Cứ.
- CHƯƠNG 22: Bỏ Căn Cứ 83. Rút Về Căn Cứ Mới Lập: Căn Cứ 27. Một Hệ Quả Tiêu Cực Từ Sự Chia Rẽ, Đổ Vỡ Ở Thượng Tầng Lãnh Đạo MT - Căn Bịnh Trầm Trọng Của Phe Quốc Gia Chống Cộng!
- CHƯƠNG 23: Tham Dự Khóa Quân Chính 2 Ở Căn Cứ 81. Chiến Hữu Tư Lịnh Đặng Quốc Hiền Tức Lê Hồng Mất Tại Khu Chiến? Một Hành Động Thanh Trừng Nội Bộ? Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, Ông Là Ai? Đã Bị Định Đoạt Số Phận Như Thế Nào!? Định Mệnh Đen Tối Đã Dành Cho Lưu Tuấn Hùng.
Phần VII: Đông Tiến I.
- CHƯƠNG 24: Các Đợt Kháng Quản Xâm Nhập. Sức Tàn Phá Của Giặc Nội Tuyến. Hậu Quả Trầm Trọng Sau Các Đợt Kháng Quản!!! Danh Sách Cán Bộ Kháng Quản. Đời Sống Buồn Thảm Trong Khu Chiến Của Ông Nguyễn Thế Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Việt Nam, Khi Liên Kết Với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh!
- Cuốn 2/2 -
- CHƯƠNG 25: Chiến Dịch Đông Tiến I. Tư Lịnh Phó Dương Văn Tư Và Quyết Đoàn Trưởng Huỳnh Trọng Hà Chỉ Huy Chiến Dịch. Những Kháng Chiến Quân Anh Hùng Hơn Tráng Sĩ Kinh Kha! Hậu Quả Trầm Trọng Của Chiến Dịch!!! Danh Sách Kháng Chiến Quân Tham Dự Đông Tiến I.
- CHƯƠNG 26: Gia Nhập Việt Tân. Nghe Nhà Văn Võ Hoàng Giới Thiệu Về Đảng Việt Tân Và Được Chiến Hữu Trần Khánh Tức Nhạc Sĩ Khu Chiến Trần Thiện Khải Kết Nạp Vào Đảng Việt Tân. Chủ Trương “Đảng Hóa” Mặt Trận. Dữ Kiện Về Đảng Việt Tân Từ Khu Chiến Ra Tới Hải Ngoại.
Phần VIII: Công Tác Trong Lực Lượng Võ Trang.
- CHƯƠNG 27: Rời Đài Việt Nam Kháng Chiến. Lý Do Xin Ngưng Làm Việc Ở Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Về Nhân Vật Ngô Chí Dũng - Một Thành Viên Sáng Lập Tổ Chức Người Việt Tự Do Ở Nhật Bản Sau Ngày 30/4/1975 - Người Không Chết, Không Bị Bắt, Vì Không Tham Dự Các Chiến Dịch Đông Tiến. Nhưng Cũng Không Thấy Xuất Hiện Ở Hải Ngoại Sau Khi Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến Không Còn Hoạt Động Trên Đất Thái!?
- CHƯƠNG 28: Công Tác Trong Lực Lượng Võ Trang. Chiến Hữu Trương Ngọc Ny, Một Trong Những Người Hùng Ở An Lộc 1972 - Năm 1986, Là Căn Cứ Trưởng Kiêm Quyết Đoàn Trưởng 7686 Trong Khu Chiến Hoàng Cơ Minh.
Phần IX: Chiến Dịch Đông Tiến 2 Lần 1
Tháng 9/1986
- CHƯƠNG 29: Chiến Dịch Đông Tiến II Khởi Động Lần 1. Lễ Ban Quân Lệnh Trước Ngày Lên Đường. Đội Hình Chiến Dịch - Quân Ta Xuống Núi. Không Vượt Sông Mekong Được - Thất Bại. Trở Về Lại Rừng Núi Thái - Lào. Nhận Xét Về Thất Bại Của Chiến Dịch Đông Tiến II Lần 1.
- CHƯƠNG 30: Sinh Hoạt Trong Thời Kỳ Đóng Quân. Chờ Đông Tiến II Lần 2 Từ Tháng 9/1986 Đến Tháng 7/1987. Ăn Tết Dã Ngoại. Việc Tử Hình 2 Kháng Chiến Quân Trần Tuyết Ánh Và A Hứng. Làm Báo - Viết Văn Trên Núi.
Phần X: Chiến Dịch Đông Tiến 2 Lần 2
Hạ Tuần Tháng 7/1987
- CHƯƠNG 31: Chiến Dịch Đông Tiến II Khởi Động Lần 2. Đội Hình Chiến Dịch. Chuyển Quân Đến Bờ Sông Mekong. Vượt Sông Mekong. Trận Đụng Độ Đầu Tiên. Trận Đánh Thứ Nhì Gây Thương Vong Cho Hai Phía. Đường Dài Chiến Dịch - Lịch Sử - Bi Hùng.
- CHƯƠNG 32: Chiến Dịch Đông Tiến II Kết Thúc. Ngày 28/8/1987 - Tin Dữ. Cái Chết Của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Toàn Ban Lãnh Đạo Mặt Trận Tự Sát!!! Danh Sách Kháng Chiến Quân Chết - Bị Bắt Làm Tù Binh. Chiến Dịch Đông Tiến III, Đào Bá Kế Chỉ Huy Chiến Dịch.
- CHƯƠNG 33: Trại Tù - Tìm Tự Do.
- CHƯƠNG 33: Trại Tù - Tìm Tự Do.
- CHƯƠNG 34: Đảng Việt Tân - Phân Hóa Và Hệ Quả.
- CHƯƠNG 35: Chương Kết - Cho Ngày Mai!!!
- CHƯƠNG 35: Chương Kết - Cho Ngày Mai!!!
TÀI LIỆU
1- Việt Nam : 1945 - 1995 Chiến Tranh,
Tị Nạn Và Bài Học Lịch Sử 759
2- Thương Quá Phận Bèo Người Lính Trận 764
3- Hãy “Chửi” Chính Mình 772
4- Hồi Ức Của Một Người Tù
Không Bị Giam Vào Ngục 777
5- Các Tổ Chức Kháng Chiến Bạn 781
6- Việc Thành Lập Mặt Trận QGTNGPVN 787
7- Việc Yểm Trợ Kháng Chiến Ở Hải Ngoại 804
8- Sự Nghiệp Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh 811
9- Vòng Hoa Gửi Người Phục Quốc! Lê Hồng 828
10- Việt Tân: Lột Xác Hay Thay Áo? 840
11- Một Bức Thư Viết Xong Nhưng Không Gửi 851
12- Đỗ Thông Minh: Người Tìm Đường
13- Ra Mắt Hành Trình Người Đi Cứu Nước
14- 12 Điểm Minh Xác:
Phạm Hoàng Tùng Trả Lời Ông Nguyễn Kim
15- Danh Sách Các Kháng Chiến Quân 868
204 người, có 83 hy sinh
(trong số đó có 10 người bị MT-VT
(trong số đó có 10 người bị MT-VT
thanh toán?),
25 mất tích, số còn lại bị tù
từ 3 năm tới chung thân.
từ 3 năm tới chung thân.
Những Tài Liệu Trích Dẫn 883
Lời Bạt Của Nhà Văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc 887
Danh Mục 897
Nhà Xuất Bản Tân Văn 901
Cảm Nghĩ Bạn Đọc 917
Mua sách:
T140-0004 TOKYO -TO, SHINAGAWA-KU,
MINAMI SHINAGAWA 3-6-3 SASE BLDG. 3F, JAPAN .
Điện thoại: 81-3-5742-2168 (w), & điện thư: 81-3-5742-2170 (w)
Điện thoại & điện thư: 81-3-3799-1763 (h)
Điện tử thư (e-mail): dothongminh2001@yahoo.com
Địa chỉ trang nhà: http://www.mmjp.or.jp/mekongcenter
- Đại diện phát hành: Nhà Sách Tự Lực
Điện thoại: 1-714-531-5290, 1-714-893-3446
Với độc giả từ ngoài Hoa Kỳ, chỉ nhận Mỹ Kim tiền mặt hay Lệnh Phiếu Quốc Tế Bưu Điện (Postal International Money Order)
0 nhận xét:
Post a Comment