MỘT NGƯỜI TÊN LÀ TRẦN VĂN BÁ - Duyên Anh
TRẦN VĂN BÁ, Taị Sao?
Người bạn tôi, nhà xuất bản Nam Á ở Paris, sau nhiều ngày đêm đứng trước Tòa Đại Sứ của phỉ quyền dưới buốt lạnh của nước Pháp hai mươi năm mới thấy, để đòi hỏi phỉ quyền không được sát hại những người Việt Nam yêu nước, thì bèn có một “ưu tư đầy sáng tạo chiến đấu”. Anh ta bảo tôi viết một tác phẩm không giống bất cứ một tác phẩm nào tôi đã viết. Nói rõ rệt, bạn tôi yêu cầu tôi viết về Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân, như một sư tử lãng mạn quốc ngoại, như một người quốc gia chân chính, một người quốc gia đứng trên tất cả những tranh giành quyền bính hôm nay, để vì hạnh phúc của dân tộc mà chiến đấu.
Bạn tôi buồn bã trong những “tại sao”.
Tại sao chỉ có thần tượng cộng sản mà không có thần tượng quốc gia?
Tại sao cứ để cộng sản độc quyền phong người của họ là anh hùng, liệt sĩ? Chúng ta chiến đấu đẹp hơn họ, thần tượng của chúng ta thật hơn họ, rực rỡ hơn họ cả ngàn lần, tại sao tôi chưa được đọc một tác phẩm văn chương nào viết về anh hùng của chúng ta hôm nay? Nhà văn, các anh ở đâu? Các anh đang làm gì?
Bạn tôi “tại sao” rồi bạn tôi phân trần:
Khó thật, bởi vì, Trần Văn Bá đã là thần tượng. Và, bởi vì, chỉ được viết Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân và cuộc chiến đấu của người tuổi trẻ này khởi sự từ lúc bị bịt mắt, còng tay, xích chân đẩy vào quan tài xi măng của ngục tù cộng sản.
Trần Văn Bá, quả thật, là mẫu người quốc gia chân chính mà tôi mong mỏi. Tôi sẽ đáp ứng cố gắng đòi hỏi của bạn tôi. Tôi không dám hỗn láo so sánh mình với cổ nhân nhưng, nếu xưa Lão Tử để lãi đời sống Đạo Đức Kinh chỉ nhằm mục đích tạ lòng bạn tri kỷ thì nay, tôi viết Một Người tên là Trần Văn Bá chỉ để tạ lòng bạn tôi và, lợi dụng tấm lòng yêu văn chương ấy, tôi trả lời người cộng sản.
Ngoài ra chẳng còn mục đích gì khác, danh cũng như lợi.
Tại sao tôi muốn trả lời người cộng sản? Vì thủ thuật của họ khiến tôi chới với. Khi tôi nằm tù, cộng sản và quốc gia giả hình đều thích dìm tôi xuống vực thẳm dơ bẩn để tôi chết nhục. Tôi không ngờ số phận của tôi bớt hẩm hiu nhờ sự can thiệp của Amnesty International. Bằng một trao đổi nào đó, tôi được tạm thích.
Tôi đã hỏi tôi ròng rã sáu năm trong ngục thất rằng, mình có làm điều gì nhơ nhuốc không? Và tôi yên tâm. Có phải không dám chống lại những tên công an coi tù tuổi 18, 20 và dốt nát, đần độn, ngọng nghịu là khiếp nhược, hèn hạ không nhỉ?
Có phải cho thuốc lá, đường, kẹo bánh những tên công an coi tù thèm khát, những tên xa nhà nghèo khổ, trải dài thời thanh xuân của mình ở rừng già không thân nhân thăm viếng, tặng quà là liếm gót giầy cộng sản?
Người ta hằng luận về đối thủ và người ta quên hiểu thế nào là sự khinh khi và lòng trắc ẩn và thương yêu của những ai hằng rêu rao đem thương yêu xóa bỏ hận thù. Nếu anh là nhà văn, nhà thơ, những tên công an xa nhà quý trọng anh, gần gũi anh, nhờ vả anh làm cho chúng những bài thơ nhớ quê, nhớ mẹ hiền, nhớ tình nhân, anh có phải là antenne? Anh đã giúp con người gửi thông điệp tình tự. Vấn đề chưa hẳn giản dị thế.
Ngày tôi trở lại Sài Gòn, gặp Đinh Tiến Luyện, nhà văn tuổi trẻ này kể cho tôi nghe một chuyện lạ. Đinh Tiến Luyện có người bạn may mắn chưa là sĩ quan chế độ cũ, lại thuộc thành phần “con em cách mạng” nên được đi học báo chí ở Hà Nội. Ngoài lề học tập báo chí có những buổi mạn đàm văn học nghệ thuật. Các nhà văn Sài Gòn bị lôi ra chửi bới. Riêng tôi, khi được đề cập, giảng viêng phát biểu: “Duyên Anh đã là người của chúng ta!” Tôi đã là người cộng sản sau khi đã là antenne gớm ghiếc.
Cộng sản cấm đoán toàn bộ tác phẩm của tôi phổ biến trong dân gian. Cộng sản bỏ tôi vào tù. Cộng sản bêu nhục tôi trên báo, trên vô tuyến truyền hình, trong sách.
Rồi cộng sản chơi trò “Thầy Tăng Sâm giết người” một cách tinh vi: “Duyên Anh đã là người của chúng ta,” tên biệt kích văn nghệ số 9 đã là “người của chúng ta!” Thế là tôi mất hết uy tín chống cộng sản, tôi bị lột bỏ tước bị “nhà văn của tuổi trẻ”.
Ra khỏi đất nước, trò chơi “Thầy Tăng Sâm giết người” còn bạo hơn. Tôi biến thành mục tiêu công kích của một số người mà cộng sản tin chắc tôi sẽ phản ứng. “Phải làm cho chúng nó chửi thằng Duyên Anh vì thằng Duyên Anh biết nhiều chuyện, biết cách chửi đau đớn. Phải tạo mâu thuẫn giữa chúng nó để có cơ hội chúng nó chửi bới lẫn nhau”. Đó là thủ thuật cộng sản. Thủ thuật ấy đã áp dụng cho đám ma Phạm Duy, cho Lê Xuyên, cho Chu Tử. Người quốc gia bị bọn nằm vùng dẫn vào trò chơi đập nát uy tín những nghệ sĩ quốc gia tài năng.
Tôi đã im lặng từ lâu, không trả đũa những ai bêu nhục tôi. Tôi không thích vào trò chơi bẩn của cộng sản. Đáng lẽ, tôi im lặng mãi mãi. Nhưng, trong số những kẻ bêu nhục tôi lại có vài nhà văn, nhà thơ thiếu trực giác, thiếu kinh nghiệm cộng sản và thừa đố kỵ, tra thù vặt nhỏ mọn. Bất đắc dĩ tôi phải phản công.
Không phải đợi đến hôm nay, sau khi cộng sản rỉ tai “Duyên Anh đã là người của chúng ta” tôi mới đánh những người quốc gia giả hình. Tôi đã đánh họ ngay trong thuở họ đầy quyền sinh sát ở quê nhà.
Và tôi tiếp tục đánh họ vì họ âm mưu phục hồi quyền bính tôi đòi dĩ vãng, họ lừa gạt niềm tin của lưu dân, họ làm nhơ nhuốc sự nghiệp chống cộng sản giải thát dân tộc.
Họ là bọn đào ngũ, bọn thụ hưởng xương máu lính, bọn tội đồ của dân tộc. Họ là bọn trí thức lưu manh. Không bao giờ họ là người quốc gia cả. Họ đã bẩn, không cần bôi bẩn. Tôi lên tiếng để xác định thái độ chống cộng của tôi là không chống cộng với tướng bẩn đào ngũ và tá cớm chạy làng. Tôi chống cộng với những người quốc gia chân chính. Bọn quốc gia giả hình cứ việc bêu nhục tôi. Với những ai là nhà văn, tôi xin được phép nhắc câu nói của văn hào Gabriel Garcia Marquez: “Nghĩa vụ và bổn phận của nhà văn là viết cho hay“. Anh hãy viết cho hay, cho thật hay, tự nhiên, anh sẽ nổi tiếng và anh đẩy tôi vào hoàng hôn quên lãng. Tỏ thái độ với người này người nọ là thừa thãi, là mất thì giờ vô ích.
Tỏ thái độ với cộng sản bằng tác phẩm và nếu làm cho tác phẩm có kích thước quốc tế mới là nghĩa vụ của nhà văn Việt Nam. Tôi không trần tình với các anh đâu. Tôi nói những điều tâm cảm. Và tôi sẵng sàng cái thế “một mình một ngựa” như tôi đã “một mình một ngựa”.
Trở lại Một Người tên là Trần Văn Bá. Mỗi cuốn sách có một đời sống. Nếu đời sống của cuốn sách mang một ý nghĩa nào đó và đóng góp được một công lao nào đó thì Một Người tên là Trần Văn Bá là thành quả của ưu tư sáng tạo chiến đấu của bạn tôi, không bao giờ là tài năng của tôi.
Nếu đời sống của cuốn sách tẻ nhạt, không đáp ứng yêu cần của bạn tôi thì đó là bởi tài năng của tôi còn kém cỏi. Và tôi thành thật xin lỗi người đã chết. Với những người tuổi trẻ và độc giả của tôi, tôi đã bầy tỏ một thiện chí mới. Nếu trước đây tôi chỉ tạo dựng thần tượng tiểu thuyết thì hôm nay tôi viết về thần tượng thật, chiến đấu thật, đau khổ thật, lãng mạn thật, cô đơn thật và thật sự vì hạnh phúc, tự do, dân chủ của dân tộc.
Làm sáng chói hào quang Trần Văn Bá, hào quang tuổi trẻ Việt Nam để thế giới cảm phục và chia sẻ với cuộc chiến đấu mới của chúng ta là nhiệm vụ của người tuổi trẻ quốc ngoại, nhất là bằng hữu của Bá ở Paris. Bổn phận của tôi đã xong khi ký dưới cuốn sách hai chữ…
Duyên Anh
(Paris, Xuân 1985)
-
Bạn tôi buồn bã trong những “tại sao”.
Tại sao chỉ có thần tượng cộng sản mà không có thần tượng quốc gia?
Tại sao cứ để cộng sản độc quyền phong người của họ là anh hùng, liệt sĩ? Chúng ta chiến đấu đẹp hơn họ, thần tượng của chúng ta thật hơn họ, rực rỡ hơn họ cả ngàn lần, tại sao tôi chưa được đọc một tác phẩm văn chương nào viết về anh hùng của chúng ta hôm nay? Nhà văn, các anh ở đâu? Các anh đang làm gì?
Bạn tôi “tại sao” rồi bạn tôi phân trần:
“Như anh, tôi không ở trong một mặt trận, một hội đoàn tranh đấu nào cả, nhưng luôn luôn có bổn phận hỗ trợ bất cứ một mặt trận, một phong trào nào thật sự vì quốc gia, dân tộc. Tôi nghĩ rằng, cuộc chiến đấu chống cộng sản hôm nay, tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng và then chốt và cần thiết phải võ trang tư tưởng cho họ lên đường. Anh đã viết Sỏi đá ngậm ngùi, Bầy sư tử lãng mạn và đã bầy tỏ tư tưởng chiến đấu mới mẻ của tuổi trẻ quốc nội, thế hệ trưởng thành sau 30-4-75, anh phải viết thêm về tuổi trẻ quốc ngoại và cuộc chiến đấu cô đơn tuyệt vời của họ. Anh phải lấy cảm hứng từ Trần Văn Bá. Tác phẩm mà tôi thành khẩn yêu cầu anh là sự chứng minh tài năng đích thực của anh, đồng thời, chứng minh khả năng xoay vần thời thế của tư tưởng, khả năng thôi thúc chiến đấu của nghệ thuật. Khó lắm, tôi hiểu và tôi đoan quyết chỉ anh mới tạo dựng nổi một thần tượng tuổi trẻ của dân tộc chứ không của riêng một phe nhóm, một giai cấp nào.”
Khó thật, bởi vì, Trần Văn Bá đã là thần tượng. Và, bởi vì, chỉ được viết Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân và cuộc chiến đấu của người tuổi trẻ này khởi sự từ lúc bị bịt mắt, còng tay, xích chân đẩy vào quan tài xi măng của ngục tù cộng sản.
Trần Văn Bá, quả thật, là mẫu người quốc gia chân chính mà tôi mong mỏi. Tôi sẽ đáp ứng cố gắng đòi hỏi của bạn tôi. Tôi không dám hỗn láo so sánh mình với cổ nhân nhưng, nếu xưa Lão Tử để lãi đời sống Đạo Đức Kinh chỉ nhằm mục đích tạ lòng bạn tri kỷ thì nay, tôi viết Một Người tên là Trần Văn Bá chỉ để tạ lòng bạn tôi và, lợi dụng tấm lòng yêu văn chương ấy, tôi trả lời người cộng sản.
Ngoài ra chẳng còn mục đích gì khác, danh cũng như lợi.
Tại sao tôi muốn trả lời người cộng sản? Vì thủ thuật của họ khiến tôi chới với. Khi tôi nằm tù, cộng sản và quốc gia giả hình đều thích dìm tôi xuống vực thẳm dơ bẩn để tôi chết nhục. Tôi không ngờ số phận của tôi bớt hẩm hiu nhờ sự can thiệp của Amnesty International. Bằng một trao đổi nào đó, tôi được tạm thích.
Tôi đã hỏi tôi ròng rã sáu năm trong ngục thất rằng, mình có làm điều gì nhơ nhuốc không? Và tôi yên tâm. Có phải không dám chống lại những tên công an coi tù tuổi 18, 20 và dốt nát, đần độn, ngọng nghịu là khiếp nhược, hèn hạ không nhỉ?
Có phải cho thuốc lá, đường, kẹo bánh những tên công an coi tù thèm khát, những tên xa nhà nghèo khổ, trải dài thời thanh xuân của mình ở rừng già không thân nhân thăm viếng, tặng quà là liếm gót giầy cộng sản?
Người ta hằng luận về đối thủ và người ta quên hiểu thế nào là sự khinh khi và lòng trắc ẩn và thương yêu của những ai hằng rêu rao đem thương yêu xóa bỏ hận thù. Nếu anh là nhà văn, nhà thơ, những tên công an xa nhà quý trọng anh, gần gũi anh, nhờ vả anh làm cho chúng những bài thơ nhớ quê, nhớ mẹ hiền, nhớ tình nhân, anh có phải là antenne? Anh đã giúp con người gửi thông điệp tình tự. Vấn đề chưa hẳn giản dị thế.
Ngày tôi trở lại Sài Gòn, gặp Đinh Tiến Luyện, nhà văn tuổi trẻ này kể cho tôi nghe một chuyện lạ. Đinh Tiến Luyện có người bạn may mắn chưa là sĩ quan chế độ cũ, lại thuộc thành phần “con em cách mạng” nên được đi học báo chí ở Hà Nội. Ngoài lề học tập báo chí có những buổi mạn đàm văn học nghệ thuật. Các nhà văn Sài Gòn bị lôi ra chửi bới. Riêng tôi, khi được đề cập, giảng viêng phát biểu: “Duyên Anh đã là người của chúng ta!” Tôi đã là người cộng sản sau khi đã là antenne gớm ghiếc.
Cộng sản cấm đoán toàn bộ tác phẩm của tôi phổ biến trong dân gian. Cộng sản bỏ tôi vào tù. Cộng sản bêu nhục tôi trên báo, trên vô tuyến truyền hình, trong sách.
Rồi cộng sản chơi trò “Thầy Tăng Sâm giết người” một cách tinh vi: “Duyên Anh đã là người của chúng ta,” tên biệt kích văn nghệ số 9 đã là “người của chúng ta!” Thế là tôi mất hết uy tín chống cộng sản, tôi bị lột bỏ tước bị “nhà văn của tuổi trẻ”.
Ra khỏi đất nước, trò chơi “Thầy Tăng Sâm giết người” còn bạo hơn. Tôi biến thành mục tiêu công kích của một số người mà cộng sản tin chắc tôi sẽ phản ứng. “Phải làm cho chúng nó chửi thằng Duyên Anh vì thằng Duyên Anh biết nhiều chuyện, biết cách chửi đau đớn. Phải tạo mâu thuẫn giữa chúng nó để có cơ hội chúng nó chửi bới lẫn nhau”. Đó là thủ thuật cộng sản. Thủ thuật ấy đã áp dụng cho đám ma Phạm Duy, cho Lê Xuyên, cho Chu Tử. Người quốc gia bị bọn nằm vùng dẫn vào trò chơi đập nát uy tín những nghệ sĩ quốc gia tài năng.
Tôi đã im lặng từ lâu, không trả đũa những ai bêu nhục tôi. Tôi không thích vào trò chơi bẩn của cộng sản. Đáng lẽ, tôi im lặng mãi mãi. Nhưng, trong số những kẻ bêu nhục tôi lại có vài nhà văn, nhà thơ thiếu trực giác, thiếu kinh nghiệm cộng sản và thừa đố kỵ, tra thù vặt nhỏ mọn. Bất đắc dĩ tôi phải phản công.
Không phải đợi đến hôm nay, sau khi cộng sản rỉ tai “Duyên Anh đã là người của chúng ta” tôi mới đánh những người quốc gia giả hình. Tôi đã đánh họ ngay trong thuở họ đầy quyền sinh sát ở quê nhà.
Và tôi tiếp tục đánh họ vì họ âm mưu phục hồi quyền bính tôi đòi dĩ vãng, họ lừa gạt niềm tin của lưu dân, họ làm nhơ nhuốc sự nghiệp chống cộng sản giải thát dân tộc.
Họ là bọn đào ngũ, bọn thụ hưởng xương máu lính, bọn tội đồ của dân tộc. Họ là bọn trí thức lưu manh. Không bao giờ họ là người quốc gia cả. Họ đã bẩn, không cần bôi bẩn. Tôi lên tiếng để xác định thái độ chống cộng của tôi là không chống cộng với tướng bẩn đào ngũ và tá cớm chạy làng. Tôi chống cộng với những người quốc gia chân chính. Bọn quốc gia giả hình cứ việc bêu nhục tôi. Với những ai là nhà văn, tôi xin được phép nhắc câu nói của văn hào Gabriel Garcia Marquez: “Nghĩa vụ và bổn phận của nhà văn là viết cho hay“. Anh hãy viết cho hay, cho thật hay, tự nhiên, anh sẽ nổi tiếng và anh đẩy tôi vào hoàng hôn quên lãng. Tỏ thái độ với người này người nọ là thừa thãi, là mất thì giờ vô ích.
Tỏ thái độ với cộng sản bằng tác phẩm và nếu làm cho tác phẩm có kích thước quốc tế mới là nghĩa vụ của nhà văn Việt Nam. Tôi không trần tình với các anh đâu. Tôi nói những điều tâm cảm. Và tôi sẵng sàng cái thế “một mình một ngựa” như tôi đã “một mình một ngựa”.
Trở lại Một Người tên là Trần Văn Bá. Mỗi cuốn sách có một đời sống. Nếu đời sống của cuốn sách mang một ý nghĩa nào đó và đóng góp được một công lao nào đó thì Một Người tên là Trần Văn Bá là thành quả của ưu tư sáng tạo chiến đấu của bạn tôi, không bao giờ là tài năng của tôi.
Nếu đời sống của cuốn sách tẻ nhạt, không đáp ứng yêu cần của bạn tôi thì đó là bởi tài năng của tôi còn kém cỏi. Và tôi thành thật xin lỗi người đã chết. Với những người tuổi trẻ và độc giả của tôi, tôi đã bầy tỏ một thiện chí mới. Nếu trước đây tôi chỉ tạo dựng thần tượng tiểu thuyết thì hôm nay tôi viết về thần tượng thật, chiến đấu thật, đau khổ thật, lãng mạn thật, cô đơn thật và thật sự vì hạnh phúc, tự do, dân chủ của dân tộc.
Làm sáng chói hào quang Trần Văn Bá, hào quang tuổi trẻ Việt Nam để thế giới cảm phục và chia sẻ với cuộc chiến đấu mới của chúng ta là nhiệm vụ của người tuổi trẻ quốc ngoại, nhất là bằng hữu của Bá ở Paris. Bổn phận của tôi đã xong khi ký dưới cuốn sách hai chữ…
Duyên Anh
(Paris, Xuân 1985)
-
0 nhận xét:
Post a Comment