Monday, November 16, 2015

Thỉnh Nguyện Thư gởi đến FBI yêu cầu Mở Lại Vụ Án Các Ký Giả Người Mỹ Gốc Việt Bị Sát Hại

Started on change.org, Nov. 15, 2015



Thỉnh nguyên thư (Petition) screenshot by TV PVT

FBI Must Re-open and Resolve Cases of Murdered Vietnamese-American Journalists


Thỉnh Nguyện Thư gởi đến FBI yêu cầu Mở Lại Vụ Án Các Ký Giả Người Mỹ Gốc Việt Bị Sát Hại

Mời quý bạn vào đây để đọc lại nội dung và ký tên ủng hộ yêu cầu FBI Mở Lại Vụ Án Các Ký Giả Người Mỹ Gốc Việt Bị Sát Hại ở Mỹ thập niên 1980's & 1990

= = =

In Vietnamese:

Thư Yêu Cầu FBI Mở Lại Hồ Sơ Các Ký Giả Người Mỹ Gốc Việt Bị Sát Hại


Từ năm 1981 đến năm 1990 tại California, Texas và Vỉginia có một số nhà báo người Mỹ gốc Việt đã bị sát hại. Cảnh sát và FBI đã ra công điều tra nhưng không tìm ra thủ phạm. Nay chúng tôi, những người đồng ký tên dưới đây, xin gởi thư này đến Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ để trân trọng yêu cầu mở lại hồ sơ của các ký giả sau đây (trong hình, từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ): Nguyễn Đạm Phong, Phạm Văn Tập, Đoàn Văn Toại (bị thương nặng), Lê Triết, Dương Trọng Lâm, Đỗ Trọng Nhân.


Theo báo cáo năm 1994 của Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) mà chương trình PBS Frontline/ProPublica chiếu vào đầu tháng 11 năm 2015 có nhắc lại, cái chết của các nhà báo nêu trên được xem là những vụ ám sát chính trị. Nếu các nạn nhân này là thành viên của ngành báo chí Mỹ, có lẽ sự kiện này đã được chú ý đến nhiều hơn. Nhưng rất tiếc cảnh sát Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn khi điều tra: cộng đồng người Việt tị nạn không dám hợp tác phần vì sợ bị trả thù, phần vì bất đồng ngôn ngữ. Thêm vào đó, người tị nạn CS lúc bấy giờ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào pháp luật nhà nước để rồi cuối cùng, vì không hội đủ bằng chứng thuyết phục, nhân viên điều tra phải đóng hồ sơ cho đến hôm nay.

Thời gian càng trôi qua thì số lượng nhân chứng đáng tin cậy sẽ càng giảm đi. Vì vậy, điều cấp thiết là Bộ Tư Pháp phải hành động nhanh chóng. Cộng đồng người Việt hải ngoại hôm nay đã khác xa so với thập niên 80-90. Người Việt di cư đã hội nhập vững vàng vào xã hội mới; niềm tin vào luật pháp và một nền báo chí tự do đã có những bước trưởng thành đáng kể. Nhiều người Việt ở Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới sẽ sẵn sàng cung cấp cho nhà chức trách những thông tin cần thiết để giải mã những vụ án nêu trên. Tuy nhiên, ta phải nắm bắt cơ hội này trước khi nó vuột mất.

Hơn ba mươi năm đã trôi qua. Đã đến lúc thủ phạm phải được đem ra trước Công Lý. Đã đến lúc cần làm sáng tỏ những vụ ám sát nói trên để gây dựng niềm tin vào những giá trị dân chủ tự do cho gia đình nạn nhân, cho bạn bè và người thân của họ, và cho người Mỹ gốc Việt nói chung. Đã đến lúc Bộ Tư Pháp cần phải tái khẳng định lời cam kết bảo vệ Công Lý và Hiến Pháp cho tất cả mọi công dân.


Trân trọng


Đồng gởi đến quý vị sau đây:

Joel Simon, CPJ Executive Director

Robert Mahoney, CPJ Deputy Director

Michael Getler, PBS Ombudsman

Richard Rowley, Frontline

A.C. Thompson, ProPublica

-


In English:

FBI Must Re-open and Resolve Cases of Murdered Vietnamese-American Journalists


We, the undersigned, respectfully request that the US Justice Department reopen the investigation into the unsolved cases of Vietnamese-American journalists murdered (or attempted) between 1981 and 1990 in California, Texas and Virginia. They are, pictured above clockwise from top left: Nguyen Dam Phong, Pham Van Tap, Doan Van Toai (attempted), Le Triet, Duong Trong Lam and Do Trong Nhan. [*]

According to reports by the CPJ (Committee to Protect Journalists) in 1994, and reiterated by the PBS program Frontline/Propublica in 2015, their deaths appear to be political assassinations that likely would have generated much more attention had the victims been members of the mainstream press. Unfortunately but not surprisingly, the police investigation was stymied by a lack of cooperation from the refugee community due to fear of reprisals, language barriers and a general distrust of the government. Without solid leads and prosecutable evidence, their files were eventually closed and have remained so to this day.

As time goes on the number of credible witnesses will only decrease. Therefore, it is important that the Department act quickly. The diaspora community today is very different from that of the 1990's. Vietnamese immigrants have been firmly integrated into mainstream society; their attitudes toward the rule of law and freedom of the press have matured significantly. Many today, in the U.S. and elsewhere, would be more than willing to provide information that could help resolve these cold cases and potentially lead to convictions. But the window of opportunity is small.

More than thirty years have passed. It is time to bring the perpetrators to justice, provide some closure for the victims' families, and reaffirm the Department's commitment to protecting the First Amendment and the citizens of the United States.

Respectfully.

CC:

Joel Simon, CPJ Executive Director

Robert Mahoney, CPJ Deputy Director

Michael Getler, PBS Ombudsman

Richard Rowley, Frontline

A.C. Thompson, ProPublica


.

0 nhận xét:

Post a Comment