Friday, November 20, 2015

ProPublica đáp lại các chỉ trích; nhà làm phim 'Terror in Little Saigon' phản hồi các cáo buộc ăn bã cộng sản

nguồn: ProPublica Responds to Critics, 'Terror in Little Saigon' Producer Responds To Red Baiting, Threats - By Charles Lam Mon., Nov. 16, 2015 - dịch sang Việt ngữ by Lê Tùng Châu Nov. 20, 2015


"ProPublica đáp lại các chỉ trích; nhà làm phim 'Terror in Little Saigon' phản hồi các cáo buộc ăn bã cộng sản và hồi đáp những lời đe nẹt"

dịch sang Việt ngữ by Lê Tùng Châu Nov. 20, 2015

bài nguyên văn trên OC weekly Blog - screenshot by TV PVT


Khi một phần cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức họp mặt, hội thảo, và phản ứng nổi giận nhiều tuần liền cũng như họ công kích một trong các nhà sản xuất liên kết của phim tài liệu, ProPublica, là ăn phải bã cộng sản … thì ProPublica ban hành một tuyên cáo chính thức về phim Terror In Little Saigon, bạn đọc có thể tìm thấy nơi các chuyên mục: phim truyện ProPublica / bài viết PBS Frontline / và nơi Blog OC Weekly lưu trữ hết thảy các thông tin liên quan suốt quá trình điều tra kéo dài hai năm trời của ProPublica về năm vụ mưu sát thủ tiêu các nhà báo Mỹ gốc Việt mà cho đến nay vẫn chưa phá án được.

Chứng thư tuyên cáo đó hoặc bác bỏ hoặc giải thích nhiều chỉ trích được đưa ra trong một tuyên bố của Việt Tân, một tổ chức chính trị do nhiều cựu thành viên ban đầu của Mặt Trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam khi xưa lập ra, tổ chức mà vốn bị FBI tình nghi đứng đằng sau những vụ giết người vừa kể. Tôi đã trích dẫn các đoạn trích từ chứng thư tuyên bố của Việt Tân -lấy nơi trang ProPublica- và trình bày dưới hình thức Hỏi - Đáp sau khi đã giản lược. Bạn đọc có thể đọc trọn chứng thư tuyên bố của Việt Tân ở đây và trọn chứng thư tuyên cáo của ProPublica ở đây. Ngoài ra còn có một cuộc nói chuyện –giản lược- với Tony Nguyễn, nhà đồng sản xuất ProPublica film cũng bị cáo buộc ăn bã cộng sản.

= = =


Việt Tân:

1. Dựa vào tin đồn và cái gọi là bằng chứng mới

Các tài liệu quảng bá [cho film phóng sự] cho rằng năm cựu thành viên "Mặt Trận" có liên quan đến một tổ chức giết người. Nhưng trong năm cựu thành viên chịu phỏng vấn, 1 người duy nhất tuyên bố "Mặt Trận" đã tham gia vào vụ giết người lại là kẻ ẩn danh. Mặc dù thiên phóng sự bất khả xác nhận độ tin cậy của phát ngôn này, nhưng lời thừa nhận đó lại được coi như là "chứng cứ mới."

ProPublica:

Quá trình làm phóng sự của ProPublica và Frontline gồm tiến hành việc chưa từng có trước đây là kiểm định lại các cuộc điều tra của các sở cảnh sát địa phương lẫn của FBI về các vụ giết người ở California, Texas và Virginia. Hồ sơ Cảnh sát và FBI đã bị giữ kín trong nhiều thập kỷ cho đến khi chúng tôi thu thập được chúng nhờ vào Đạo luật Tự do Thông tin. Giờ đây công chúng Mỹ, trong đó có cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đã có thể bắt đầu đánh giá được chân tướng của cuộc điều tra cũng như những gì đã bị bỏ sót qua bao năm ròng rã.

Việt Tân:

2. Thực tế tiểu tổ K-9

Thiên phóng sự cáo buộc "Mặt Trận" điều hành một tổ ám sát, được lập từ các đoàn viên Mặt Trận. Phóng sự không trưng ra được mẩu nhỏ chứng cứ nào, hay tài liệu, trình tự, hay chứng lý nào để phụ lực cho tuyên bố này.
Có vẻ như Thompson không hiểu hoặc cố tình lờ đi nguồn gốc của cái tên K-9, cứ để mặc người xem tự làm một liên tưởng ức đoán nối vào với một thuật ngữ trong tiếng Anh Mỹ.

Mặt Trận đã có một Khu bộ được đánh tên là K-9 nhưng sự thật thì nó cũng như bao điều bình thường khác. Là một tổ chức quần chúng, Mặt Trận có chi, khu bộ trên khắp thế giới. Chúng được cấp một số tùy theo vùng miền địa dư: "Khu" là tiếng Việt của “region”. Khu bộ ở Mỹ thì được chỉ định là Khu 1, Khu bộ Canada là Khu 2, Khu bộ Âu châu là Khu 3, và v.v… "Khu 9" (viết tắt là K-9) thì gồm các thành viên sống trong khu vực không có cộng đồng người Việt hoặc chưa thuộc về một Khu bộ chính thức nào.

ProPublica:

Việt Tân nói rằng Mặt Trận không hề điều hành một đội sát thủ nào cả. Thế nhưng trong hồ sơ của FBI lại chồng chất những cuộc hội ý nội bộ của Mặt Trận với một tiểu tổ có tên gọi là K-9 – những thành viên Mặt Trận bị xếp loại tình nghi và hàng loạt các nạn nhân. Những chứng thư đó dựa một phần vào các bản kê khai nhân thân của các cựu thành viên Mặt Trận. Katherine Tang-Wilcox, một đặc vụ FBI về hưu, người đã phụ tá cho chuyên án điều tra Mặt Trận, đã nói huỵch toẹt trong phim và các bài tường thuật của chúng tôi là: “K-9 được lập nên để làm một cánh tay ám sát cho Mặt Trận”

Việt Tân:

3. Lối tường thuật định kiến của thiên phóng sự này

Tường thuật ác ý này khẳng định chắc nịch rằng "cái đích tối hậu" của Mặt Trận "là khởi động lại cuộc chiến Việt Nam". Trong phim, những người Việt ái quốc "bị hạ thấp giá trị chỉ còn là những cựu chiến binh đầy uất hận do bị mất đi vị thế trong xã hội". Đây là một xuyên tạc trắng trợn đến động cơ dấn thân của nhiều nhà chí sỹ. Cái nhìn tùy tiện về người Mỹ gốc Việt như thế bàng bạc suốt tập phim và phỉ báng những công dân mong muốn có được một Việt Nam tự do.

ProPublica:

ProPublica và Frontline đã dò theo những tình tiết đưa đến. Hết lần này đến lần khác các manh mối đều dẫn chúng tôi đến Mặt Trận. Chả có lý do gì khiến chúng tôi phải cố ý phỉ báng người tị nạn Việt Nam, qua một hành trình đầy cam go mà họ đã phải chịu đựng cả trong thời chiến lẫn khi tìm được nơi di cư sau đó. Chúng tôi chỉ vạch trần những việc làm của bọn quá khích thôi và sự thật vẫn là sự thật: Dù ta có thể trưng được những khía cạnh khác khi nói về Mặt Trận, tỉ như họ đã được dựng nên cho sứ mệnh lật đổ chế độ Cộng sản tại Hà Nội, thì quả là họ cũng đã quyên tiền ở Mỹ để cố làm việc đó. Họ đã lập được một lực lượng quân sự tạm đã cố 3 lần xâm nhập được vào nội địa Việt Nam. Vậy thì một nỗ lực như thế đã lôi kéo, thu hút được nhiều người Việt tị nạn vừa bị tổn thương qua một cuộc chiến bại là không có gì bất ngờ cả. Nó chỉ tình cờ mà vi phạm luật pháp Mỹ mà thôi.


Việt Tân:

4. Định kiến văn hóa

Ngoài những thông tin quảng bá với tên gọi và hình ảnh giật gân ("Khủng bố tại Little Saigon," "Một cuộc chiến cũ leo sang một đất nước mới"), thiên phóng sự không thể dấu được một chủ định nhất quán của một thành kiến văn hoá đối với các cộng đồng Việt. Định kiến cho rằng cộng đồng Việt cứ bám vào quá khứ là hạ thấp phẩm giá họ và chứng tỏ rằng đội ngũ làm phóng sự không đủ khả năng nâng câu chuyện lên tầm cỡ theo như ý định yêu cầu, mặc dù phải mất tới hai năm theo đuổi.

ProPublica:

Đáng giá là chúng tôi đã dành nhiều thì giờ với các cựu binh của quân đội Nam Việt Nam trước đây trong quá trình làm phóng sự tại các nghĩa trang vào dịp Memorial Day, tại quán cà phê, tại nhà riêng của họ, và chúng tôi rất biết ơn họ đã chia sẻ thời gian của họ với chúng tôi. Hai nhà đồng sản xuất của dự án phim này là nhà làm phim Tony Nguyễn và Jimmy Tong Nguyen, một dịch giả và đồng thời là cựu quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm phóng sự cũng như giúp chúng tôi hiểu chính đáng về bối cảnh lịch sử và một nền văn hóa tinh tế.

Việt Tân:

5. Những sự kiện từ vụ kiện tụng tội mạ lỵ vào năm 1994

Cũng giống như những lời lẽ thị phi, những tin đồn chỉ về "Mặt Trận" bắt nguồn từ mỗi cái gốc "chính" chỉ thuần là “nghe nói” mà thôi và rồi lan ra, thêu đi dệt lại rồi xuất lộ ra như thể đó là quan điểm của đa số. Năm 1993, ba đầu lĩnh Mặt Trận (Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Xuân Nghĩa) đã kiện ba cá nhân chủ chốt nhất ra tòa liên quan đến việc tung tin cáo buộc giết người, đó là: nhà báo Cao Thế Dũng, tác giả Vũ Ngự Chiêu, và chủ báo Nguyễn Thanh Hoàng.
Tóm lại, đây là một trong những "nguồn" ban đầu cho nhiều tin đồn tiếp theo chống lại Mặt Trận liên quan đến việc giết hại các nhà báo. Trong vụ án này Bồi thẩm đoàn đã không xử tội mạ lỵ các bị cáo vì dựa vào những chuẩn mực pháp lý đã được minh định trong trường hợp mạ lỵ người của công chúng. Tuy nhiên, sự kiện như đã mặc nhiên lộ rõ một điều là nếu đoàn làm phóng sự đã cố lục tìm trong các hồ sơ của tòa về tội mạ lỵ kia thế nào, thì họ cũng đã có thể nhận ra những cáo buộc chống lại Mặt Trận [liên quan tới giết người] mỏng manh và vô căn cứ như thế nào.

ProPublica:

Hồi năm 1993, nhiều đầu lĩnh Mặt Trận đã khởi kiện về tội phỉ báng chống lại các nhà báo người Mỹ gốc Việt, những người đã cáo buộc họ [Mặt Trận] đứng đằng sau các hành vi bạo lực trong cộng đồng. Việt Tân bảo rằng bất kỳ xét đoán nào về vụ án đó cũng nên dựa trên ý tưởng rằng, thực tế, Mặt Trận không hề chống lưng cho bất kỳ chủ trương bạo lực nào. Các khiếu nại của phía nguyên đơn -là Mặt Trận- rằng họ bị phỉ báng, đã bị bồi thẩm đoàn khước từ.

Chuyện về một quá trình dài dằng dặc các vụ giết người có động cơ chính trị và các cuộc tấn công cá nhân… đã chồng chất qua bao lớp thời gian bị lãng quên chưa được giải quyết ổn thỏa ... nay chẳng phải là chuyện Việt Tân muốn công khai trên toàn quốc, và thực vậy, nó quả là một chương sử nghiệt ngã còn chờ đúc kết trong pho sử phong phú của một cộng đồng đầy năng động. Nhưng đó là câu chuyện được kể lại từ các tài liệu, từ các nhà điều tra và từ các cuộc phỏng vấn trong chính cộng đồng người gốc Việt. Trong các cuộc phỏng vấn, bao giờ chúng tôi cũng hỏi đi hỏi lại về những tình tiết bạo lực bổ sung mà chưa từng được báo cáo cho FBI, và kể từ khi phim và các bài báo công bố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư ngắn từ khán giả và độc giả gởi tới tỏ ý muốn chia sẻ câu chuyện tương tự của họ đã từng bị đe dọa và bị sách nhiễu như thế nào.

= = =

Trong khi đó, Tony Nguyễn, một trong những nhà sản xuất liên kết của tập phim 'Terror in Little Saigon' và đồng thời là đạo diễn phim Enforcing the Silence -cũng là một phim tài liệu về vụ ám sát một nhà báo người Mỹ gốc Việt- bỗng trở thành cái đích nhắm cho một chiến dịch bôi nhọ cố gán cái nhãn thiên cộng cho anh. Trong một cuộc mít ting tuần qua, có người nêu ra thắc mắc về thân thế của anh và tỏ ý nghi ngờ anh đã bị Hà Nội mua chuộc. Đầu tuần này một tờ báo Việt ngữ trong metro Dallas-Fort Worth ở Texas đã lấy điều nghi nan đó làm luận cứ của chính họ nhằm đào bới chuyện cũ, nó còn phát hiện ra Tony Nguyễn đã nói với tờ LA Times rằng cuốn phim của anh [Enforcing the Silence] được người từ Việt Nam tài trợ. (Thực ta film Enforcing the Silence được .. tài trợ qua chương trình Kickstart $ 6,000, trong số đó có $ 20 đến từ trong nước [Việt Nam]. Hầu hết số tiền thu được từ Hoa Kỳ và Canada).
Anh [Tony Nguyen] ủng hộ phim 'Terror in Little Saigon', tuy anh vẫn mong nó sẽ là một cái gì đó khiến cộng đồng có thể dùng để khơi dậy một sự trao đổi công khai những điều từ trước tới nay cứ vẫn còn ngấm ngầm dù ai cũng biết cả.

"Đáp lại những chỉ trích chẳng phải là một cái gì đó mới với tôi," anh nói với tờ Weekly. "Mấy năm trước tôi đã làm một phim cũng mang nội dung chủ yếu như mảng điều tra mà Frontline làm. Những chỗ trong phim Frontline làm được thì tôi lại không thể như lồng tiếng và hình ảnh của các thành viên thân nhân gia đình của các nhà báo bị sát hại, tôi nghĩ rằng đó là một bước tiến vượt bậc. Tôi có biết có nhiều người quan tâm về việc cộng đồng sẽ phải ứng phó thế nào với film ấy, về tựa đề của nó, rồi người ngoài người ta xem được nó thì sao ... Thật lòng mà nói, tôi thấy đây là một cơ hội cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt giở lại một quá khứ đau thương trên đất Mỹ, điều mà vẫn cứ còn ám ảnh trong chúng ta. Đó là một điều gì có thực không chỉ hiện diện nơi gia đình, thân nhân của các nạn nhân, mà còn hiện diện nơi rất nhiều người"

Và mặc dù anh bị nhiều công kích nặng nề (nơi các lời comment vào bài báo, có người đã đăng ảnh của anh lên Facebook, bêu xấu anh) và gây nhiều lo lắng cho thân nhân anh, nhưng Tony Nguyễn vẫn nêu lên rằng những gì đang xảy ra với mình cũng từng xảy ra trong cùng mạch với những gì xảy ra và đã từng xảy ra cho cộng đồng.

"Có một tấm ảnh của tôi kèm với chú thích tiếng Việt bảo tôi là kẻ đã lừa AC Thompson vào làm mảng đề tài phóng sự này," anh nói. "còn có các ý kiến đề cập đến súng và còn gợi một cái gì đó tiêu cực có thể xảy ra với tôi. Nó làm cho gia đình tôi lo lắng"

"Trong thuật ngữ mà người ta đã đe dọa gợi đến việc ám sát tôi – có vẻ ý nói ám sát con người tôi hơn là ám sát thân mạng – không còn chối cãi gì nữa khi điều đó chắc chắn chỉ gợi lên câu chuyện mà Frontline đang chia sẻ với đại chúng. Các hăm dọa đã xảy ra trước đây, các vụ giết người cũng đã xảy ra. Tất cả chỉ làm tôi nghĩ tới nạn nhân đầu tiên vào năm 1981"



-nguồn: ProPublica Responds to Critics, 'Terror in Little Saigon' Producer Responds To Red Baiting, Threats - By Charles Lam Mon., Nov. 16, 2015 - dịch sang Việt ngữ by Lê Tùng Châu Nov. 20, 2015

©TV PVT 2015


Văn bản Nguyên văn:

ProPublica Responds to Critics, 'Terror in Little Saigon' Producer Responds To Red Baiting, Threats

By Charles Lam Mon., Nov. 16 2015 at 7:26 AM

After weeks of meetings, discussion, and anger from parts of the Vietnamese-American community as well as red-baiting attacks against one of the documentary's associate producers, ProPublica has issued a formal statement on Terror in Little Saigon, the ProPublica feature / PBS Frontline doc / and OC Weekly cover-by-excerpt that follows ProPublica's two-year long investigation into five unsolved murders of Vietnamese-American journalists.
The letter refutes or explains many of the criticisms made in a statement by Viet Tan, a political organization founded by many of the original members of the National United Front for the Liberation of Vietnam, the group the FBI suspected to be behind the murders. I've excerpted parts of the Viet Tan letter at the ProPublica in an answer-response format after the jump. You can read the full Viet Tan letter here and the full ProPublica statement here. Also after the jump, a talk with Tony Nguyen, the associate producer who's being red baited.

Viet Tan:

1. Reliance on hearsay and so-called new evidence

The promotional materials claim that five former "Front" members implicated the organization for murder. But of the five former members interviewed, the only person who claims that "the Front" had engaged in murder is an anonymous source. Despite the report's inability to confirm the credibility of this speaker, this admission is treated as "new evidence."

ProPublica:

ProPublica and Frontline's reporting included an unprecedented examination of the local police and the FBI investigations into the murders in California, Texas and Virginia. The police and FBI files had been secret for decades until we obtained them through the Freedom of Information Act. Now the American public, including the Vietnamese-American community, can begin to assess the substance and shortcomings of years of investigation.

Viet Tan:

2. Reality of the K-9 unit

The program alleges "the Front" operated an assassination squad, made up of members from each chapter. The report does not present a single piece of evidence, document, order, or corroborated fact to support this claim.
Thompson does not seem to understand or willfully ignores the origin of the name of the unit, K-9, leaving viewers to make their own associations with a loaded term in American English.

Mat Tran did have a chapter designated as K-9 but the truth is much more mundane. As a grassroots organization, Mat Tran had chapters around the world. They were each given a number based on their geographic region: "Khu" is Vietnamese for "region." US-based chapters were designated as Khu 1, Canadian chapters were Khu 2, European chapters were Khu 3, and so on. "Khu 9" (abbreviated as K-9) consisted of members who lived in areas without Vietnamese communities or didn't yet belong to a more formal chapter.

ProPublica:

Viet Tan says that the Front never ran an assassination unit. The FBI's files, however, are laden with discussions of the Front and the unit, known as K-9 -- its suspected members and its catalogue of victims. These entries were built on in part accounts from former members of the Front. Katherine Tang-Wilcox, a retired FBI special agent who helped run the investigation of the Front, said it plainly, in the film and in the article: "K-9 was established as the assassination arm of the Front."

Viet Tan:

3. Preconceived narrative of this program

This ill-founded narrative confidently claims that "the Front's" "ultimate goal was to restart the Vietnam War." In the story, Vietnamese patriots are relegated to being vengeful veterans motivated by a loss of social status. This is a gross misrepresentation of the motivations of so many activists. This dismissive portrayal of Vietnamese Americans permeates the reporting and demonizes individuals who want to see a free Vietnam.

ProPublica:

ProPublica and Frontline followed the reporting where it took us. Where it took us over and over again was to the Front. We in no way sought to demonize Vietnamese refugees, and the profound hardships they endured both during the war and in the exodus after. We exposed the work of extremists, and the facts are the facts: Although there may have been other aspects to the Front, it was founded with the express mission of toppling the Communist regime in Hanoi, and it raised money in the U.S. to mount such an effort. It created a makeshift fighting force and tried three times to get inside Vietnam. That such an effort would have held appeal for many displaced and traumatized refugees from a lost war is no surprise. It just happenedto violate American law.

Viet Tan:

4. Cultural prejudices

Beyond promotional materials with sensational overtones and imagery ("Terror in Little Saigon," "An old war comes to a new country"), the program reveals a consistent thread of cultural prejudice toward the Vietnamese community. The framing of the community as one stuck in the past is demeaning and suggests that the reporting team does not afford the story the level of nuance it demands, despite two years of research.

ProPublica:

It's worth noting that we spent time with veterans of the former South Vietnamese military during the course of our reporting, at the cemetery on Memorial Day, at cafes, at their homes, and we are grateful to them for sharing their time with us. Two associate producers on the project, filmmaker Tony Nguyen and Jimmy Tong Nguyen, a translator and veteran of the Army of the Republic of Vietnam, helped in our reporting and our understanding of the appropriate historical context and cultural sensitivity.

Viet Tan:

5. Facts from the 1994 libel case

Like many urban legends, the rumors about "the Front" originate from just a few "primary" sources but the hearsay is then disseminated, cross referenced, and made to appear like they are the viewpoints of many. In 1993, three senior Mat Tran members (Hoang Co Dinh, Tran Xuan Ninh, and Nguyen Xuan Nghia) sued the three individuals most directly associated with spreading the murder allegations: journalist Cao The Dung, author Vu Ngu Chieu, and magazine publisher Nguyen Thanh Hoang.
In a nutshell, these are some of the original "sources" for much of the subsequent hearsay against Mat Tran regarding the killing of journalists. The jury in this case did not rule in favor of libel because of the exacting legal standards for demonstrating defamation against public figures. However, the underlying facts are clear: if the reporting team had looked into the records from the libel case, they would have seen how flimsy and unsubstantiated the accusations against Mat Tran were.

ProPublica:

In 1993, several Front leaders brought a libel lawsuit against Vietnamese-American journalists who had accused them of being behind acts of violence within the community. Viet Tan suggests that any reading of that case would support the idea that, in fact, the Front was not behind any violence. The claim by the Front plaintiffs that they had been libeled was rejected by a jury.
The story of a long-forgotten and unsolved spate of politically motivated murders and attacks may not have been the story Viet Tan wanted published nationwide, and indeed it is a grim, unresolved chapter in a vibrant community's rich history. But that is the story told by documents, investigators and interviews in the Vietnamese-American community itself. During our interviews, we were frequently told about additional violence that had never been reported to the FBI, and since the film and articles were published, we have received numerous notes from viewers and readers who want to share accounts of being similarly threatened and harassed.



In the meantime, Tony Nguyen, one of the film's associate producers and the director behind Enforcing the Silence, another documentary about the murder of a Vietnamese-American journalist, has become the target of a smear campaign trying to label him a communist sympathizer. At a community meeting last week, several people asked about his identity and whether he may have been tainted by Hanoi. A Vietnamese-language newspaper in the Dallas-Fort Worth metro in Texas took it upon themselves to do some digging earlier this week, discovering that Nguyen had told the LA Times that his film was funded by people from Vietnam (It was.. he Kickstarted $6,000, $20 of which came from the country. Most of the money came from the United States and Canada). He stands by the film, though, and hopes it's something the community can use to spur dialogue about a mostly unspoken about history.

"The critical response isn't something I'm new to," he told the Weekly. "I made a film several years ago that informed the Frontline piece. What the Frontline piece was able to do that I wasn't was include the voices of the family members of the murdered journalists, and I think that's a giant step. I hear a lot of the concerns about how the community portrayed, how the film with its title, how outsiders might view it. Frankly, I feel like this is an opportunity for the Vietnamese-American community to revisit a painful past here in America that's still with us. It's something not only family of the victims live with, but many deal with."

And despite the flak he's gotten (in addition to the article, some people have been posting a photo of him on Facebook, badmouthing him) and how much it worries his family, Nguyen notes that what's happening to him is very much along the same vein of what happens and has happened in the community.

"There's a photo of me with Vietnamese text saying that I was the one that tricked A.C. Thompson into making this piece," he says. "Some of the comments mentioned guns and suggested something negative could happen to me. It's been a concern to my family so that's not a good feeling."

"In terms of the threats that people were making, suggesting assassinating me -- more character assassination than physical -- it definitely just conjures up the story that Frontline was sharing with the general public. The threats that would happen before, the killings that happened. The first victim in 1981, I thought of his story."

Follow OC Weekly on Twitter @ocweekly or on Facebook!

Email: clam@ocweekly.com. Twitter: @charlesnam.








0 nhận xét:

Post a Comment