Sunday, August 30, 2015

Tù Binh VC Không Chịu Quay Về Với Cộng Sản

Video clip tài liệu 15 phút do Phùng Mai, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm gởi Aug. 28, 2015
Lê Tùng Châu dịch và biên tập kèm ảnh và chú thích.



Tù Binh VC Không Chịu Quay Về Với Cộng Sản Trong Chương Trình Trao Đổi Tù Binh Theo Hiệp Định Paris (1973) về Chấm Dứt Chiến Tranh Việt Nam

Title này do TV PVT đặt, từ bản typing lại Lời tường thuật (in English) của viên chức ICCS trong Video Clip tài liệu ở bên dưới


(Các tù binh) được đưa lên máy bay với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ và các Cố vấn quân sự.

Trong khuôn khổ Hiệp Định Paris (1973) một Ủy Hội Quốc tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (viết tắt là ICCS) đã được thành lập gồm các đại diện của Canada, Hungary, Indonesia and Ba Lan (Poland).

Saturday, August 29, 2015

NẾU TÔI CHẾT BÂY GIỜ CUỘC ĐỜI TÔI KẾT THÚC NHƯ MỘT CON VẬT

bài của nhà văn, cựu tù chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa đang ngụ tại Hải Phòng, Vietnam, Aug. 29, 2015. TV PVT lưu trữ và thêm ảnh, chú thích cần thiết


NẾU TÔI CHẾT BÂY GIỜ CUỘC ĐỜI TÔI KẾT THÚC NHƯ MỘT CON VẬT


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (bên phải), cựu tù nhân lương tâm đã bị giam cầm 6 năm (2003 - 2009) và hiện (2015) vẫn trong tình trạng bị quản chế. Cạnh ông là Luật sư (bị bắt ngày 27/12/2012 với cáo buộc 'Trốn thuế') Lê Quốc Quân ra tù 27/6/2015 - ảnh chụp Aug. 5, 2015, nguồn: FB Nguyễn Xuân Nghĩa

Không chỉ tôi mà tất cả mọi người Việt Nam ở tầm tuổi 60-70. Chúng ta bị sinh “nhầm thế kỷ”, lớn lên trong nghèo đói, lạc hậu và bom đạn chiến tranh. Chúng ta đổ xương máu cho đảng cộng sản, chúng ta lăn lộn ngoài chiến hào, nơi rừng sâu núi thẳm; đến giờ đồng đội chúng ta đang ăn bằng chân, đi bằng hai tay trong các trại thương binh.

Rồi chúng ta trải qua những năm dài triền miện trong hậu quả chiến tranh và thời kỳ bao cấp - bế quan toả cảng... Cái đói và cái rét, bệnh tật và xếp hàng, đánh cãi chửi nhau, gầm ghè nhau như những con vật để chờ một lượng nhỏ nhu yếu phẩm hàng tháng trong sổ tem phiếu... Có người đói quá mà chết hoặc tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân và gia đình... Số đông người khác như chúng ta sống được vì hy vọng một cuộc sống khác ở tương lai rất gần kề.

Bây giờ, sau nửa đời người chúng ta không còn phải lo nhiều về cái đói và cái rét thì chúng ta phải lo sang những cái khác.

Chúng ta lo gặp ông nọ bà kia để “xin” để “chạy” cho một chữ ký hoặc con dấu, lo con em chúng ta mắc vào ma tuý hoặc đĩ điếm, lo chúng đánh nhau bị lột đồ lót, lo học xong không tìm được việc làm.

Chúng ta còn lo nhiều cái to tát hơn nữa, lo bị bọn trộm cướp giết cả nhà, lo đi trên cầu sắp sập, lo ra đường bị chúng đâm vào xe mình mà mình phải đền, lo vào bệnh viện bị chết.

Càng lo càng phải “chạy”, lo bị ông này ông nọ trù dập, trừ lương.

Càng lo càng phải “chạy”. Nhiều lúc nghĩ lại thấy từ tư tưởng, nhân cách đến hành vi không đúng là của mình. Biết tại sao rồi mà vẫn Mặc Kệ Nó, cam lòng chờ ngày nằm xuống.

Dù ai có vị trí cao trong xã hội, nếu còn nằm trong khối hồng quần, không tránh khỏi những cái lo chồng chất đã kéo dài gần hết cuộc đời- NHỮNG CÁI LO CỦA CON VẬT

bài của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trên FB Nguyễn Xuân Nghĩa Aug. 29, 2015 - Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập ICPC đã trao Giải Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba 2013 cho nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa lúc ông đang bị chế độ cộng sản Hà Nội giam cầm

Hãy nhìn sang các nước khác và đặt câu hỏi: Tại sao dân nước họ chấm dứt được những cái lo tầm thường, cái lo của người hạ đẳng sớm như vậy mà người Việt Nam ta thì không?

Hãy nhìn sang các nước khác để biết chúng ta đã kéo dài đời sống con vật - người gần hết cuộc đời.

Cuộc đời thật ngắn, nhất là khi ta đã vào tuổi 60-70

Cuộc đời thật quý bởi vì trong hàng tỉ hạt bụi mới có một lượng hạt bụi nào đó tạo ra chúng ta.

Nếu tôi chết lúc này cuộc đời tôi kết thúc như một con vật

Nếu tôi sống thêm 20-30 năm nữa mà tôi không nghĩ cách làm thay đổi cuộc sống của tôi chung hướng với cuộc sống cộng đồng, tôi cũng sẽ chết như một con vật.


-

Friday, August 28, 2015

Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển

Tiểu luận & Tạp văn của Đào Hiếu, tác giả tự xuất bản 2015 - bạn đọc gởi đến đóng góp cho TV PVT, Aug. 2015

$pageIn
Nhà văn Đào Hiếu - nguồn ảnh: https://daohieu.wordpress.com/



Lưu ý: bạn đọc có thể dùng phím mũi tên phải, trái để lật trang đọc full book online dễ dàng.

hoặc click here for reading Flipbook


TV PVT: Đào Hiếu là nhà văn trong nước không được chế độ Hanoi chấp nhận dù ông vốn là một trí thức thiên cộng xuất thân từ miền Nam VNCH trước 1975.
Sau khi miền Nam thất thủ April 1975, cũng như nhiều trí thức thiên cộng khác (mà người quốc gia miền Nam liệt họ vào hàng "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản") mới biết thế nào là cộng sản, và vỡ mộng. Mỗi người trong số họ đã bằng nhiều cách khác nhau để biểu lộ chính kiến đó.
Đào Hiếu chọn cây bút để nói lên suy nghĩ, nhận định của mình trước một chính quyền cộng sản ngu dốt, tham lam, bạc ác, độc tài, đã và đang đưa đất nước gấm vóc bốn ngàn năm xuống vực thẳm của thảm họa đói nghèo, lạc hậu, mông muội man rợ và nguy cơ bị ngoại thuộc Tàu cộng lần nữa.

Nhắc đến tên Đào Hiếu, bạn đọc nhớ nhiều nhất tác phẩm Lạc Đường của ông (2008) và trang web daohieu.com đã bị chế độ Hanoi buộc đóng cửa từ 2009 (*)


Nay, có bạn đọc gởi đến tập sách giấy mới in 2015 của Đào Hiếu "Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển", TV PVT chọn một số tạp bút trong tập sách đó có nội dung đang theo sát với tình hình đấu tranh cho tự do dân chủ cho Việt Nam cùng với bầu khí nóng bỏng đông đảo giới trí thức trong và ngoài nước hiện nay... để đăng nơi đây như một hành vì hiệp thông với tác giả và phổ biến rộng rãi hầu bạn đọc.

Văn phong, cũng như thái độ phản tỉnh của cựu đảng viên cộng sản Đào Hiếu và giá trị của những mạch văn của ông, chúng tôi xin để bạn đọc tự nhận định.

Về vấn đề bản quyền (copyright) của tập sách, suy nghĩ của chúng tôi là chủ trương tiếp thêm một tay với tác giả Đào Hiếu để những trang văn của ông được cơ hội đến với đông đảo đọc giả hơn, ngoài ra chúng tôi không hề có một lợi lộc nào ngay cả dù phải tốn thì giờ nhiều để có thể lưu giữ "Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển" dưới dạng sách ảnh online như vầy, thuần mục tiêu phục vụ bạn đọc mà thôi. Do đó nếu nhà văn Đào Hiều có ý kiến khác không hài lòng về copyright của tập sách thì xin email cho chúng tôi biết để chúng tôi ngưng phổ biến tập sách tại TV PVT này ngay.

Kính cám ơn tác giả Đào Hiếu và bạn đọc đã ưu ái gởi sách cho TV PVT

Kính cáo

Aug. 2015

TV PVT





= = =

*:

Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'

BBCVietnamese thứ sáu, 18 tháng 9, 2009

Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".

Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.

Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 18/09/2009, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.

Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.

Đào Hiếu: Khi tôi làm việc với công an, về mặt văn bản, không hề có dòng nào viết là cấm Đào Hiếu làm trang web. Nhưng trong suốt những ngày thẩm vấn, họ dùng lời nói, không phải văn bản, bảo tôi bỏ tác phẩm của tôi ra khỏi trang web.

Việc thẩm vấn diễn ra không liên tục, kéo dài trong hai tuần. Ban đầu họ gửi giấy mời, mời tôi đến làm rõ một số vấn đề về trang web. Họ tiếp đãi khá lịch sự, nhẹ nhàng. Họ bảo trang web vi phạm điều 10 của Luật xuất bản, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử chống phá chế độ.

Tôi khẳng định mình không xuyên tạc lịch sử, chỉ viết sự thật để chống áp bức, bất công, tham nhũng và Trung Quốc xâm lược. Đến ngày thứ hai, họ bảo nên gỡ các tác phẩm của tôi ra khỏi trang web, nếu không phải làm việc nhiều ngày với công an. Họ nói nguyên văn "nếu như vậy, rất khổ cho anh, mà cũng khổ cho chúng tôi".

Lúc đó tôi nghĩ các bài của tôi đã cũ, độc giả đã đọc từ lâu, nên tôi đồng ý gỡ bỏ. Gỡ xong, tôi tưởng đã kết thúc. Không ngờ họ vẫn gọi điện, lúc thì hỏi sao bài này chưa gỡ, lúc lại hỏi sao bài kia còn nằm trên trang web. Tôi nói đó không phải bài của tôi mà của cộng tác viên, và các trang web khác. Họ nói của ai, cũng phải gỡ. Hôm sau họ lại gọi tôi đến làm việc.

Mỗi lần đến là phải khai lý lịch, hỏi cung, ghi chép. Xin quý vị hiểu rằng việc khai lý lịch không giống đi xin việc, mà rất nặng nề. Theo tôi dự đoán, các buổi làm việc đều có quay phim, thu âm nên tôi phải rất đắn đo, cân nhắc, cảnh giác cao độ. Vì thế rất căng thẳng. Nhiều khi hai bên phải giành nhau từng chữ.

Sau các buổi như thế, tôi mới nói trang của tôi dành cho người quan tâm thời sự chính trị, nay các anh không cho đăng, trang này ngày càng nhạt, độc giả sẽ bỏ rơi nó. Nếu các anh cấm như vậy, có khác gì ép tôi dẹp nó.

Họ buộc tôi viết cam kết dẹp trang web vì vi phạm điều 10. Nhưng tôi chỉ viết tôi bỏ trang web của mình vì lý do sức khỏe.

[Trước đây] quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
Đào Hiếu

BBC: Khi ông nói mình là người yêu nước, viết các bài chống Trung Quốc xâm lược, họ có trả lời không?

Họ không trả lời. Nói chung có vẻ họ tránh né những vấn đề nhạy cảm như vậy.

BBC: Trong hai năm qua, có bao giờ ông nghĩ có ngày phải dẹp trang web hay không?

Tôi cũng nghĩ như vậy chứ. Mình viết thẳng thắn quá, gần như không né tránh gì. Chắc chắn rồi có ngày nó bị dẹp. Nhưng có điều này tôi muốn tâm sự. Những người như chúng tôi hiện nay ở Việt Nam không nhiều, như cá nằm trên thớt và đặc biệt là rất đơn độc.

Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.

Trước đây ở tù, có đài Giải phóng, báo chí ủng hộ, nay thì ngược lại. Trước đây bị tra tấn, hỏi cung, có lực lượng vũ trang của Mặt trận tổ chức các trận đánh trả thù, các tổ chức nhân quyền lên án, gửi phái đoàn vào tận trong tù thăm hỏi. Tôi rất thương cho những người bị bắt, vì họ quá cô độc. Tôi thương họ lắm.

BBC: Phải chăng, theo ông, não trạng phi chính trị hóa hiện nay rất khó thay đổi?

Đó là thảm họa. Nhiều nhà văn, trí thức nổi tiếng, lãnh giải thưởng này nọ, tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng, quay thành phim. Có vẻ họ như 'ngư ông đắc lợi'. Sự chọn lựa của họ là đứng bên lề.

BBC: Ông có nhìn vượt ra ngoài giới trí thức không? Những người còn lại trong xã hội thì thế nào?

Tôi tiếp xúc nhiều lắm. Chị buôn bán ngoài chợ, phu xe xích-lô, công chức. Họ đều nhìn thấy vấn đề hết, nhưng cũng đều thờ ơ. Có lẽ họ không cảm thấy đó là sự bức xúc, họ biết chỉ để mà biết.

Các blogger lên tiếng trên mạng, họ đại diện cho quần chúng mà nói. Nhưng quần chúng, khổ nỗi, ít đọc các trang đó, nếu có đọc thì đọc cho biết thôi. Có vẻ họ an phận, bằng lòng với cuộc sống của mình. Gần như có tâm lý "đầu hàng tập thể".

Tình thế trang web, blog hiện nay cũng giống như phong trào sinh viên chúng tôi sau trận Mậu Thân, bị đánh tan tác. Nhưng đó chỉ là so sánh tình huống, chứ tương quan lực lượng đôi bên khác xưa rất nhiều.

Hồi xưa chúng tôi dù có lúc thất bại, nhưng không đơn độc, có hỗ trợ rất lớn. Bây giờ, những người bị bắt vừa rồi đều là những người con ưu tú của dân tộc, nhưng rất đơn độc. Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?

$pageOut
$pageIn
$pageOut


Xin đọc Phần tiếp theo ==>


-

Wednesday, August 12, 2015

Bắc Kinh phá giá Nhân Dân Tệ, Ý Nghĩa và Hệ Lụy tới Việt Nam

Khuya Aug. 12, 2015 giờ Saigon: Thư Viện Phạm Văn Thành tổng hợp 2 bài phỏng vấn Kinh Tế Gia Nguyễn-Xuân Nghĩa của Nguyên Lam RFA 2015-08-12 và bài phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh của Nam Nguyên RFA 2015-08-12 nhân sự kiện gây chấn động các thị trường tài chính khi Trung cộng ra tay một chiêu trò mới trong tài chính và tiền tệ: phá giá Nhân Dân Tệ lên tới 4% trong 2 ngày liên tiếp 11 và 12 tháng 8 / 2015



Một Trận Chiến Ngoại Tệ Nữa?

- Nguyễn-Xuân Nghĩa

Hạ giá tiền Việt theo Trung Quốc có tác dụng hai mặt

- Lê Đăng Doanh


Kinh Tế Gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong một chương trình "Giải Ảo" của báo Người Việt April 25, 2015

Một Trận Chiến Ngoại Tệ Nữa?

(bài phỏng vấn Kinh Tế Gia Nguyễn-Xuân Nghĩa của Nguyên Lam RFA 2015-08-12)

Quyết định đột ngột của Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh vào sáng Thứ Ba 11 là phá giá đồng bạc tới gần 2%, là mức cao nhất kể từ đầu năm 1994 đã chấn động các thị trường tài chính và nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng các nước lại có thể lâm vào một trận chiến ngoại tệ nữa. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện ấy qua phần trao đổi do Nguyên Lam thực hiện sau đây với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Monday, August 10, 2015

Khi cây cổ thụ bị trốc rễ

Bài của Bùi Tín - Nguồn: Blog Bùi Tín Aug. 9, 2015


Khi cây cổ thụ bị trốc rễ


Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc - ảnh và chú thích by VOA tiếng Việt


Cây cổ thụ lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có số dân đông nhất thế giới, đang bước vào thời kỳ cáo chung, thời kỳ rẫy chết, không có gì có thể cứu vãn khỏi số Trời đã định vậy.

Sunday, August 9, 2015

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và kịch bản dân chủ hóa Việt Nam

Nguồn: ©Đàn Chim Việt 04:47:am 09/08/15


Một góc hội trường khách sạn Lord

Tối ngày 6/8/2015 tại khách sạn Lord nằm phía Nam thủ đô Warszawa (Ba Lan) tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có cuộc tọa đàm liên quan tới vấn đề dân chủ hóa Việt Nam. Buổi tọa đàm nằm trong một chuỗi các hoạt động của tiến sĩ trong chuyến thăm châu Âu một tháng lần này. Ngoài Ba Lan, chủ đề dân chủ hóa cũng được ông trình bày tại Berlin, Stuttgart, Praha và Frankfurt.
Với sự chuẩn bị gấp gáp và chưa thông báo được rộng rãi, buổi tọa đàm đã thu hút được hơn 30 người tham dự, chủ yếu là các cựu sinh viên, nghiên cứu sinh tại Ba Lan. Trong không khí ấm áp, cởi mở diễn giả và tham dự viên đã cùng trao đổi và bàn luận về nhiều vấn đề thời sự cấp bách của đất nước.

Các kịch bản dân chủ

Buổi hội thảo dựa trên bài viết “Dân chủ hóa: Vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam” – còn đang trong quá trình hoàn thiện – của tác giả Nguyễn Quang A. Nói đúng ra, đó là một công trình nghiên cứu khá công phu và đầy tính chuyên nghiệp của ông liên quan tới dân chủ hóa Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nguyễn Thái Linh

Bài viết cũng tổng hợp kinh nghiệm vài chục năm qua của nhiều nước, từ Á châu, Đông Âu tới châu Phi, châu Mỹ La tinh và các cách tiếp cận dân chủ của những nước này.
Tác giả cũng phân tích những xung đột hiện nay trong xã hội Việt Nam, những cuộc đình công của công nhân với xu hướng ngày càng gia tăng, các cuộc xuống đường của dân oan mất đất, xung đột về tôn giáo, sắc tộc, phong trào bảo vệ môi sinh.v.v.
Trong hàng ngàn các cuộc đình công diễn ra trong những năm qua, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc đình công mới đây của 90 ngàn công nhân hãng PouYuen đã biến thành cuộc xuống đường và dẫn tới những thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội.
Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế, tình hình Việt Nam và trên cơ sở phát triển một tài liệu mới công bố gần đây của Benedict J. Tria Kerkvliet, tác giả đã đưa ra 4 cách tiếp cận dân chủ khác nhau.
- Từ trên xuống: Do những người lãnh đạo cộng sản ‘tự diễn biến’, tự phân hóa và dẫn dắt quá trình dân chủ hóa.
- Đối đầu: cách tiếp cận trực diện giữa lực lượng đối lập, phong trào dân chủ huy động sức mạnh của nhân dân nhằm giải thể chính quyền, thiết lập chế độ mới.
- Tham dự vào chính quyền các cấp, qua cách tự ứng cử.
- Qua con đường phát triển xã hội dân sự, nâng cao dân trí

Tiến sĩ Nguyễn Quang A (và Nguyễn Thái Linh)

Trong các kịch bản trên, việc tham dự vào chính quyền ít khả thi nhất, bởi không có thể chế độc tài nào cho phép tự do ứng cử. Thực tế Việt Nam đã cho thấy, một số trường hợp tự ứng cử đã thất bại ngay từ vòng ngoài như trường hợp của các ông Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ.
Quá trình dân chủ hóa trải qua các giai đoạn khác nhau như: Chuẩn bị, chuyển đổi và củng cố. Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn này có kể kéo dài nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Cuộc cách mạng dân chủ (nhung hay không nhung) diễn ra ở pha chuyển đối, pha này tương đối ngắn so với 2 pha còn lại. Trong pha củng cố dân chủ, người ta cần phải chú ý tới hiện tượng thụt lùi dân chủ, như nó đã xảy ra ở một số nước.

Xã hội dân sự và ‘đảng vận’

Mỗi người, tùy theo quan điểm và sự lựa chọn cá nhân, có thể tham dự vào quá trình ‘chuẩn bị’ cho sự chuyển hóa dân chủ ở Việt Nam với một cách tiếp cận phù hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhóm của ông thiên về xu hướng phát triển xã hội dân sự, nâng cao dân trí, thực thi dân quyền. Ông cũng là một trong những người khởi xướng Diễn đàn Dân sự và là một trong những đại diện của trường phái này.
Thực ra các tổ chức xã hội dân sự đã hình thành từ nhiều năm nay ở Việt Nam và âm thầm hoạt động. Một số tổ chức trong đó đã đóng góp hữu hiệu vào việc cái thiện dân sinh, thậm chí điều chỉnh hay thay đổi một số chính sách của nhà nước. Theo thống kê từ bài thuyết trình, có tới hơn chục ngàn tổ chức dân sự trong cả nước, nhưng trong đó, khoảng 25 tổ chức mới hình thành trong vài năm gần đây theo hơi hướng dân chủ luôn nằm trong tầm ngắm của chính quyền. Có thể kể tới, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Phụ Nữ Nhân Quyền, Văn Đoàn Độc Lập, Nhà Báo Độc Lập, Blogger VN.v.v.
Về chủ trương thực hiện dân quyền, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh, phải làm cho người dân biết các quyền của mình và cứ thế mà thực hiện, không cần phải xin phép, thông qua ai. Và tiến tới trong tương lai, cứ nhà nước có hội gì, chúng ta có hội đó, cạnh tranh với nhau.
Cũng trong phần thảo luận, liên quan tới các kịch bản dân chủ hóa cho Việt Nam, tiến sĩ Quang A cho biết, ông không ủng hộ các hình thức bạo lực, nhưng thừa nhận rằng, ngay cả hình thức này cũng có tác dụng nhất định của nó trong việc thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam.

Ông Trần Quốc Quân phát biểu ý kiến
Song song với việc thúc đẩy xã hội dân sự, ông đưa ra khái niệm ‘đảng vận’. Bằng phương thức này, ông hy vọng ở sự chuyển biến của các đảng viên, nhất là các quan chức cấp cao, nhằm thúc đẩy dân chủ theo kịch bản thứ nhất – từ trên xuống. Trả lời câu hỏi liên quan tới chuyện ‘đảng vận’, diễn giả cho biết, nhóm của ông đã ‘đánh tiếng’ với chính quyền ít nhất từ 3 năm nay, ‘khích’ họ thay đổi theo chiều hướng dân chủ để có lợi cho dân, cho nước và đi vào lịch sử như những ‘nhà cải cách’.
Tất nhiên, phải thừa nhận rằng, không có quan chức cộng sản nào muốn thay đổi, nếu không có sức ép từ phía dưới, thông qua các hoạt động đòi hỏi nhân quyền bền bỉ từ nhiều năm qua, bằng sự lên tiếng và chấp nhận tù tội của nhiều người hoạt động đối lập ở Việt Nam.
Chính quyền trong những năm qua đã có những biến chuyển nhất định, nhưng còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tiễn cũng như sự kỳ vọng của giới hoạt động. Do vậy, bên cạnh các hoạt động thúc đẩy dân chủ khác, thì công cuộc ‘đảng vận’ sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới.

Trung Quốc và vấn đề ngoại cảnh

Nhưng bất kỳ cuộc cách mạng nào, sự chuyển đổi nào cũng chịu sự tác động của ngoại cảnh. Và trong nhiều trường hợp, ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng.
Những thay đổi dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản ở châu Âu có yếu tố ‘ngoại cảnh’ từ những cải cách chính trị do Gorbachev khởi xướng ở Liên Xô.
Việt Nam trong một bối cảnh tương tự như hiện nay, chịu ảnh hưởng quá lớn vào Trung Quốc từ chế độ chính trị cho tới kinh tế, văn hóa, vậy khả năng dân chủ như thế nào? – Một người đặt câu hỏi.
Diễn giả Nguyễn Quang A cho rằng, ở đây có 2 chiều. Chiều thứ nhất, nếu Trung Quốc có dân chủ, thì có thể chỉ 24 giờ sau, Việt Nam sẽ dân chủ liền. Nhưng chiều thứ 2, Việt Nam vẫn có thể có dân chủ trước Trung Quốc và nước này sẽ ‘không làm gì được’. Ông đưa ra dẫn chứng về Đài Loan và Mông Cổ.
“Tôi tin là trường hơp Việt Nam có dân chủ trước, Trung Quốc sẽ không đưa quân vào đâu và đảng cộng sản Việt Nam cũng không kêu gọi sự can thiệp từ Trung Quốc vì họ không muốn làm Lê Chiêu Thống thứ 2” – ông đưa ra nhận định.
Trước những thắc mắc về vai trò của quân đội và sự can thiệp của lực lượng này khi Việt Nam có biến, ông Nguyễn Quang A nói, ông không quá bi quan về quân đội qua sự tiếp xúc với một số tướng lĩnh, đã có những trường hợp quân đội từ chối can thiệp theo yêu cầu của chính quyền như vụ ‘quan tài diễu phố’ ở Vĩnh Phúc.
Ngoại cảnh còn phải kể tới những biến cố hoàn toàn bất ngờ, không ai có thể tiên liệu trước được như thiên tai lớn, động đất… có thể thúc đẩy, thậm chí dẫn tới sự thay đổi ở Việt Nam.
Về câu hỏi, công đồng người Việt ở nước ngoài nên làm gì, làm như thế nào để góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, vai trò của người Việt hải ngoại là rất quan trọng. Họ có thể tuyên truyền cái hay, cái đẹp của xã hội dân chủ tới người dân trong nước, mỗi người có thể bắt đầu với chính người thân và bạn bè của mình. Sự giúp đỡ về tài chính với các nhà hoạt động cũng rất cần thiết, nhất là với những người bị o bế, phong tỏa mọi con đường sống, không thể tìm được chỗ làm việc.

Trò chuyện lúc giải lao

Buổi tọa đàm kết thúc trong tiếng vỗ tay dài và sự nuối tiếc của nhiều người; tiếc cho những người không có mặt, tiếc vì mình đã không biết tới những điều này sớm hơn, tiếc vì ở ngay một quốc gia được coi là cái nôi của cách mạng nhung nhưng kiến thức về dân chủ của nhiều người còn quá hạn hẹp và tiếc vì thời gian 4 tiếng đồng hồ trôi đi quá nhanh.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói, ông ‘rất tham lam’. Ông muốn qua những buổi hội thảo này để lắng nghe ý kiến, thu thập các đóng góp, nhằm hoàn thiện công trình đang dang dở của mình, làm tài liệu cho giới trẻ Việt Nam. Không biết tiến sĩ có thu nhặt được gì qua buổi hội thảo này hay không, nhưng chắc chắn mỗi người nghe đều nhập tâm được điều gì đó bổ ích cho mình.

Ảnh sử dụng trong bài của Hoàn Lê

© Đàn Chim Việt


-

Thursday, August 6, 2015

RFA Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ

Ỷ Lan, thông tín viên RFA, Paris 2015-08-08 thực hiện.


Từ trái qua: Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski và Bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Rena Bittern tại Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trương Tấn Bửu * Saigon ngày 5 tháng 8, 2015

Ngày thứ tư 5 tháng 8 / 2015 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cùng bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter đến vấn an và trao đổi với Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, về tình hình tôn giáo và nhân quyền. Chúng tôi đã làm cuộc phỏng vấn Đức Tăng Thống để hiểu rõ nội dung cuộc gặp gỡ này.

Wednesday, August 5, 2015

700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa: 1306-2006

bài của Dominique Nguyễn từ July 21, 2008 trên trang mạng www.champaka.org nay đã không còn hiện hữu, do Thư Viện Phạm Văn Thành lưu trữ và minh họa hình ảnh cần thiết, 5 tháng 8 / 2015.


Thư Viện Phạm Văn Thành: Trừ những kẻ thất phu vô dụng giá áo túi cơm, không người Việt Nam nào thao thức trước vận mệnh đau thương của đất nước mà không ngừng nghĩ suy, truy tầm nguyên nhân vượt lên mọi nguyên nhân, một thứ vận hạn Bất Khả Tri kỳ lạ đang ám cứng trên mình dân Việt nước Việt gần 8 chục năm qua từ khi nước ta chưa kịp thoát họa thực dân Pháp đô hộ (1945) lại đã rước sẵn mầm độc cộng sản bên trong với tên tội đồ Hồ chí Minh và tập đoàn Việt Minh (1932)... để di hại cho toàn cõi Việt Nam cho tới tận bây giờ.

Saturday, August 1, 2015

Giáo Lý Của Người Cách Mạng Cộng Sản Trên Thế Giới Từ 1917–2015

bài của Nguyễn Văn Trần - Việt Báo 01/08/2015 - Admin nhuận sắc và thêm ảnh



Thư Viện Phạm văn Thành: Tài Liệu vắn tắt dưới đây của tác giả Nguyễn Văn Trần rất bổ ích cho nhiều bạn đọc chưa biết cội nguồn tội lỗi và tội ác của cộng sản khởi đi từ đảng Bolshevik ở Nga 1917. Thực ra đề tài này đã được học giả Nghiêm Xuân Hồng trình bày công phu và hoàn bị trong cuốn "Cách Mạng và Hành Động" (phần "Cách Mạng Nga 1917") do nhà xuất bản Quan Điểm ấn hành tại Saigon lần thứ nhất 1966

Tiếc thương đại úy trại Chí Hòa

bài của Đinh Quang Anh Thái, Nhà báo, sống tại California, Hoa Kỳ, BBCVietnamese 1 tháng 8 2015



Nhà báo Đinh Quang Anh Thái hiện sống ở California, Hoa Kỳ (hình từ trang Facebook cá nhân của tác giả)


BBC giới thiệu: Nhà báo Đinh Quang Anh Thái bị tù từ 1977 đến 1984 vì tham gia Mặt trận Dân tộc Tiến bộ do bác sỹ Nguyễn Đan Quế sáng lập và ông phụ trách in tờ báo bí mật Toàn dân Vùng dậy. Ra tù tháng 2/1984 ông vượt biên tới Hoa Kỳ năm 1985. Hiện ông làm việc cho báo Người Việt ở Orange County, California. Cảm xúc này của ông đã được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.