Tuesday, July 7, 2015

Obama tiến hành biến Việt Nam thành đồng minh để đối phó với sự trỗi dậy của Trung cộng

bài của David Nakamura - bài gốc trên The Washington Post, July 6 at 5:43 PM - Lê Tùng Châu dịch, thứ Ba, 7/7/2015



bài của David Nakamura trên The Washington Post, July 6 at 5:43 PM

Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn thất thủ, Tổng thống Obama đang tìm cách định hình lại mối quan hệ từng có bề dày lịch sử trắc trở với Việt Nam thành một đối tác chiến lược trong việc chống lại Trung Quốc.

Trong cuộc gặp mặt nặng phần tượng trưng vào thứ Ba này, Obama sẽ tiếp đảng trưởng đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tới Nhà Trắng hai thập kỷ sau một thời từng là 2 quốc gia thù địch đã chính thức bình thường hóa bang giao.


Các viên chức chính quyền Mỹ cho rằng Hà Nội đã được đánh dấu quan tâm nhằm thúc đẩy sự ràng buộc về kinh tế và quân sự sâu hơn với Hoa Kỳ, và Obama đã chìa một bàn tay về phía Việt Nam, một trong 12 quốc gia bị cuốn hút vào Hiệp ước Thương mại Thái Bình Dương (Pacific Rim Trade Pact) mở rộng. Đã xuất hiện một tin hành lang đáng tin cậy về việc Tổng Thống có khả năng ghé lại Việt Nam trong chuyến công du châu Á của ông vào mùa thu này.

Nổi bật trong chuyến thăm khác thường này của Trọng là Obama hiếm khi tiếp các yếu nhân ngoại quốc tại Phòng Bầu Dục nếu họ không phải là người đứng đầu chính thức của quốc gia.

Trong vai chủ nhà, ông đã tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào 2013, và ông cũng đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Miến Điện vào mùa thu năm ngoái.

Các viên chức chính phủ mô tả Trọng là người có thế lực nhất trong cái cấu trúc quyền chính lãnh đạo độc đảng của Việt Nam, một kẻ đứng sau hậu trường nhưng có ảnh hưởng đáng kể trong quyết định chính trị. Một quan chức chính phủ cho biết Trọng, là đảng trưởng, với truyền thống xưa nay thường là một "phần tử bảo thủ hơn" của lớp lãnh đạo.

Một quan chức đứng ngoài vòng bàn thảo hiệp định đã nói -với điều kiện giấu tên- rằng, thủ đắc được sự ủng hộ của Trọng để đi tiên phong tham gia hiệp định thương mại TPP và các sáng kiến đột phá khác do Mỹ khơi dẫn … là rất quan trọng.


"Là một nhân vật cực đoan, Trọng không dễ gì chịu thấp giá mặc cả bất cứ việc gì trên phương diện nhân quyền," Marvin Ott, một học giả châu Á tại Trung Tâm Wilson cho biết. "Nhưng nếu ông ta biết làm gì cho chuyến thăm Mỹ này khả quan hơn và trao đổi qua lại ăn ý với ông Obama . . .thì đó sẽ là một tín hiệu cho thấy rằng sự chống cự đích thực cuối cùng ở bên trong thượng tầng quyền lực Việt Nam đã cáo chung."

Đối với Obama, cuộc gặp mặt diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang xúc tiến những thương nghị ngoại giao mới với một loạt các đối thủ lâu năm của Mỹ, trong đó có Cuba, Iran và Miến Điện (còn gọi là Myanmar). Vào cuối tháng Bảy, Tổng Thống sẽ ghé thăm Kenya và Ethiopia, là hai quốc gia khác vốn hay áp dụng cách thế áp chế khắc nghiệt để đối phó với các nhà bất đồng chính kiến.

Giới ủng hộ nhân quyền chỉ trích thiện chí của Obama tiếp đón Trọng, kẻ chẳng có một chức vụ gì về mặt chính quyền. Hơn 100 người Việt đang bị cầm tù vì các cáo buộc chính trị, theo Bộ Ngoại giao, con số đã giảm khoảng 25 % trong những năm gần đây nhưng hiện vẫn là những trọng điểm không thể tách rời chính sách ngoại giao Mỹ đối với Hà Nội.

"Quả cũng có cái nhận lại đấy nhưng chẳng bỏ công bởi chẳng đáng giá là bao" John Sifton, giám đốc bộ phận Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói. "Anh đang chỉ cho chế độ này và những chế độ khác nữa, rằng ‘bạn sẽ được thưởng tùy thuộc việc có chịu cởi mở hay không'. . . Cái giá của những biểu tỏ thị uy như thế với Trung Quốc từng nhận lại một kết quả là nhân quyền càng bị chà đạp".

Dân biểu Zoe Lofgren (California), một người ủng hộ lâu năm cho việc tái lập nhân quyền tại Việt Nam, là một thành viên trong phái đoàn Quốc Hội của đảng Dân chủ do lãnh tụ phe thiểu số Nancy Pelosi (California) dẫn đầu, đã đến thăm nước này hồi tháng Ba để thảo luận về TPP và các vấn đề khác. Trong một cuộc họp với Trọng, Lofgren trao cho ông ta một danh sách các tù nhân chính trị, mà bà nhấn mạnh nên trả tự do cho họ.

"Tôi chẳng hề nghĩ rằng ông ta vui lòng trước những vận động của chúng tôi, nhưng chúng tôi đâu có đi đến đó để làm cho ông ta vui lòng". Lofgren nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai. Bà cho biết Obama cần ép Việt Nam cam kết thực thi việc bảo vệ quyền lợi giới lao động và bảo vệ quyền con người trong các thỏa thuận thương mại, và bà còn nêu ra câu hỏi lý do tại sao Tổng Thống chịu tiếp Trọng tại Phòng Bầu dục chứ không phải là một nơi kém chính thức hơn ở Nhà Trắng.

Các quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Tổng Thống sẽ gây áp lực với Trọng về nhân quyền, nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng không có lời hứa từ trước bên phía Việt Nam về việc thả tù nhân hoặc sửa đổi luật về quyền tự do ngôn luận nhằm đổi chác trong cuộc hội kiến với Obama. Ngược lại, Cuba đã trả tự do cho một người Mỹ năm ngoái, mở đường cho việc tái lập bang giao, còn Miến Điện thả vài chục tù nhân chính trị trước chuyến thăm lịch sử của Obama ở đó vào năm 2012.

Tuần trước, Obama đã trình bày lại lập luận của mình khi ông chính thức công bố kế hoạch cho việc mở lại đại sứ quán Mỹ và Cuba trong tháng này sau 54 năm cách ly chiến tranh lạnh.

"Tôi tin rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ - thông qua đại sứ quán chúng tôi, các doanh nghiệp và hầu hết nhân dân chúng tôi- là cách tốt nhất để thúc đẩy mối quan tâm và hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền của chúng tôi". Tổng Thống nói thế ở Rose Garden. "Đã rất nhiều lần nước Mỹ đã chứng minh rằng vai trò lãnh đạo của chúng tôi trên thế giới chính là vai trò khả dĩ đem lại sự thay đổi. Đó là những gì truyền cảm hứng để thế giới đạt được nhiều điều tốt đẹp hơn."

Thiện chí của Obama với Việt Nam là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính quyền ông nhằm hướng sự chú tâm của ngoại giao Mỹ ra khỏi các điểm nóng lâu đời ở Trung Đông và châu Âu để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á. Chiến lược này đã được hậu thuẫn mạnh khi Quốc hội phê chuẩn yêu cầu của Obama gia tăng thẩm quyền cho cơ quan xúc tiến thương mại hồi tháng trước – một đạo luật khả dĩ tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình TPP, gồm các quốc gia cùng nhau làm nên 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của thế giới.

Obama đã lôi kéo được Việt Nam và Malaysia, nơi mà năm ngoái ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm kể từ chuyến thăm trước của Lyndon B. Johnson, một trong các nước Đông Nam Á đã được nhiệt tình hưởng ứng sự hợp tác của Mỹ trong một khu vực đang phát triển nhanh.

Trong hai năm qua, Hà Nội đã bị đe dọa bởi sự đơn phương khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, một lộ trình hàng hải chiến lược mà Trung Quốc đã tìm mọi cách để kiểm soát. Mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu 120 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, gần quần đảo tranh chấp với cả hai quốc gia và vi phạm Khu kinh tế 200 hải lý độc quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Mặc dù Bắc Kinh đã rút lại giàn khoan dưới áp lực của quốc tế vào mùa hè năm ngoái, nhưng hồi tháng trước chính quyền Trung Quốc lại đem nó trở lại gần Việt Nam hơn sau khi kế hoạch chuyến thăm Mỹ của Trọng được công bố.

Động thái này "sẽ tăng thêm một cảm giác cấp bách trong toan tính chiến lược của Hà Nội," Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc "không được phép bất chấp luật pháp quốc tế và tự ý xác định lợi ích chủ quyền của mình dựa trên lịch sử hoặc ỷ vào quy mô của quân sự, kinh tế của mình."

Các chuyên gia ngoại quốc về chính sách cảnh báo rằng Hà Nội sẽ tiếp tục làm ăn giao thương với Bắc Kinh và sẽ tìm cách sao cho tránh khiêu khích Trung Quốc vào một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng các quan chức chính quyền nêu lên rằng các hiệp định thương mại TPP được xem như một điển hình sáng kiến do Mỹ khơi dẫn sẽ giúp nâng cao trình độ lao động và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, Malaysia và các nền kinh tế mới nổi khác.

Tại Hoa Kỳ, các công đoàn lao động đã lên án TPP, nói rằng nó sẽ làm tăng thêm việc cho Việt Nam từ nhu cầu gia công của các hãng xưởng Mỹ.

Ngoài chiến lược chính trị, còn có "một thứ tạm gọi là sự tò mò ‘thặng dư’ của công chúng Mỹ về Việt Nam" Ott nói. "Chúng tôi đầu tư rất nhiều ở đó; và chúng ta cũng tốn kém rất nhiều. Nhưng kể từ đó bạn lại thu được một hoạt cảnh đặc biệt khi người người tiếp xúc với khách du lịch, với thủy quân lục chiến đến đó, và những cái đó mới mang lại một cái gì đó thực sự là động lực cho việc bình thường hóa. Nói một cách đặc biệt, một mối liên quan mật thiết đã thực sự xảy ra."


6:00 PM July 7, 2015
LTC dịch

©TV PVT 2015

-


Nguyên văn bài gốc trên The Washington Post, July 6 at 5:43 PM:

Obama working to make Vietnam an ally in dealing with China’s rise


David Nakamura

Forty years after the fall of Saigon, President Obama is seeking to reconfigure a historically difficult relationship with Vietnam into a strategic partnership against China.

In a meeting freighted with symbolism, Obama on Tuesday will welcome Vietnam’s Communist Party leader, Nguyen Phu Trong, to the White House two decades after the onetime enemy nations formally normalized relations.

Administration officials said Hanoi has been signaling interest in forging deeper economic and military ties with the United States, and Obama has extended a hand to Vietnam, which is among the 12 nations involved in an expansive Pacific Rim trade pact. And there has been considerable talk that the president is thinking about making a stop in Vietnam during a tour of Asia this fall.

The unusual nature of Trong’s visit is accentuated by the fact that Obama rarely receives foreign leaders who are not official heads of state in the Oval Office.

He played host to Vietnamese President Truong Tan Sang at the White House in 2013, and he met with Prime Minister Nguyen Tan Dung during a regional summit in Burma last fall.

Administration officials described Trong as the most powerful person in Vietnam’s one-party leadership structure, a behind-the-scenes figure who has significant influence in political decision-making. Trong, as party chief, has traditionally been a “more conservative element” of the leadership, an administration official said.

Getting Trong’s support to move forward on the Trans-Pacific Partnership (TPP) trade accord and other U.S.-led initiatives is crucial, said the official, who was not authorized to talk on the record and so spoke on the condition of anonymity.

“Trong is a hard-liner who does not want to give away anything on the human rights side,” said Marvin Ott, an Asia scholar at the Wilson Center. “But if he can have a good visit and he and Obama have some chemistry . . . that will be a signal that the last real resistance inside the Vietnamese leadership has gone away.”

For Obama, the meeting comes as he has engaged in new diplomatic overtures to a series of longtime U.S. adversaries, including Cuba, Iran and Burma (also known as Myanmar). In late July, the president will visit Kenya and Ethi­o­pia, two other countries that have employed harsh tactics in dealing with political dissidents.

Human rights advocates criticized Obama’s willingness to receive Trong, who does not hold an official government position. More than 100 Vietnamese are imprisoned on political charges, according to the State Department, a number that has fallen by about 25 percent in recent years but remains a sticking point for U.S. diplomats in Hanoi.

“It’s a reward that is not worth the price,” said John Sifton, Asia advocacy director at Human Rights Watch. “You’re telling this regime and others, ‘Freedom or not, you will be rewarded.’ . . . The price of saber-rattling with China is that you throw human rights under the bus.”

Rep. Zoe Lofgren (Calif.), a longtime advocate for human rights reform in Vietnam, was among a Democratic congressional delegation led by House Minority Leader Nancy Pelosi (Calif.) that visited the nation in March to talk about the TPP and other issues. In a meeting with Trong, Lofgren presented him with a list of political prisoners who she said should be set free.

“I don’t think he was very happy with our advocacy, but we didn’t go there to make him happy,” Lofgren said in an interview Monday. She said Obama needs to press Vietnam to commit to enforceable labor and human rights protections in the trade deal, and she questioned why the president is meeting with Trong in the Oval Office rather than a less-prestigious location of the White House.

State Department officials said the president will press Trong on human rights, but they emphasized that there was no promise from Vietnam to release prisoners or amend free speech laws in exchange for the meeting with Obama. By contrast, Cuba released an American last year, paving the way for the reestablishment of relations, and Burma released several dozen political prisoners before Obama’s historic visit there in 2012.

Obama restated his philosophy last week when he formally announced plans for the reopening of U.S. and Cuban embassies this month after 54 years of Cold War isolation.

“I believe that American engagement — through our embassy, our businesses and most of all, through our people — is the best way to advance our interests and support for democracy and human rights,” the president said in the Rose Garden. “Time and again, America has demonstrated that part of our leadership in the world is our capacity to change. It’s what inspires the world to reach for something better.”

Obama’s overture to Vietnam is part of a larger strategy by his administration to shift U.S. diplomatic attention away from traditional hot spots in the Middle East and Europe to meet China’s rise in Asia. The strategy got a major boost when Congress approved Obama’s request for fast-track trade promotion authority last month — legislation that could smooth the path for the TPP, which would encompass nations that together make up 40 percent of the world’s gross domestic product.

Obama has touted Vietnam and Malaysia, where last year he became the first U.S. president since Lyndon B. Johnson to visit, as among the Southeast Asian nations that have been responsive to U.S. engagement in a fast-growing region.

Over the past two years, Hanoi has become alarmed by Beijing’s maritime assertiveness in the South China Sea, a strategic shipping lane that China has sought to control. Last spring, China positioned an oil rig 120 miles off Vietnam’s coast, near islands claimed by both countries and breaching Vietnam’s exclusive 200-mile economic zone under international law.

Though Beijing withdrew the rig under international pressure last summer, Chinese authorities moved it back near Vietnam last month after plans for Trong’s visit were made public.

That move “will add a sense of urgency to Hanoi’s strategic thinking,” said Ernest Bower, a Southeast Asia expert at the Center for Strategic and International Studies. The United States and Vietnam share a view that China “cannot be allowed to override international law and define its sovereign interests based on history or the size of its military or its economy.”

Foreign policy experts caution that Hanoi will continue to do business with Beijing and will seek not to provoke China into a military confrontation. But administration officials point to the TPP trade accord as an example of a U.S.-led initiative that will help raise labor and environmental standards in Vietnam, Malaysia and other emerging economies.

In the United States, labor unions have denounced the TPP, saying it will lead to further outsourcing of American manufacturing jobs to Vietnam.

Beyond the strategic politics, there remains “a kind of residual American public curiosity about Vietnam,” Ott said. “We invested so much there; it cost us so much. But since then you’ve had a remarkable tableau of people-to-people contacts with tourists and Marines going there, and it brings something real to the impetus for normalization. In a peculiar way, there’s a real bonding going on.”

David Nakamura

-

0 nhận xét:

Post a Comment