Trại tù Xuân Lộc Z30A (K3) qua nét vẽ của Trần Long -- tư liệu của Phạm Văn Thành |
cổng trước Trại tù Xuân Lộc Z30A (ảnh chụp 2014) |
Trại tù Z 30A Xuân Lộc, photo by Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng - "Hội Thánh Chuồng Bò" đi thăm nuôi tù đầu năm 2015 |
Trại tù Z 30A Xuân Lộc, photo by Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng - "Hội Thánh Chuồng Bò" đi thăm nuôi tù đầu năm 2015 |
Trại tù Z 30A Xuân Lộc, photo by Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng - "Hội Thánh Chuồng Bò" đi thăm nuôi tù đầu năm 2015 |
SƠ LƯỢC CÁC TRẠI TÙ
Người Đưa Tin
1- Trại K3, còn gọi là trại Xuân Lộc. Bí số hành chánh Z 30A. Trại cách Sài Gòn khoảng 80 km về hướng Bắc, trong địa phận tỉnh Long Khánh cũ. Hiện giam khoảng 100 tù vì lý do chính trị. Thường phạm rất đông, "Người Đưa Tin" không nắm rõ con số chính xác, nhưng ít nhất cũng trên 400 thường phạm.
2- Trại Z30D còn gọi là trại Thủ Đức hoặc Hàm Tân. Cách Sài Gòn khoảng 140 km về hướng Bắc, dọc theo quốc lộ số 1. Trại này là "trại điểm" của phía Nam xây dựng rất qui mô để đón tiếp truyền thông nước ngoài. Nhìn thoáng qua, không ai nghĩ đây là trại tù. Hiện còn khoảng gần 100 tù nhân vì lý do chính trị bị giam giữ ở đây. Trại có nhiều phân trại được gọi là K1-K2-K3-K4 v.v... Thường phạm lên cấp số vài ngàn tại đây.
3- Trại Chí Hòa (nằm tại Sài Gòn) được xây dựng bởi người Nhật phát-xít, trại này mang nặng tính cách trấn yểm phong thủy, những sự kiện "quái gở" của trại này chưa ai giải thích được. Rất nhiều tù thường phạm bị giam ở đây, trại này cũng đã giam anh Lý Tống, Trần mạnh Quỳnh, Hoàng duy Hùng, Giáo Sư Đoàn viết Hoạt v.v... Không nắm rõ con số chi tiết chính trị phạm tại đây.
4- Trại B7, B5 tên cũ Suối Máu. Sau 1992 B7 trở thành chung cư sĩ quan của công an Bộ Nội Vụ Việt cộng. Nằm gần phi trường Biên Hòa, giao lộ giữa (thị xã) Biên Hòa với vùng Hố Nai. Trại này thời 1979 nổi tiếng các vụ vượt ngục bởi các sĩ quan QLVNCH. Đặc biệt khó có ai đã từng ở mà quên được một tên tuổi được liệt vào hàng cao thủ vượt ngục: anh Phụng Hoàng Minh. Vị sĩ quan cấp tá này hiện đang định cư tại Bruxelles.
Trại B5 có còn giam giữ tù chính trị hay không Người Đưa Tin không được biết.
5 - Trại B34. Tức Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ, trong nội đô Sài Gòn, gần ngã sáu Cộng Hòa. Trại này chỉ nhốt tù trọng án liên quan đến nước ngoài, tội phạm kinh tế cũng như trọng phạm chính trị. Nơi đây năm 1993 giam trên 100 các anh em Nghĩa Quân của lực lượng tướng Nguyễn Văn Chức (Biên Thùy Đông Dương) xâm nhập từ Thái Lan. Tất cả đều không có án vì không được ra tòa. Thông thường trại này chỉ giữ người khi chưa ra tòa. Gọi là trại tạm giam B34. Đây cũng là trung tâm của cục Phản gián 2 của VC. Chịu trách nhiệm toàn bộ an ninh chính trị của miền Nam. Cán bộ 85% là người miền Bắc, 15% còn lại đại đa số là người Minh Hải, quân cật ruột của "phó thủ tướng đặc trách nội chính" hiện hành là Nguyễn Tấn Dũng.
6- Trại Nam Hà (Phủ Lý, Ba Sao). Nơi đã giam giữ rất nhiều các bậc đàn anh cấp tá VNCH từ 1975 đến 1984. Hiện có khoảng 60 tù liên quan đến chính trị tại đây, trong đó có khoảng gần 20 người thuộc lực lượng tướng Hoàng Cơ Minh đã và đang còn nhốt tại đây.
Trại nằm phía Nam Hà Nội, thuộc tỉnh Nam Hà. Trại này có nhiều phân trại. Tổng số tù tại đây trên dưới 1000 tù nhân.
7- Trại Thanh Cẩm, nằm trong quần thể Đầm Đùn Lý Bá Sơ (gồm Thanh Cẩm, Thanh Xuân, Thanh Chương, Thanh Phong và Lam Sơn T5). Thanh Cẩm hiện có khoảng 20 tù nhân án "Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân".
Trại nằm gần biên giới Việt Lào (50 km đường chim bay). Khí hậu khắc nghiệt, núi đá sừng sững, có 1 đoạn sông Mã chảy ngang. Đây là nguồn sông không hiền.
Nơi đây CSVN đã biệt giam ông Phan Nhật Nam suốt nhiều năm trời. Cũng nơi đây ông Dương Văn Lợi từng bị tù và từng làm đội trưởng đội xây dựng trong nhiều năm... Ông Đoàn Viết Hoạt cũng từng bị biệt giam nhiều năm tại trại này.
8- Trại Lam Sơn T5 (Đầm Đùn) cách thị xã Thanh Hóa về phía Tây khoảng 70km, cách biên giới Lào Việt khoảng 60km (tất cả tính theo đường chim bay). Đây là trại tù được Lý Bá Sơ xây dựng từ năm 1947. Chung quanh trại núi đá vôi dựng đứng. Nơi đây cũng chính là đất Lam Sơn mà Lê Lợi dùng làm cứ điểm phòng thủ suốt 10 năm kháng Minh. Trại T5 là trại trung ương số 5. Trại nổi tiếng 45 năm liền cầm cờ đầu của toàn lực lượng công an võ trang cộng sản. Năm 1995 là năm duy nhất trại này tuột lá cờ tiên tiến. Trại gồm 4 phân trại - ‘K’ A là ‘K’ trung tâm, nhốt khoảng 1000 tù ; ‘K’ B nhốt khoảng 500 tù ; ‘K’ C nhốt khoảng 600 và ‘K’ D nhốt khoảng 800 tù nữ.
Án "Hoạt động lật đổ chính quyền" còn ở nơi đây khoảng 50 người, chuyển từ Xuân Phước A20 ra năm 1995 và từ Thanh Cẩm về năm 1996.
Ngoài ra còn có khoảng 20 người thuộc lực lượng ông Hoàng Cơ Minh với án danh "Hoạt động phỉ" - "Gián điệp" - "Phản bội Tổ quốc" bị bắt từ năm 1990.
Rồi sau này lịch sử sẽ trả lời đích danh, ai là "phỉ" ai là "phản bội Tổ quốc". Mong ngày ấy lắm thay.
9- Trại Bình Điền-Huế-Quảng Nam.
Đây là trại khét tiếng dã man ở những năm 1980. Chính trại này đã tra tấn đến đứt gân nhượng ông Nguyễn Thành (bút danh Phượng Tường trong Thi Tập Trầm K) và tra tấn "treo cánh chuồn" võ sư Lê Quí Hòa đến trật bả xương vai. Trại này hiện có giam chính trị phạm không? "Người Đưa Tin" không nắm rõ.
10- Trại A30. gần thị xã Tuy Hòa, nơi đã nhốt ông Lý Tống và từ nơi này ông Lý Tống đã vượt ngục thành công.
11- Trại A20. Trại trực thuộc Bộ Nội Vụ cộng sản. Cách Sài Gòn khoảng 600 km về hướng Bắc. Năm 1987 gồm 3K. 1993 còn 2K (khoảng 800 tù trọng án, trong đó có khoảng 200 tù án chống chế độ cộng sản).
Địa lý : trại cách Sài Gòn về hướng Bắc khoảng 600 cây số. Từ Quốc Lộ 1 (thị xã Tuy Hòa) đi đường núi về phía Tây, khoảng 60 cây số thì sẽ gặp trại A20. Còn gọi là Trại Xuân Phước, Phú Yên. Nằm trong địa phận huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Địa phận này là cứ địa của quân Chàm trong thời kỳ chống quân Đại Việt nam chinh khoảng 600 năm về trước.
Năm 1995 Hanoi "giải tán" tù chính trị ở A20. Chuyển hầu hết ra Bắc. Đây cũng là trại được gọi là "Thung Lũng Tử Thần A20". Chính mắt "Người Đưa Tin" đã lật được sơ đồ mộ chí: trên 2000 ngôi mộ chôn rải rác khắp thung lũng. Trại này cũng là nơi cả-đời-không-quên đối với những ai đã rời và rồi về nước lại bằng con tàu mang tên Việt Nam Thương Tín hồi sau 30 tháng 4 năm 1975.
"Người Đưa Tin"
©TV PVT 2015
Chú Thích của Admin:
-"Người Đưa Tin" tức ông Phạm văn Thành, một cựu tù, bút danh Phan Tứ trong tập thơ "Trầm K", nơi đăng bài SƠ LƯỢC CÁC TRẠI TÙ CỘNG SẢN này ở mục "PHỤ LỤC" cuối tập.
Trầm K - Tuyển tập thơ của những người tù yêu nước do Hưng Việt xuất bản năm 1999 |
-
0 nhận xét:
Post a Comment