Friday, August 2, 2013

Tìm người thân trại tù cải tạo Tiên Lãnh...

May 26, 2013 at 9:13pm


Xin nhờ các Anh Chị đã từng ở tù cải tạo tại Tiên Lãnh Quảng Nam Đà Nẵng, ai biết tác gỉa bài thơ "Nàng Tiên Áo Trắng" cùng những tên tuổi liên quan như chị y sĩ Điểm, có chồng là một Phó Quận Trưởng tù tại một trại cải tạo (An Điềm?) ở Tiên Lãnh thơì gian 1978.

Chị Điểm dáng cao gầy đen. Có hai con gái (?) Làm ở bệnh viện da liễu Đà Nẵng 64 Ngô gia Tự /1978.
- Anh Quang là thiếu tá Quân y của Cộng Hoà, sau được "lưu dung" làm Bác sĩ ở Bênh viện da liễu 64 Ngô gia Tự Đà Nẵng. Có anh Cam chị Phương. Từng công tác chung ở trại cùi Hòa Vân.

Các anh các chị ai còn sống xin liên lạc với em: FB Thihuong Tran

-Một em tên Phạm Thanh Bình là con lai Mỹ, em da mầu mặt có vết sẹo, chắc năm nay em 50-52 tuổi, là bé mồ côi được các me sơ ở tại cùi chăm sóc.

Xin Các Anh chị đồng hương Quảng Nam hoặc có trực tiếp ở trại An Điềm, Tiên Lãnh, nếu biết thông tin xin lien lạc với FB Phạm ThànhFB Thihuong Tran

____________________________


Thihuong Tran: Năm 1977 mình có vào tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng biệt phái công tác, lúc đó mình mới vừa qua tuổi đôi mươi, mình có được đi khám cho tù chính trị ở trại giam Tiên Lãnh, ở đó có một anh là chồng của chị y sĩ tên Điểm làm cùng với mình, anh ấy là Phó quận trưởng gì đó, nhưng hình như cũng có cấp bậc ở Quân đội?, những người công an canh gác ở đó toàn là người Bắc vào, thấy bọn mình là đồng hương cũng rất quý mến, nhưng khi mình yêu cầu được đưa quà của vợ anh ấy gửi cho chồng, họ cũng tháo ra kiểm tra dữ lắm, và họ cho mình gặp anh ấy nói chuyện, có người đứng canh, mình chỉ nhắn được chị và các cháu khỏe, anh có nhắn gì không? Nhưng anh chỉ gửi lời hỏi thăm mà không dám nói gì..... Những người tù đó rất thương yêu nhau, họ dìu nhau đi khám bệnh, đa số là bệnh ngoài da ghẻ ngứa hắc lào.... và suy dinh dưỡng. Quần áo họ rách tả tơi... Anh Thành có quen hỏi có ai trước đây ở trại giam đó không?

Có cả trại sâu, cách trại đó mấy giờ đi bộ, toàn đường ven núi và vực thẳm rất sợ... ở đó chỉ giam có mấy chục người thôi, nhưng toàn người cấp cao cả, họ ở dưới một thung lũng rất đẹp và giáp với Lào hay Căm pu chia gì đó. Ở đó tôi được tặng một bài thơ: nàng tiên áo trắng, không biết của ai, công an hay tù nhân? Mình dấu biến, chứ hỏi của ai sợ rắc rối, chúng tôi vẫn gọi tù nhân là bác là chú.... theo tuổi của họ (công an yêu cầu chúng tôi chỉ gọi tên kia, hay tên trống không) nhưng tôi không đồng ý, vì chúng tôi là dân y. Anh Thành hỏi hộ xem có ai không nhé, quãng năm 1978 gì đó ạ.
il y a 7 heures via mobile • Je n’aime plus • 1


Phạm Thành: Chị ThihuongTran, tôi nghĩ trại chị nhắc đến là trại Bình Điền. Bình Điền là một trại có truyền thống cực kỳ khắc nghiệt so với tất cả các trại khác. Có lẽ do trong thơì chiến tranh, đất Quảng Nam là đất một sống một còn của những nguơì mang những ý thức (cảm tính thì đúng hơn) chính trị trái chiều. Xung động Quốc Gia Cộng sản bị đẩy lên độ căng thẳng tột bực ở vùng đất này suốt 20 năm 1955/1975. Ở đây không có người nửa mùa. Vùng đất này Quốc ra Quốc và Cộng ra Cộng. Tàn sát thẳng tay khi dối diện nhau.
Tôi có nhũng người anh đã từ Bình Điền vào A20 Xuân Phước (khoảng 1987). Họ đều là những người cực kỳ khí phách.
Cựu thiếu tá pháo binh TQLC Võ Đằng Phương quê Sài Gòn (đã bị đột tử ngay trong bẹnh viện ở Sài gòn 10/1994, khi vừa ra tù sau 19 năm).
Anh Trần Nam Phương quê Quảng nam, 20 năm tù hiện quản thúc chặt chẽ tại Quảng Nam.
Võ sư Lê Quí Hòa quê Thừa Thiên, 20 năm tù hiện quản thúc tại Huế.
Và một vị cựu tu sĩ công giáo (nhất thơì tôi chưa nhớ đươc tên) hiện ở Mỹ.
Vào A20 từ Bình Điền năm 1994 có Huynh Ngọc Tuấn, cha của Jane Hoang... tôi nghĩ các vị này thế nào cũng sẽ liên lạc với chị, vì hầu như tất cả những người còn sống của A20, có sống giai đoạn 1993/1995 ở A20 đều có những quan sát về nhũng điều tôi phát biểu trên các các trang mạng xã hội FB, Blog.
"Nàng tiên áo trắng" tôi nghĩ chắc chỉ có xuất xứ từ những người tù. Bối cảnh tù dễ làm cho mạch thơ dạt dào cảm xúc, nhất là khi đối diện với những tấm lòng như chị, đến từ một vùng đất truyền thống văn hóa mà vốn dĩ luôn bị rất nhiều người thiếu văn hóa làm cho ô danh đi. Tôi nghĩ chính cung cách xưng hô, ứng xử của chị đã làm "chao đảo" những tâm hồn của nhũng người tù để họ bật ra được "nàng tiên áo trắng", bởi ngay cả cho đến tận bây giờ, công an quản giáo luôn luôn bắt "cào bằng" mọi tù nhân với nhau, mọi quan hệ từ ngoài xã hội vào với đời tù. Tất cả mọi người chỉ được gọi người tù là anh xưng tôi hoặc mày xưng tao! Dù người tù ấy có là lão niên trắng tóc hay Giám Mục Thượng Tọa!
Đặc biệt, tất cả các trại từ Nghệ An ra phía bắc, tù nhân bắt buộc phải GỌI CÁN BỘ BẰNG ÔNG (hay BÀ) XƯNG CON, gọi giám thị bằng BAN XƯNG CON, bất kỳ tù ở khoảng tuổi gì và bất kỳ cán bộ là đứa chưa mọc râu hay đã là mang hàm tá tướng. Đối lại, cán bộ chỉ gọi tù bằng một từ duy nhất MÀY.
Tù nhân miền nam ra bắc, đã tạo ra không khí rất căng thẳng chỉ vì chuyện xưng hô. Với truyền thống thượng đội hạ đạp, việc tù nhân gọi cán bộ xưng tôi, hoặc gọi ngang hàng là anh xưng tôi.... là một sự "cực kỳ xúc phạm " đối với các vị... con giời...
il y a 4 heures •


Thihuong Tran: Bình Điền? Lần đầu tôi nghe thấy anh ạ, vì lúc đó bọn tôi là bên dân sự thì ty công an mời (lúc này vẫn là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, chưa lên thành phố như bây giờ) đến khám cho công an và tù nhân chính trị (thường phạm không được khám) thuốc men của chúng tôi cấp, nhưng công an họ giữ chứ không đưa cho bệnh nhân, tôi phản đối thì họ bảo nguyên tắc là như vậy.
Các bác các chú trông tội lắm, lúc đó là "giải phóng" được ba năm mà quần áo rách bươm, mà chung một mầu lam tối (áo tù?). Tôi chỉ nhớ là Tiên lãng (Lãnh) trại giam An Điềm. Ở đó nóng và nắng lắm, mít rất nhiều, ngày đó chúng tôi có biết chính trị chính em gì đâu, tù tự giác đưa chúng tôi đi vào trại sâu để khám, mà đừng đi rộng có 30-40 phân thôi, một bên là vách núi một bên là vực thẳm nói dại tù tự giác chỉ ẩy nhẹ là tất cả lăn xuống vực.... chân đi mà run như bần bật. Không nhìn xuống vực, không dừng chân.... nghĩ lại ngày ấy đi theo tiếng gọi của Đảng kinh thật???
Bác nào ở trại giam đó mà biết vợ chồng anh chị ấy thì hay quá, cho tôi biết tin, chị ấy tên Điểm, dáng cao gầy đen. Có hai con gái? Làm ở bệnh viện da liễu Đà Nẵng 64 Ngô gia Tự (chị ấy có người nhà ở Bắc. Mới bảo lãnh cho làm lưu dung). Chị ấy là y sĩ. Xin cảm ơn anh Thành và các bạn trước.
il y a 4 heures


Thihuong Tran: Một điều khôi hài là tất cả mấy trăm tù chính trị không ai bị mắc bệnh giang mai và lậu. Nhưng khám cho công an thì lại có.
Và một kỷ niệm không quên là lúc đó người Bắc vào Nam là những kẻ chiến thắng, nên, bề ngoài dân Nam tỏ ra sợ hãi, nhưng bên trong họ coi thường dữ lắm. Ngược lại, những người vào Nam lúc đó là phải chọn lọc. Nên một số rất hống hách. Chúng tôi đi khám bệnh theo chiến dịch cuốn chiếu là thanh toán những bệnh giang mai và lậu do xã hội cũ để lại. Nhưng đáng tiếc là những người ngoài Bắc vào đã “tiếp quản” ngay căn bệnh này.

Có hai trường hợp tôi nhớ mãi:
- đó là một sĩ quan Quân đội, bác ấy già rồi, cỡ 55-60 gì đó, có đi chơi gái khi vào tiếp quản miền nam, bác ấy ở nông thôn miền bắc và rất thật thà. Đến kể hết cho chúng tôi.... và phòng xét nghiệm khi đó anh Cam học ở Canada về (lưu dung) làm xét nghiệm máu và mủ ở.... thì rất may bác không sao cả. Nhưng bác không tin cứ ngồi ở đó đòi được tiêm thuốc để trừ bệnh, lại xét nghiệm, lại giải thích, nhất định không tin, và bác bị bệnh ảo tưởng, bác kể có hàng ngàn con vi trùng nó cào đầu bác, ngứa ngáy, rồi nó đục tim gan phổi... làm bác nóng ở trong ruột gan..... khổ lắm, sau mấy lần xét nghiệm, phải mất mấy tháng, bác mới không quấy rối chúng tôi nữa.
- và một anh công an cũng ở ngoài bắc vào và bị dương tính giang mai. Tôi cho thuốc và đến bệnh viện nhận thuốc miễn phí về để tiêm tại y tế cơ quan hay điều trị ngoại trú của bệnh viện chúng tôi đều được. Khám xong là tôi chuyển sang điều trị lại đi nơi khác khám "cuốn chiếu".
Chúng tôi cứ dong đuổi khắp tỉnh, vài ba tuần mới về lại bệnh viện một lần. Hôm đó chúng tôi về để họp Đoàn hay gì không biết, thì chị Sương làm ở phòng điều trị hớt hải chạy lên kêu cứu: em ơi, bệnh nhân của em đang làm loạn lên ở phòng khám kìa, em lên giúp chị đi, tôi chạy lên thì thấy anh đó mặc áo công an và nói gì to lắm. Tôi át ngay, anh đến đây với tư cách là bệnh nhân hay với tư cách là công an? Khi thấy tôi anh ta dịu ngay giọng lại, nhưng cơn của tôi nó đang lên.... tôi mời anh ta vào phòng khám đóng cửa và cho một trận vì cái tội làm xấu mặt người Bắc ở đây, về tội cậy là công an đến làm ầm ĩ... sau đấy tôi mới hỏi là tại sao? Hoá ra anh ta sợ tiêm và muốn đổi thuốc uống, nhưng anh ta nói dối tôi là dị ứng với thuốc tiêm. Bình thường là đồng hương, tôi cũng đổi cho, nhưng tôi ghét tội nói dối, tội ỷ lại mình là BTC làm tàng... nên tôi yêu cầu là lấy giấy của y tế nào đã thử chứng nhận anh ta dị ứng. Hoặc là vào đây chúng tôi thử lại xem có dị ứng không. Lúc đó anh ta mới khai là sợ tiêm... thì muộn rồi.
Tôi chỉ học Trung cấp y hệ chính quy 3 năm nhưng vì mới "giải phóng" nên được thêm 6 tháng chuyên về da liễu nữa và được... khám bệnh.
Có ai làm ở bênh viện da liễu 64 Ngô gia Tự Đà Nẵng không ạ, có cả anh Quang là Thiếu Tá Quân Y của Cộng Hoà, sau được lưu dung làm Bác Sĩ ở đó. Rồi anh Cam chị Phương... những người lưu dung đó rất thân với chúng tôi, họ chỉ dè chừng ban đầu thôi, sau thì thấy chúng tôi vô tư chả chính trị chính em gì lại trở thành thân thiết. Nhất là anh Cam, anh mà còn sống thì cũng hơn 80 rồi, các anh các chị ai còn sống, liên lạc với em nhé, trại cùi ngoài đèo Hải Vân nữa. Gọi là trại cùi Hoà Vân. Là đi khám với anh Quang và chị Phương.
il y a 3 heures via mobile • J’aime


Phạm Thành: Chị Thihuong Tran, tôi xin phép chị chụp phần comment này của chị để gởi vào trang Quán Lá A20, hy vọng sẽ có người nhận ra những thông tin quý mà chị vừa trao đổi. Lương y như từ mẫu! Thật là trong suốt những năm tù (cả hai đợt của đời tôi)... Voir plus
il y a environ une heure • Modifié • J’aime


Thihuong Tran: Vâng anh cứ đưa lên ạ, tôi biết các anh chị đó đều ở nước ngoài hết cả rồi, và đặc biệt có một em tên Phạm Thanh Bình là con lai Mỹ đen, mặt có sẹo, chắc năm nay em 50-52 tuổi chi đó, là bé mồ côi được các me sơ ở tại cùi chăm sóc. Khi tiếp quản thì em sống ở bệnh viện và học y tá, em chắc cũng đi Mỹ rồi, em ghét chúng tôi lắm, chửi quá trời luôn. Và tôi sống ở số 1 Lý thường Kiệt cạnh sông Hàn, nơi đó có gia đình của hai Mục sư ở (cơ đốc giáo) đó là vào những năm 1977-1979 có ai biết hai gia đình mục sư đó không ạ?

= = = =

Đã post lên Facebook FB Phạm Thành ngày May 26, 2013

Dưới đây là các comment trao đổi tiếp tính đến May 28, 2013

  • Phi Vũ Tôi thật sự không quen biết nhiều lắm nhưng sẽ cố gắng
  • Yeu Em Mai An Điềm, Tiên Lãnh, Na Sơn là 1 chuổi trại, không dính gì tới Bình Điền.
  • Thihuong Tran Đúng rồi. Trại giam An Điềm ở Tiên Lãnh,chứ không phải Bình Điền đâu ạ .
  • Yeu Em Mai Tiên Lãnh (Tiên Phước) đi từ Tam Kỳ rẽ về hướng tây, còn xa lắm mới đến biên giới Lào. An Điềm thì đi theo QL 14, sau này làm nhà máy thủy điện nên trại tù AĐ "cuốn theo dòng nước" rồi; Na Sơn thì từ Hương An đi lên, tới Việt An thì xuống, đi bộ vào khoảng 1 buổi đường nữa là tới..
  • Yeu Em Mai Mấy trại này "nhân đạo" lắm, có 1 số người được cho ra trại sớm, về đến nhà mới chết !!!
  • PhamThanh-Paris Pham Cảm ơn AC Yeu Em Mai , thế là dần dần sẽ bóc ra được đến chỗ ở hiện nay của anh Quang , anh Cam , Chị Điểm . Đúng là không đùa vơí FB được .
  • Yeu Em Mai Tiên Lãnh ở đầu nguồn Thu Bồn, An Điềm đầu nguồn Vu Gia, cách nhau hàng trăm km đường xe. Trại AĐ hồi đó có 1 người tù chế được 1 cái radio nghe được các đài quốc tế, bị công an trại giam đem tử hình.
  • Thihuong Tran Ôi ,mình chỉ nhớ trại giam tên An Điềm mà ở Tiên Lãnh hay Lãng gì đó ,tất cả đều người Quảng cả ,anh Quang là Bác sĩ của Quân đội VNCH có bà con ở Hà Nội ,khi mình về phép ảnh có nhờ mình chuyển một gói quà ,nhưng địa chỉ tìm không thấy ,mặc dù phố đó cạnh nhà mình ,chắc chuyển đi nơi khác .Cảm ơn các anh chị ,nếu có thể cả hai gia đình mục sư ở số 1 Lý thường Kiệt Đà Nẵng nữa thì rất tốt .
  • PhamThanh-Paris Pham YEM , Gặp thổ thần rồi đây !
  • Ba Hai Huynh Em dan Quang nam day, trai giam An Diem hinh nhu o Dai Loc chu ko phai o Tien Lanh gi dau. De em tim tgong tin nay cho
  • Ba Hai Huynh Thong tin ve trai giam An Diem o day ne: THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
    Trại giam An Điềm thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp
    - Bộ Công an, đóng quân trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cần tuyển:

    - 01 học sinh tốt nghiệp Đại học Y Khoa. Tuổi đời từ 18 đến 30.
    HỒ SƠ CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
    Đơn vị Trại giam An Điềm hoặc số máy liên lạc: 0510.3974.264 - 0510. 3509.891 để biết thêm chi tiết.
  • Thihuong Tran Có lẽ là Đại Lộc .
  • Ba Hai Huynh Ok chi Huong oi, em giup chi tim nhe. So 1 Ly Thuong Kiet- Tp Danang la trung tam cua Hoi Thanh Cpo Doc Truyen Giao Hoi. Em la nguoi Tin lanh o Danang. Hien co nhieu nguoi di My, em cung biet ho dang o USA, Canada hay Uc
  • Ba Hai Huynh Chị Hường nhớ rất tốt. Trại giam An Điềm nằm trên xã Đại Hưng bây giờ ngày xưa là xã Đại Lãnh. Nên chị Hường nhớ là " lãnh" thì đúng rồi. Mới tách xã đây. Còn số 1 Lý Thường Kiệt- thành phố Đà Nẵng là nơi ở của các mục sư thuộc Hội Truyền Giáo Cơ Đốc đúng rồi. Bây giờ vẫn y vậy. Số điện thoại của các mục sư đó ở đây :+84 511 3 826 937( mục sư Tọi) và +84 511 3 88 72 77( mục sư Đức ). Tuy nhiên để tìm những người quen mà chị Hường cần tim thì nên gọi qua bên Hoa Kỳ. Em nghĩ là em giúp chị Hường tim đúng người. Chị Hương cho em số phone của chị ở Đức đi nha
  • Thihuong Tran Cám ơn em ,chị không nhớ tên hai mục sư 
    Một mục sư chị không biết mặt ,chỉ biết vợ thôi nhà rất Đông con .Còn mục sư kia chị cũng không biết mặt ( chắc họ ghét bọn chị nên tránh mặt ) nhưng có cô con gái lúc đó cỡ 16-17 tuổi đẹp tuyệt trần ,rất hay t
    âm sự với chị ,em ấy không có bạn học dở dang và trầm cảm .....
    Nếu gặp em nhắn cho chị gửi lời hỏi thăm là đoàn cán bộ y tế ngoài Bắc vào biệt phái là họ biết. Chứ hai mục sư chị đều chưa gặp ,còn vợ mục sư còn sống chắc cũng hơn 80 tuổi rồi , hơn ba mươi năm rồi còn gì cảm ơn em nhiều lắm .
    Nhưng anh Quang Bác sĩ ,anh Cam về hoá học ( làm phòng xét nghiệm ) chị Phương chị Điểm ...là những người chị đã làm việc cùng ,nếu biết tin thì hay quá .
  • Yeu Em Mai Ở US có mục sư Nguyễn Thái là tuyên úy cũng từng "nằm ấp" ở trển 8 năm. Để cuối tuần tui về quê ổng hỏi thăm số phôn của ổng thử. Hy vọng ổng biết mấy ông kia.
  • Thihuong Tran Cảm ơn các bạn nhiều lắm lắm......
  • Michiki Lan-Phương ồ, nếu là người từng làm ở trại cùi Hòa Vân thì để em hỏi thử nhé. Hồi Tết em làm từ thiện ở làng Vân chính là khu tái định cư của làng Hòa Vân dời vào đó. Sắp tới em về lại ĐN, em sẽ hỏi thăm giúp anh chị.
  • Michiki Lan-Phương Hòa Sơn, Tiên Lãnh, An Điềm là 3 trại giam lớn ở Quảng Nam Đà Nẵng ngày xưa
  • Thihuong Tran Các anh chị đó làm từ năm1977-1980 ở đó .
  • Michiki Lan-Phương dạ, cả cái làng đó họ dời vào ĐN đều toàn những người sinh trước năm 77 à chị. Có chú Xứng là người ở làng lâu năm, chắc chú Xứng biết!
  • Thihuong Tran Thời đó viện trưởng là chú Đễ Bác sĩ ở Bắc vào làm. Còn Bí thư chi Bộ là chú Hoan ở rừng về ,mỗi năm mình theo đoàn chui qua đường hầm ( đã hỏi kỹ đời tầu hỏa đi qua để tránh giờ ) để vào làng cùi khám định kỳ ,và phân loại. Ai nặng thì được 10 ký gạo hay gì mình không biết ,còn nhẹ chỉ được thuốc thôi ,làng ngay bãi biển đẹp tuyệt nhưng chả dám tắm .Rồi năm 1978 gì đó. Có người vào báo là những người cùi họp để vượt biên ,thế là ngày giờ nắm được hết và công an bắt nhẵn ....tội nghiệp họ .
  • Michiki Lan-Phương  tội nghiệp quá. Trước 75 thì có ông cha Smith làm ở đó, cái nhà lầu đó vẫn còn, giờ là chỗ phơi lúa của bà con. Cách đây 2 năm, e ra làng cũng chui qua cái hầm xe lửa đó.
  • Thihuong Tran Ổi ở đó to giòn ngon lắm ,cả dừa tươi nữa ,quả trứng gà ( kilima ) nữa , ngày đầu không dám đụng đũa máu thì bất chấp trèo lên cây ổi ....Cái nhà lầu ở ngay ngoài làng là bọn mình nghỉ ngơi ở đấy đấy ,ngày đầu tiên đến ,những người cùi họ rón rén đến dặt rổ trứng ,con gà ,trái cây .....thấy động thì ra đã đầy ở sân rồi ....
    Ở đó có cùi lấy cùi. Nhưng đẻ con không bị cùi ,có giáo viên anh Dụng cũn là cùi dạy lớp 1-4 gì đó .Đốp hỏi nhé ,anh Quang ở phòng khám cũng vào trại cùi khám .và anh Cam học ở Ca na da về rất giỏi làm bên phòng thí nghiệm .Có anh Khuê cụt chân làm Tài vụ lấy chị Nghị làm trưởng phòng xét nghiệm ,nhưng chị chả biết gì toàn nhờ anh Cam .Cả hai vợ chống ở chiến khu về đều đảng viên .

1 comment:

  1. BÌNH ĐIỀN ở Thừa Thiên Huế. Các trại tù thời thập niên 70-80 tôi được biết Trại Tiên Lảnh thuộc huyện Tiên Phước đi từ Tam Kỳ đi lên. Tiên Lảnh có 3 phân trại đó là Thôn 5, trại này có nhà tù trong nhà tù nơi giam giữ các tuyên uý vnch, trại rất kiên cố , phân trại thứ 2 là Đồng Mộ và phân trại thứ 3 là Na Sơn. Từ trại chính Tiên Lảnh về Na Sơn khá xa phải vượt qua nột ngọn núi cao, dốc và có cọp. Ở núi này trời tốt sẽ nhìn thấy biển Kỳ Hà.
    Tôi tù vượt biên ở đó 3 năm trong thời gian chú Trân bị ra toà, trại Na Sơn có đại uý bác sĩ Tôn Thất Sang củng bị bắt về vụ đó.

    ReplyDelete