Friday, January 31, 2014

Về Số Tiền Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại Quyên Góp Cho MT/VT - trích Blog Phạm Hoàng Tùng


Admin: Bài này trích từ 1 bài ở Blog Phạm Hoàng Tùng (Đây là Blog của Phạm Hoàng Tùng nhằm quảng bá cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của Phạm Hoàng Tùng - bài không đề ngày nhưng căn cứ vào lời dẫn ở đầu bài do Phạm Hoàng Tùng viết là ngày 6/3/2014), bài quá dài mang cả 3 nội dung trộn lẫn vào 1 Title: (trích chương 23)
"Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước & Vụ Án Oan Khuất Và Cái Chết Của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều Trong Rừng Núi Khu Chiến Hoàng Cơ Minh & Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại", trong đó bài Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại không xác định rõ ai là người viết, bài cũng có thể do Phạm Hoàng Tùng viết nhưng căn cứ vào nội dung chương 23 của cuốn hồi ký này thì "Hồ Sơ Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại" không thể nằm trong chương 23 đó ==> xin xem Mục Lục chi tiết cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" ở cuối bài này.
Tuy nhiên xét nội dung bài này vẫn nêu rõ được những tình tiết liên quan quan trọng nên được đăng ở Thư Viện Phạm văn Thành, Title "Về Số Tiền Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại Quyên Góp Cho MT/VT" do Admin đặt.


chữ viết tắt:
MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân


=====================
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 2) của Phạm Hoàng Tùng ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas
MỞ LẠI VÀ CHUNG QUYẾT TẬP HỒ SƠ HÌNH SỰ 30 NĂM TRƯỚC ĐÂY

Vụ Án Biển Thủ Tham Nhũng Đặc Biệt Lớn Nhất Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại

1/ Cơ cấu gia đình trị
Ông Hoàng Cơ Minh sinh năm 1935 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà đông, nay là huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông cùng gia đình di cư vào Nam thời kỳ năm 1954 khi đất nước bị chia đôi. Trước 30/4/1975, ông giữ chức vụ Phó Đề Đốc Hải Quân (Chuẩn Tướng, Tướng Một Sao) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Thời điểm 30/4/1975, ông Minh di tản ra hải ngoại và sống lưu vong ở Mỹ. Năm 1980, ông Minh là một trong 3 người sáng lập ra Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thường gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

Thursday, January 30, 2014

RA MẮT SÁCH “HÀNH TRÌNH NGƯỜI ÐI CỨU NƯỚC” CỦA PHẠM HOÀNG TÙNG

LÃO GÀ TRE (Trương Sĩ Lương) - 12/2006

nhà báo Trương Sĩ Lương (giữa) tại buổi ra mắt bút ký “Một Thời Lính Trận” của tác giả cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến, Phạm Văn Tiền, được Hội Võ Bị DFW tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng NVQG Hạt Tarrant vào chiều Chủ Nhật, 5-10-2014 - photo by thegioimoionline.com

Cách đây hơn một tháng, báo chí địa phương (DFW) cũng như trên vài diễn đàn Internet, người ta có đề cập đến 2 cuốn sách “Hành Trình Người Ði Cứu Nước” (tài liệu kháng chiến của Mặt Trận), dày hơn 900 trang – do nhà báo Phạm Hoàng Tùng (ở Cao Miên) viết; và được nhà báo Ðỗ Thông Minh (ở Nhật) “lăng-xê”, xuất bản.

Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas

Chủ nhiệm báo Người Việt Dallas, Thái Hóa Lộc - tháng 5/2013

Buổi ra mắt hai cuốn sách nói trên được ông Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt Dallas tổ chức vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas với khoảng 100 người tham dự.

Sau phần nghi thức thường lệ, ông Ðặng Hiếu Sinh (báo Ca Dao) giới thiệu một số khuôn mặt quen thuộc, từng hoạt động với “Mặt Trận” trước đây nhưng đã rời khỏi tổ chức từ lâu như: GS Ðàm Trung Pháp, nhà văn Ðào Vũ Anh Hùng; đồng thời giới thiệu 2 ông Nguyễn Quốc Ánh, Nguyễn Ðăng Tiến hiện là đảng viên Việt Tân. Báo chí truyền thông có đại diện của Thế Giới Mới, SBTN, Bút Việt, Ca Dao, Người Việt và đài phát thanh Tiếng Nước Tôi.

Ông Thái Hóa Lộc nhân danh ban tổ chức, chào mừng quan khách tham dự: “Chúng tôi nhận lời yểm trợ ra mắt 2 tập “Hành Trình Người Ði Cứu Nước” của cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng là không ngoài mục đích tạo nhịp cầu cho những người từng thao thức vì vận mệnh đất nước và quan tâm tới “kháng chiến” trong quá khứ... nhưng vẫn còn có những hệ lụy hiện tại.”

tác giả Phạm Hoàng Tùng

Tiếp theo là phần phát biểu, điểm sách của nhà văn Ðào Vũ Anh Hùng. Ông cho rằng tác giả Phạm Hoàng Tùng đã viết tác phẩm “Hành trình người đi cứu nước” bằng cả tấm lòng của ông và hai tập sách này là tư liệu cần thiết trong một giai đoạn lịch sử đấu tranh chống cộng. Ông Hùng cũng tâm sự khá nhiều về sự đóng góp của mình vào đầu thập niên 80, giai đoạn mà tinh thần đấu tranh kháng chiến của đồng bào hải ngoại lên cao nhất. Thế nhưng, cuối cùng ông phải từ giã “kháng chiến” vì ông đã thất vọng. “Những cái chết oan nghiệt, những bản án tử hình mà không ai có thể giải thích được, trong đó có cái chết đầy nghi vấn của Trung tá Lê Hồng, Tư lệnh lực lượng võ trang thời đó. Tất cả những hành động tàn bạo, vô nhân trong giai đoạn phôi thai đó chắc chắc là không một ai có thể chấp nhận được.” Ðối với phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, ông Hùng cho rằng không xứng đáng với vai trò lãnh tụ kháng chiến cứu nước, nhưng sự tuẫn tiết của ông nơi chiến khu đã làm cho ông khâm phục. Hai tập tài liệu “Hành trình người đi cứu nước”, ít nhiều cũng đã giúp cho ông tìm ra được những thắc mắc, bi phẫn, đớn đau, hy sinh của những tâm hồn yêu nước đã vùi thây nơi núi rừng Lào Thái.

Ông Hùng kết luận: “Mặc dù tôi chỉ đọc qua 300 trang tài liệu do nhà báo Ðỗ Thông Minh gửi trước đây, nhưng cũng đủ để hiểu những lời nói thẳng, rất cần thiết cho Việt Tân cũng như những tổ chức chánh trị khác rằng, nếu có thật tâm vì quốc gia dân tộc, xin đừng lừa dối nữa.”.

Phần chính của buổi ra mắt sách do nhà báo Ðỗ Thông Minh chiếu toàn bộ nhiều hình ảnh từ ngày thành lập Mặt Trận cho đến thời kỳ hoạt động tại chiến khu Ðông Dương. Nhà báo ÐTM cũng trình bày sơ lược về việc thành lập “Mặt Trận” là do ba tổ chức gộp lại gồm: Lực Lượng Quân Dân Việt Nam (PÐÐ Hoàng Cơ Minh); Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Ông Trần Văn Sơn) và Tổ Chức Người Việt Tự Do (Ðỗ Thông Minh). Sau đó Tổ Chức Phục Hưng rút lui. Tổ chức Người Việt Tự Do giải thể để gia nhập Mặt Trận. Thế nhưng đầu năm 1983, chán ngán vì sự bất đồng trầm trọng giữa ông Phạm Văn Liễu, Tổng Vụ Trưởng Hải Ngoại và Chủ tịch Hoàng Cơ Minh, nên ông ÐTM đã rời khỏi Mặt Trận.

Cuối cùng, không khí buổi ra mắt sách có vẻ “căng”, nhất là phần tiếp xúc với tác giả Phạm Hoàng Tùng ở (Cam-bốt) qua đường dây điện thoại viễn liên. Chúng tôi xin ghi lại tóm lược qua băng thâu âm.

Mở đầu là ông Nguyễn Ðăng Tiến (Việt Tân) nói với tác giả Phạm Hoàng Tùng (PHT) qua điện thoại, cám ơn tác giả đã nói lên sự thật: “Mặt trận kháng chiến” là có thật và công cuộc đấu tranh này vẫn còn tiếp diễn. Nửa ổ bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Ông Tiến muốn nói những gì tác giả PHT viết chưa phải là hoàn toàn sự thật.

Ông Nguyễn Văn Tu, một tham dự viên đóng góp ý kiến: “Tôi là người dân, nghĩ rằng làm chính trị việc đầu tiên là phải nhìn vào lòng người, đừng có làm gì cho người dân chán nản. Thế mà mới đây, chính tai tôi nghe được trên đài TNT Dallas, BS Trần Xuân Ninh nói rằng ông Ðỗ Hoàng Ðiềm làm chính trị nửa mùa. Tôi biết cả hai vị này đều là Việt Tân. Như vậy thì làm chính trị cái gì?” (Nguyên văn).

Qua điện thoại viễn liên, được khuếch đại âm thanh, với lời nói từ tốn, nhưng không kém phần lý luận sắc bén, tác giả PHT đã gửi lời thăm hỏi đến cử tọa và ông Tiến.

Ông Cao Tiến Dũng hỏi: “Theo dư luận chung chung thì tác giả tham dự các chiến dịch Ðông Tiến chỉ có 5 ngày, hoặc 20, như vậy tác giả làm sao có thể viết một cách chính xác được. Ðiều này xin được hỏi nhà báo Ðỗ Thông Minh”?

Trước khi trả lời, ông ÐTM đã nhờ tác giả PHT trả lời trước:

PHT: “Tôi tham dự trong hầu hết thời gian có chiến dịch Ðông Tiến. Ðó là những điều mắt thấy tai nghe. Còn những vấn đề khác, một số tôi nghe anh em kháng chiến kể lại. Như vậy tin hay không là ở nhận xét của độc giả. Riêng tôi, đó là sự thật.”

Ông Ðỗ Thông Minh tiếp lời tác giả PHT, rằng theo sự nhận xét của ông và nhà văn Giao Chỉ thì tất cả được ghi nhận ở mức độ chính xác có thể từ 90 đến 95%.

Tiếp đến là ông Nguyễn Quốc Ánh, tự giới thiệu là đảng viên Việt Tân tại DFW. Ông Ánh cám ơn tác giả đã viết lên ít nhiều sự thật: “Nghĩa là... mặt trận kháng chiến là có thật, chứ không phải như vài tờ báo cho rằng kháng chiến là giả. Tuy nhiên, nếu là đảng viên khi chưa được phép của tổ chức mà ra sách như vậy thì chỉ làm lợi cho CSVN.”

PHT trả lời: “Dân tộc Việt Nam đang bị tập đoàn CS độc tài cai trị, tất cả chỉ nói theo một chiều... Tôi đã nói rõ trong sách, ngoài kẻ thù chính của dân tộc là CSVN thì kẻ thù không kém nguy hiểm là kẻ đội lốt quốc gia, đội lốt dân chủ, phá vỡ niềm tin. Do đó, dân tộc chúng ta muốn đi lên thì phải chống luôn độc tài và những kẻ phản dân chủ. Ðối với tôi, Dân Tộc là trên hết. Mặt trận hay là gì đi nữa cũng chỉ là phương tiện. Tổ chức có chính nghĩa hay không, có thu hút được lòng người hay không thì tôi tin rằng chính trong lòng ông Ánh cũng biết.”


Một câu hỏi khác của một phụ nữ viết trên mảnh giấy, được ông Sinh đọc: “Xin nhà báo Ðỗ Thông Minh cho biết hồi đó Mặt Trận thu được bao nhiêu tiền? Hiện nay số tiền đó còn hay không và ai đang giữ tiền đó?”

ÐTM trả lời: “Tôi đi khắp mọi nơi và hầu như nơi nào cũng đặt vấn đề đó. Tôi chỉ làm chủ nhiệm, chủ bút tờ báo Kháng Chiến. Chúng tôi không biết rõ vì cả hai ông Hoàng Cơ Long và Hoàng Cơ Ðịnh đều nắm hết tiền quỹ. Chỉ biết sơ sơ vào lúc bị họ ra tòa tranh tụng, người ta cho biết thời đó Mặt Trận có trên dưới 10 triệu. Số tiền đó còn hay không, ai đang giữ thì tôi không biết.”.

Khi đề cập đến tiền, ông Nguyễn Quốc Ánh (VT) lên bục nói ngay: “Tôi nghĩ mọi chi tiêu đều có sổ sách, nhưng hiện thời chưa có thể công bố vì chúng tôi còn đấu tranh nên chưa tiện đưa ra. Thế nhưng, với cuộc kháng chiến như thế, với những hy sinh của kháng chiến quân như thế trên chiến trường, tôi nghĩ chừng đó triệu cũng không thấm vào đâu, 10 triệu, 100 triệu cũng chưa đủ! Nếu quý bà con hồi đó có đóng góp mỗi người vài chục, vài trăm... thì có đáng cho sự hy sinh đó không? Thế mà còn có người viết báo “Vàng rơi không tiếc” này nọ...”

Khi nghe đến vấn đề tiền bạc, bà Lê Lam Ngọc, một cựu đoàn viên Mặt Trận phản bác rằng: “Từ khi Mặt Trận đổ vỡ thì 2 năm sau mới có các chiến dịch Ðông Tiến. Tôi đã đọc rất kỹ hai tập sách tài liệu này, tôi thấy tiền bạc thì thu nhiều, nhưng kháng chiến quân nơi chiến khu thì đói khổ túng thiếu, phải tự kiếm cây cỏ mà ăn! Tại sao? Ðói khổ, thiếu thốn mọi bề như thế thì làm sao mà chiến đấu? Ðó là chưa nói tới tinh thần bị khủng bố, thủ tiêu như lời kể của tác giả PHT!”

Nhà văn Ðào Bá Hùng cũng góp ý ngắn gọn: “Xin ca ngợi tinh thần của quý vị. Tôi chính là tác giả của bài viết “Vàng rơi không tiếc”. Khi đăng báo, có người sợ cho sự an ninh của tôi. Nhưng khi tôi đã đặt bút xuống và nói lên sự thật thì có là Mỹ đen, Mỹ trắng hay Mỹ vàng hành thích tôi... thì tôi cũng coi như lái máy bay và bị rớt nơi chiến trường. Tuy nhiên, xin được nói thêm một lời, hồi đó nếu tôi bằng lòng với đề nghị của ông Hoàng Cơ Ðịnh để khai thác kinh tài như tiệm giặt, tiệm phở, cắt cỏ, xưởng may, tàu đánh cá... thì giờ này chắc là tôi... vẫn còn là đoàn viên của “Mặt trận”.

Trước khi chấm dứt phần giải đáp, nhà báo ÐTM có vài lời: “Ở đây chúng ta chỉ mổ xẻ trong tinh thần tương kính. Vấn đề nào cũng có hai mặt, nó như tờ giấy 2 mặt, mặt tích cực và có thể mặt kia là tiêu cực. Nếu chỉ nói mặt tích cực thôi thì nó rất xa rời thực tế. Cho nên, chúng ta cần phải chấp nhận bàn thảo cả hai mặt của một vấn đề.”

Trước khi chia tay, bà Nguyễn Hữu Ðoan Trang, một cựu thành viên yểm trợ kháng chiến, có thời gian dài sinh hoạt với Mặt Trận, đã ngỏ lời phê bình một đảng viên VT hiện diện trong buổi hội thảo là: “hơi thiếu tinh thần hòa nhã khi tranh luận”; và là “đi làm chính trị ở ngoài công cộng cần phải bình tĩnh hơn nữa mới thu phục được nhân tâm”.

Buổi ra mắt sách kết thúc vào lúc 4:30 chiều cùng ngày.

Xin trang trọng giới thiệu 2 tập sách “Hành trình người đi cứu nước” của tác giả Phạm Hoàng Tùng, với lời tựa ngắn gọn, nhưng rất súc tích: “Vì sự hưng thịnh của dân tộc Việt, nhìn nhận, tôn trong sự thật sẽ giúp mọi người Việt ngồi lại với nhau, cùng nhau xây dựng lại đất nước, thúc đẩy Việt Nam vượt lên, thoát tệ trạng chậm tiến, phi dân chủ như hiện nay.”.

LÃO GÀ TRE (Trương Sĩ Lương) - 12/2006


-

Bài được sao lại từ Blog của Phạm Hoàng Tùng, thêm ảnh minh họa và chú thích by Admin


Các Nhận Định tiêu biểu về MT/VT

nhân ngày Ra Mắt Hồi Ký “Hành Trình Người Ði Cứu Nước” của Phạm Hoàng Tùng (được ông Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt Dallas tổ chức vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas)

Chủ nhiệm báo Người Việt Dallas, Thái Hóa Lộc - tháng 5/2013

- - -

Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas

- - -

Kháng chiến thật hay giả?

Cuộc phỏng vấn Luật Sư Đinh Thạch Bích (San Diego, Hoa Kỳ) do nhà báo Hồng Phúc thuộc Hệ Thống Truyền Thanh & Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại, Wa DC, thực hiện theo thắc mắc của thính giả quanh vấn đề trên, mang số 172, tháng 8/2006.


- - -

Hồng Phúc: Luật Sư cho rằng kháng chiến Hoàng Cơ Minh là kháng chiến giả, trong khi đó ông Đỗ Thông Minh là người đã cho biết đây là một cuộc kháng chiến có thật, có khu chiến, có người chết, và cụ thể là một ngày gần đây sắp có một tập hồi ký kháng chiến của một cựu kháng chiến quân với cái tên là Phạm Hoàng Tùng cho xuất bản dưới tựa đề là “Hành Trình Người Đi Cứu Nước”. Thưa Luật Sư, xin Luật Sư vui lòng cho biết tôn ý của Luật Sư về vấn đề này?

LS Đinh Thạch Bích

LS Đinh Thạch Bích: À vâng, tôi không được nghe nội dung bài của anh Đỗ Thông Minh, nhưng mà tôi được biết là trước khi anh Đỗ Thông Minh soạn cái này, hình như anh ấy viết lời giới thiệu cuốn hồi ký đó, thì anh ấy có gọi điện thoại cho tôi và anh ấy hỏi một số thông tin, thì những cái gì tôi biết tôi nói cho anh ấy biết, những cái gì tôi hkông biết thì tôi nói là tôi không biết. Nhưng mà trong khi đó tôi được biết anh ấy đang có nỗ lực là chứng minh là kháng chiến thật chứ không phải kháng chiến giả. Mà tôi thì tôi không có tiện ngăn cản, nhưng mà làm sao ngăn cản được, là vì anh em Người Việt Tự Do ở bên Nhật, người ta có tin cái đó là kháng chiến thật thì người ta mới hợp tác với ông Hoàng Cơ Minh chứ. Vấn đề thật hay giả là sẽ chứng minh và cuốn hồi ký đó tôi không biết là nội dung nó sẽ như thế nào?

Nhưng mà cái vấn đề đặt ra đó, tôi có hỏi anh Đỗ Thông Minh rằng nhóm Người Việt Tự Do có một người trẻ tuổi rất là dũng cảm, rất là yêu nước là anh Ngô Chí Dũng đi theo ông Hoàng Cơ Minh sang Thái Lan, gọi là đi khu chiến, mà rồi anh ấy biến mất, thì cái chết của anh ấy như thế nào và anh ấy biến mất như thế nào, trong nội bộ kháng chiến của các anh có một cái report hay một cuộc điều tra nào không? Thì anh Đỗ Thông Minh nói là không có một cái gì cả, chỉ biết là anh ấy mất tích, thế mà cũng không ai biết tại sao anh ấy mất tích. Trong khi đó thì các phe phản bác Mặt Trận thì cứ nói là anh Ngô Chí Dũng bị thủ tiêu vì bất đồng ý kiến ở trong khu chiến, bị chết như thế này thế kia. Tôi hoàn toàn không tin những giả thuyết đó nhưng mà tôi muốn có một report minh bạch vềcái chết của anh Ngô Chí Dũng, mà không thấy, kể cả anh Đỗ Thông Minh cũng không cho tôi được một cái report đó.

Thành ra là anh muốn nói kháng chiến thật hay kháng chiến giả là quyền của anh, thế nhưng mà cái quyền của chúng tôi, vấn đề là, tôi nghĩ rằng Đông Tiến I, II, III đều có hết đó, nhưng mà Đông Tiến ở đâu? Đông Tiến vào đến đâu? Và đã vào được đến nội địa Việt Nam chưa? Trong khi đó tờ Kháng Chiến ở bên này thì nói rằng là nay đánh đồn này, mai đánh đồn kia, rồi chiếm chỗ này, lập Ủy Ban Kháng Quản chỗ kia. Trong khi đó thì tôi chờ xem hồi ký của cái mà anh nói là có kháng chiến thật, anh ấy giải thích thế nào về những bài báo Kháng Chiến ở bên này, nói một đằng, mà anh ấy tả cái cuộc kháng chiến của anh ấy như thế nào? Tôi chờ xem cái đó.

Dĩ nhiên là tôi thông cảm với anh Đỗ Thông Minh, là các anh ấy có tin là kháng chiến thật thì các anh ấy mới tham gia và hợp tác, thế nhưng mà cái quyền chứng minh là quyền của anh ấy, tôi không phản bác gì cả. Nhưng tôi cũng xác nhận là cho tới giờ phút này tôi vẫn rất là quý mến anh Đỗ Thông Minh, tôi cho đó là một người trẻ tuổi, rất là yêu nước, có một trình độ hiểu biết cao, và có lương thiện trí thức tối thiểu. Anh đó là anh ấy có. Tôi chưa biết nội dung cuốn hồi ký thế nào và cái chứng minh của anh Đỗ Thông Minh như thế nào.

- - -

Đỗ Thông Minh Nội dung bộ sách của anh Phạm Hoàng Tùng sẽ làm công việc góp ý với Luật Sư Đinh Thạch Bích ở San Diego, Cali, Hoa Kỳ. Phần Đỗ Thông Minh tôi, thực ra không làm công việc chứng minh mà chỉ cố gắng đưa ra những sự kiện biết được trong phạm vi khả năng hạn hẹp của mình. Trong phần giới thiệu sách, tôi cũng có nói, thật chỗ nào, giả chỗ nào? Theo tôi, hoạt động quân sự ở khu chiến là thật, nhưng những hoạt động quân sự tại Việt Nam mà báo Kháng Chiến ở San Jose đăng sau này, khi tôi đã rời vai trò Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút về lại Nhật năm 1983 (và rút lui đầu năm 1985) là tin tuyên truyền, tin giả.

= = = = = = =

Cảm Nghĩ Bạn Đọc

Xin giới thiệu cảm nghĩ của một số độc giả đã đọc sách này.

ông Phạm Ngọc Lũy (giữa), ảnh chụp tháng 5/2005
Khi toán tiền phương rời hải ngoại về vùng biên giới Thái-Lào, tôi đã gửi các anh một lá thư tỏ lòng ngưỡng mộ. Người trở về, từ bỏ đời sống dư thừa, vẫn biết tào khang là nghĩa nặng, nhưng tình sông núi vẫn là tình chung, đã làm sống lại cái hào khí dũng liệt của tiền nhân trong sự nghiệp cứu nước.

Người quốc gia trở về kháng chiến không còn là một huyền thoại, đánh tan đi nỗi chán chường, niềm tuyệt vọng u uất bao trùm đoàn người lớp lớp ra đi vì bạo quyền, ngửa tay xin lòng nhân đạo của người để có chỗ dung thân. Nhưng rồi sự phân hóa trầm trọng đã đánh tan giấc mộng hồi hương của mọi người.

Tôi đã viết trong Hồi Ký Một Đời Người về mấy năm đầu khởi sự cuộc "Trở Về" đầy hào hùng nhưng cũng nhiều khuyết điểm chí mạng. Đây không phải là lúc quy trách nhiệm về một cá nhân nào mà chỉ mong người đi sau học hỏi những nguyên nhân thất bại của người đi trước để tránh lỗi lầm, hầu gắng sức đưa cuộc tranh đấu đến thành công.

Tôi đã chứng kiến buổi họp ngày 29/12/1984 ở Quận Cam (Little Saigon), nhiều cơ sở trưởng MT gục đầu khóc khi biết tin sự gẫy đổ vô phương cứu chữa ở thượng tầng lãnh đạo MT qua buổi họp cùng ngày, giờ ở San Jose.

Nay thì tôi đã nghẹn ngào khi đọc xong trang cuối Hành Trình Người Đi Cứu Nước, những trang tài liệu đẫm máu và nước mắt, có thể coi đó là những ngày lịch sử của những người dấn thân lên đường cũng như của cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung, tôi thấy đau lòng, tủi nhục và tôi nghĩ nhiều người cũng sẽ có tâm trạng tương tự.

Phạm Ngọc Lũy, 88 tuổi, Virginia, Hoa Kỳ
Cựu Thuyền Trưởng tàu Trường Xuân
Cựu Chủ Tịch Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến Trung Ương

- - -


Tôi phải cám ơn tác giả Phạm Hoàng Tùng đã trung thực trình bày một giai đoạn lịch sử của những người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại đã từ bỏ đời sống ấm no, quyết tâm lên đường đi tìm tự do cho đồng bào và đất nước.

Hồi Ký Kháng Chiến giải tỏa và chấm dứt nhiều thắc mắc về một người con Việt có tên là Hoàng Cơ Minh đã hy sinh tính mạng cho một mục tiêu cao cả.

Tôi thường bênh vực anh Hoàng Cơ Minh vì tôi đã biết anh từ hồi biến cố 11/11/1960, và trong những cơ hội thăng trầm khác. Chúng tôi gặp nhau lại là 2 kẻ tị nạn ở Fairfax, Virginia, ngoại ô Hoa Thịnh Ðốn vào đầu hè 1976. Và từ đó đã liên lạc kết hợp lại một số anh em từng cùng tranh đấu từ hồi 1960.

Nhưng nếu cần phê bình hay trách cứ anh thì phải nói tới việc anh đã vội vã tự ý quyết định về nhân sự đặt trọng tâm vào gia đình. Ðó chính là yếu tố đưa tới sự tan rã. Tôi là người đầu tiên cầm tay anh, xin lỗi anh, không thể tiếp tục với anh được, sau một đêm nằm ở nhà tôi trước khi anh lên đường qua Thái Lan vào trung tuần tháng 8/1981. Chúng tôi chảy nước mắt chia tay nhau, tôi nói thêm một câu "Ðệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ cũng vì vậy.", và anh chỉ gật đầu im lặng lái chiếc Volkswagen về phía Long Beach.

Ðó là bài học, nhưng nó không thể hạ giá tinh thần và quyết tâm của con người Hoàng Cơ Minh. Tôi bênh vực anh, vì anh đã quên mình vì nước. Tôi bênh vực anh, vì anh có rất nhiều cơ hội bỏ cuộc, trở lại với vợ con, trở lại với đời sống đầy đủ, nhưng anh đã không làm như vậy.

Cuốn Hồi Ký Kháng Chiến là một tác phẩm thấm thía vì người viết đã cùng kinh nghiệm, đã phải chứng kiến chiến hữu của mình, người thì tử trận, người thì bị địch bắt. Một lần nữa, xin cám ơn tác giả.

Trần Đức Thanh Phong, 79 tuổi, Little Saigon, Hoa Kỳ

- - -

Sau khi từ Nhật Bản sang tham dự Đại Hội Chính Nghĩa tháng 4/1983 tại Hoa Thịnh Đốn, tôi có ngỏ ý với Tổng Vụ Hải Ngoại xin được về khu chiến một thời gian vài tuần hay vài tháng để có cơ hội nghe tận tai, thấy tận mắt các sinh hoạt rất gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của các kháng chiến quân mà tôi rất cảm phục. Cho đến đầu năm 1984 tôi nhận được văn thư của ông Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Phạm Văn Liễu gửi sang Tokyo điều động tôi ra khỏi Nhật Bản, nhưng không phải về khu chiến mà là sang Hoa Kỳ để điều hành tờ Kháng Chiến của Mặt Trận. Tôi thầm nghĩ phải chi mình được về khu chiến vài tháng rồi sang Hoa Kỳ làm báo Kháng Chiến thì hay biết mấy. Tha hồ đăng tải những ký sự sống động về khu chiến. Thật đáng tiếc!

Nhưng điều đáng tiếc hơn nữa là ngay từ những phút đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào tháng 4/1984, tôi đã chứng kiến và bị cuốn hút vào trận tranh chấp ngày càng gay gắt trầm trọng giữa Chủ Tịch Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại Phạm Văn Liễu mà hậu quả là đưa đến sự phân hóa, rạn vỡ trong Mặt Trận cũng như mất mát niềm tin trong đồng bào. Và sau cùng, cũng như rất nhiều đoàn viên khác, tôi đã rút ra khỏi Mặt Trận vào cuối năm 1984 vì thất vọng về những điều này.

Nay, có cơ hội đọc lại những giòng chữ đầy máu và nước mắt trong cuốn hồi ký kháng chiến “Hành Trình Người Đi Cứu Nước” của kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng, tôi rất xúc động và cảm thấy rất gần gũi như chính những dòng chữ của mình, như nhìn thấy cái ước muốn không thành của mình nay đã có người thay thế hoàn tất. Hoàn tất còn hơn mình cả đến bội phần, bởi vì anh là kháng chiến quân thật với hơn 14 năm thể nghiệm trong khu chiến và cả lao tù Việt Cộng.

Tôi tin là các kháng chiến quân đã vì quê hương chấp nhận dấn thân vào chốn bi hùng, nhưng những điều anh viết về cuộc “Hành Trình Người Đi Cứu Nước”, đã nói lên sự gian khổ, hào hùng của các kháng chiến quân hơn tôi tưởng bội phần và số phận của họ còn bi thương, nghiệt ngã hơn sự suy đoán của mọi người.

Điều đó không có nghĩa là tôi tán thành tất cả những gì anh viết, vì nhiều lúc tôi thấy anh đã để dòng tư tưởng tuôn chảy hơi mông lung, phải chăng có lúc đã quá xúc động mà suy đoán chủ quan hay phê bình khá gay gắt?

Tuy nhiên, tôi tin là anh đã viết với tất cả tấm lòng cùng nỗi ẩn ức của mình, nên cũng xin cám ơn tác giả Phạm Hoàng Tùng đã để lại cho chúng ta một tài liệu lịch sử quý giá, vừa ghi dấu lại một chặng đường đấu tranh hào hùng và bất khuất của con dân Việt chống lại bạo quyền Việt Cộng, vừa thẳng thắn nêu ra những ưu khuyết điểm trong lúc vận hành cuộc tranh đấu của tổ chức để có thể giúp cho những người đi sau lấy đó làm kinh nghiệm hầu có thể điều hướng cuộc tranh đấu giành tự do, dân chủ cho dân Việt đến chỗ thành công.

Huỳnh Lương Thiện
Cựu Chủ Nhiệm báo Kháng Chiến
Chủ Nhiệm báo Mõ San Francisco - Oakland, Hoa Kỳ

- - -

Phản ứng của người nghe, đúng như tôi dự đoán: Ngay sau buổi phát thanh, thính giả gọi vào đài tới tấp, ca ngợi anh là người ăn nói chừng mực, công bằng, phê phán nghiêm túc, và là người nắm giữ nhiều sự thật, ít ai biết. Đã có người đặt mua CD với đài ngay để gửi cho bạn bè!

Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại - Thế Giới Ngày Nay số 151, phỏng vấn Đỗ Thông Minh ngày 12/3/2006, dài 53 phút.

- - -

Trong sinh hoạt chính trị, đấu tranh của người Việt ở hải ngoại hơn 30 năm qua, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN (hay Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh) là tập họp lớn nhất, gây hứng khởi nhất và cũng là thất bại lớn nhất, để lại nhiều bí mật nhất mà đến nay vẫn chưa được soi sáng.

Một số người ở thượng tầng của tổ chức đã viết hồi ký, nhưng chỉ là những cái nhìn thiếu khách quan, thiếu thành thật, viết với mục đích tự biện minh, tự đề cao, hay đổ tội cho người khác, và che giấu sự thật.

Trong những cuộc phỏng vấn do chúng tôi thực hiện gần đây với các nhân vật liên hệ ở mọi phía, những câu hỏi lớn nhất vẫn chưa được trả lời sáng tỏ, hay có “nhiều sự thật khác nhau”.

Cuốn hồi ký “Hành Trình Người Đi Cứu Nước” của cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng là một đóng góp rất có giá trị để soi sáng vào những bí mật của Mặt Trận, nhất là những hoạt động thật sự tại các “khu chiến” ở biên thùy Đông Dương. Người sống sót trở về này đã ghi lại những sự thật bi thảm và hào hùng của những con người đã quên thân mình vì lòng yêu nước thương dân, tham gia vào một cuộc kháng chiến không tưởng của những người lãnh đạo thiếu tầm vóc, nặng đầu óc phe cánh và mưu tìm tư lợi.

Nhà Báo Hồng Phúc - Lê Hồng Long, Hoa Kỳ
Chương trình Thế Giới Ngày Nay Hệ Thống Truyền Thanh
& Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại Wa DC, Hoa Kỳ

- - -



Tôi đọc qua mục lục cuốn sách của ông Phạm Hoàng Tùng thấy rất nhiều chi tiết thuộc loại sử liệu, người đời sau có thể dựa vào đó để tra cứu khoảng thời gian MT làm cuộc Đông Tiến chống lại cộng sản. Tài liệu về Niên Biểu MT rất quý giá đối với tôi, vì tôi hiểu biết rất ít về MT cùng những hoạt động.

Thêm một điểm nữa, đến nay tôi mới biết anh (Đỗ Thông Minh) là một trong những sáng lập viên MT, là một nhà hoạt động cách mạng rất đáng trân trọng. Hy vọng trong thời gian sôi bỏng hiện nay và sắp tới, anh cũng sẽ tìm ra một con đường nào đó đúng đắn nhất để quang phục đất nước.

Nhà Văn - Nhà Báo Phạm Phong Dinh, Canada

- - -

Tôi công nhận đây là một công trình rất cần thiết cho công cuộc phục quốc sau này. Sau cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, tất cả bị bưng bít không hiểu với mục đích gì... Tất cả phải được bạch hoá, phải cho đồng hương tị nạn hiểu rõ SỰ THẬT hầu lấy lại NIỀM TIN đã bị mất.

Ngũ Lang - Đài phát thanh Oklahoma, Hoa Kỳ

- - -

Tôi quen biết cựu Trung Tá Lục Phương Ninh, người thành lập Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Hải Ngoại và có cơ hội tham dự Đại Hội Kỳ 2 của Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Hải Ngoại được tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn năm 1980, và cũng từ Đại Hội này đổi tên thành Lực Lượng Quân Dân Hải Ngoại. Sau đó tôi có nhiều dịp gặp cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và cựu Trung Tá Lê Hồng tại nhà anh Lục Phương Tiến, con anh Lục Phương Ninh.

Alpha Thủ Đức San Diego tổ chức cuộc thăm viếng niên trưởng Trung Tá Lục Phương Ninh (ngồi). Trung Tá Lục Phương Ninh đã từ trần ngày 19/01/2011 tại San Diego - ảnh & chú thích by Admin

Mùa hè 1981, tôi gia nhập Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam là một trong ba lực luợng thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng. Nhưng không bao lâu sau, Tổ Chức Phục Hưng tổ chức một đại hội bất thường quyết định rút lui khỏi Mặt Trận vì sự lạm quyền của cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và nhóm tham mưu của ông.

Mặt Trận như hoa nở rộ khắp nơi, tại Dallas, nhiều khuôn mặt quen thuộc năng động tham gia hay yểm trợ như ông Đào Vũ Anh Hùng, Đàm Trung Pháp, Lê Hoàng Minh, bà Đỗ Trang Phúc… Mặt Trận từ đó cũng thăng trầm, ai cũng nể phục sự chịu đựng và hy sinh của các thành viên Mặt Trận nhưng cũng rất ít người tin tưởng hướng đi của Mặt Trận sẽ đưa cuộc đấu tranh thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam thành công. Tôi cũng không cảm thấy được thuyết phục về cách giải thích cái chết của cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, mặc dù tôi được mời phát biểu trong buổi lễ truy điệu ông tại địa phương Dallas.

Cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh ra đi mang theo sự hào hùng lúc ban đầu của Mặt Trận. Sự thất bại, chia rẽ đã đưa đến sự hy sinh của người đứng đầu Mặt Trận. Một thoáng hiện về trong ký ức để tưởng nhớ những người đã khuất vì Quốc Gia Dân Tộc chứ không vì nghĩa hẹp mang tên Mặt Trận.

Thái Hóa Lộc - Báo Người Việt Dallas, Hoa Kỳ

- - -

Đào Vũ Anh Hùng Tên thật: ĐÀO BÁ HÙNG / Viết văn từ năm 1960 Gia nhập làng báo năm 1964. Đầu tiên cộng tác với tờ Ngày Nay của nhà văn Hiếu Chân. Viết thường xuyên cho cho các báo Sóng Thần, Hòa Bình, Kịch Ảnh, Truyện Hay Thứ Tư và Lý Tưởng Không Quân. Biên tập viên, phóng viên các báo Tương Lai, Tiền Tuyến, Thân Dân, Tranh Đấu, Bến Nghé, Sống và tuần báo Đời. Tại hải ngoại, cộng tác với nhiều báo và tạp chí ở Hoa kỳ và Âu châu. Quản trị và điều hành ĐPT Tiếng Nói Việt Nam tại Dallas, TX. (1983 - 1985). Chủ biên Đặc san Đường Mây và Lý Tưởng Không Quân (1990-2000). Hiện cư ngụ tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ-Admin chú thích theo trang http://www.ninh-hoa.com/
Thiên hồi ký kháng chiến dầy hơn 900 trang tuy không phải là một tác phẩm đồ sộ nhưng cũng không thể xem là cuốn sách đơn sơ, kém giá trị. Mặc dầu mới chỉ được anh Đỗ Thông Minh gửi cho xem gần 300 trang vài chương bản thảo của thiên hồi ký rút gọn nhưng cũng đủ để tôi nhìn được rõ ràng toàn bộ diễn tiến sự thành hình Mặt Trận QGTNGPVN do cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, và thật ngạc nhiên, về sự khai sinh của đảng Việt Tân đầy mờ ám, rất ít người biết đến, kể cả cán bộ đoàn viên Mặt Trận và đảng viên đảng Việt Tân.

Đặc biệt mấy chương sách đã cho tôi hiểu rõ một cách tường tận, sâu xa hơn, thu nhặt được nhiều chi tiết cùng những câu trả lời về bao điều nghi vấn mà tôi đã ôm mang từ nhiều năm qua về số phận những kháng chiến quân đi theo ông Hoàng Cơ Minh về đất Thái lập chiến khu, thí thân làm cuộc Đông Tiến, bị địch tiêu diệt, âm vang hiu hắt đáng tủi buồn!

Biết thêm để lòng thắt quặn khổ đau, sôi bừng tiếc hận về những cái chết bi thương lẫm liệt, hùng tráng và cao cả của những anh em dấn thân trở về chiến đấu giành lại quê hương. Cũng như đau sót thương cảm cho những cái chết hẩm hiu đầy oan khiên tội nghiệp của 10 đoàn viên Mặt Trận mà tác giả ghi nhận được, bị ông Minh lạnh lùng sắt máu dành cho 10 bản án tử hình - không ai lý giải được hành vi tàn bạo, vô nhân, hiếu sát này - trong bước phôi thai kháng chiến. Và cái chết đầy nghi vấn của cựu Trung Tá Lê Hồng, Tư Lệnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, người lính Nhảy Dù mà tôi đã từng sát cánh ngày xưa trên những mặt trận lừng danh ở quê nhà. Cũng như sự biệt tích khó hiểu của anh Ngô Chí Dũng từ Nhật về tham gia Mặt Trận, hoàn toàn biệt vô âm tín sau ngày ông Minh chết. Người thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và khả năng, nắm giữ quá nhiều, hiểu biết quá nhiều bí mật của Mặt Trận, của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã chết hay còn sống, hiện ở đâu, không ai biết.

Tôi lại thêm một lần nặng mang cảm xúc bàng hoàng của 19 năm xưa khi cầm trong tay tấm ảnh thi hài Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh và tập tài liệu, đọc những trang Nhật Ký Hành Quân của KCQ Nguyễn Trọng Hùng, xem vài mảnh giấy nhỏ chưa bằng nửa bàn tay đóng con mộc đỏ huy hiệu Mặt Trận. Đó là những “Lệnh Tử Hình” không ký tên ai, trong đó có án hành quyết Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, gọn gàng, khô, sắc, lạnh lùng, khiến tôi rúng động, ngơ ngẩn vì kinh hãi!

Giờ đây Phạm Hoàng Tùng đã giúp tôi tìm ra được những câu trả lời, đón bắt được tất cả những điều anh muốn nói ra. Cái thông điệp đau thương bi phẫn của một người có lòng rất thành, có tâm rất thật dâng hiến cho đất nước khiến tôi xúc động bồi hồi... Tôi mang cùng tâm cảm với anh, cúi đầu tri ơn và ngưỡng phục những kháng chiến quân anh hùng, đã chiến đấu quả cảm với quyết tâm giành lại đất nước nhưng chiến đấu trong tuyệt vọng, bỏ thân nơi đầu rừng góc núi một cách cao cả và lẫm liệt. Hồi ký nhắc đến vài tên tuổi những người còn sống đã ly khai Mặt Trận, hiện lẩn lút trốn tránh ở một nơi nào đó, hay tại một quốc gia nào đó vì không muốn chung mang số phận của anh Ngô Chí Dũng? Có người quá sợ vì bị theo đuổi, đe dọa, phải chạy trốn sang tận Đông Âu như anh Võ Tuấn, và sau này xin vào làm việc trong một cơ quan của Liên Hiệp Quốc để được sống yên trong bóng tối.

Còn ông Hoàng Cơ Minh, trước đây và cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng ông không xứng đáng với vai trò lãnh tụ mặt trận kháng chiến cứu nước. Nhưng cái chết của ông vẫn là một cái chết đáng ngưỡng phục. Phạm Hoàng Tùng đã rưới cho tôi tình cảm đó. Tôi hoe nước mắt khi biết đích xác ông tuẫn tiết qua lời kể của anh. Tôi nghiêng mình kính phục cái chết của ông và chép miệng thở dài, tiếc cho ông không biết thương quý sinh mạng con người, nhất là những người ông gọi là “chiến hữu”, mà lại thi hành kỷ luật sắt máu quá độ, thẳng tay chu diệt họ tàn độc nhường ấy. Những người thanh niên yêu nước nồng nàn và dũng cảm đã chết dưới tay ông, hẩm hiu oan khuất…

Tôi tin như anh Đỗ Thông Minh tin, tác phẩm này của Phạm Hoàng Tùng sẽ được đón nhận nồng nhiệt và tạo tiếng vang sâu rộng trong cộng đồng người Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước. Tác phẩm là lời nói thẳng cho những người hiện đang lèo lái đảng Việt Tân cùng những tổ chức chính trị khác, rằng thôi đừng dối lừa, thủ đoạn nữa, nếu có thực tâm vì lý tưởng quốc gia, dân tộc.

Phạm Hoàng Tùng viết trung thực bằng cả tấm lòng của anh. Tôi quý trọng sự chân thực này và cám ơn anh đã nói ra sự thật, đóng góp tư liệu cho lịch sử.

Đào Vũ Anh Hùng, Dallas, Hoa Kỳ
Tác giả các bài báo gây chấn động: Đường Dây Phục Quốc, Giữ Lửa, Vàng Rơi Không Tiếc

- - -

Một trong những tổ chức lớn nhất là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam mà người hải ngoại thường gọi tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Đây là một tổ chức phát triển nhanh nhất, đáp ứng đúng lúc nỗi khát khao của người Việt đã phải liều lĩnh ra đi vì những đối xử khắc nghiệt của chế độ cộng sản. Nhưng kể từ lúc thành lập cho đến nay, tổ chức này vẫn là điều gây xôn xao dư luận với những điều bí ẩn mà rất nhiều người cho đến nay vẫn rất muốn biết và cần phải biết.

Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận được là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đã quy tụ được những con người khí phách và hào hùng. Họ đã có những cuộc giao chiến đầy hào hùng với quân đội CSVN. Đã có hàng trăm kháng chiến quân gục ngã trong các chiến dịch Đông Tiến. Hàng trăm người khác đã và đang bị giam cầm trong các nhà tù công sản sau khi bị bắt trong các cuộc xâm nhập trở về. Họ là những con người tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân Việt trước quốc nạn cộng sản.

Những gì của lịch sử cần phải trả lại cho lịch sử.

Báo Việt Luận, Úc
Khởi đăng hầu như toàn bộ từ tháng 7/2006.




Nguồn: Blog Phạm Hoàng Tùng
Thêm các hình ảnh minh chứng và chú thích khác by Admin


-

Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước - Phạm Hoàng Tùng

Đảng Việt Tân Hành Hình Người Yêu Nước & Vụ Án Oan Khuất Và Cái Chết Của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều Trong Rừng Núi Khu Chiến Hoàng Cơ Minh - Phạm Hoàng Tùng


Admin: Bài này (trích chương 23) cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của Phạm Hoàng Tùng - bài không đề ngày nhưng căn cứ vào lời dẫn ở đầu bài do Phạm Hoàng Tùng viết là ngày 6/3/2014), xin xem Mục Lục chi tiết cuốn Hồi Ký "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" ở cuối bài này.



chữ viết tắt:
MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân


=====================
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 1) của Phạm Hoàng Tùng, ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas
Hồi Ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" (cuốn 2) của Phạm Hoàng Tùng ra mắt vào trưa thứ Bảy, ngày 28-10-2006 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Dallas

ĐẢNG VIỆT TÂN HÀNH HÌNH NGƯỜI YÊU NƯỚC!!!

Chương 23

Khóa Quân Chính – Kháng Quản

nguồn ảnh: Phạm Hoàng Tùng

…Sau cái chết của chiến hữu Lê Hồng, khóa Quân Chính II vẫn tiếp tục, nhưng thay đổi vị trí học hành. Khóa chúng tôi được lãnh đạo Mặt Trận (gọi tắt là MT) cho di chuyển xuống căn cứ 83, nơi học là hội trường 83, nằm bên dưới khu vực trước đây đặt Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Chính chiến hữu Chủ Tịch MT và chiến hữu Trần Khánh đứng ra giảng dạy khóa học quan trọng này.

Wednesday, January 29, 2014

TỪ MẶT TRẬN đến ĐẢNG VIỆT TÂN - Phùng Ngọc Sa


Admin: Không chỉ dùng chính danh, tác giả Phùng Ngọc Sa còn có những bài nghị luận, nhận định đúng đắn, ông thường có bài đăng trên Nguyệt San Con Ong Việt (COV). Bài này không thấy đăng trên COV mà chỉ còn lưu trữ một vài nơi như:
- tinparis (không đề ngày tháng năm viết bài, ngày đăng bài)
- tudodanchu.wordpress Blog (hiện đã ngừng hoạt động kể từ khi post bài cuối cùng vào tháng 2/2012). Blog này post bài TỪ MẶT TRẬN đến ĐẢNG VIỆT TÂN của Phùng Ngọc Sa vào "Tháng Chín 8, 2008", như vậy hẳn đây cũng là thời điểm mà Blog này đã copy lại từ 1 "trang gốc" nào đó vừa mới đăng bài- nhưng nay "trang gốc" ấy có thể đã chết.


+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)


COV số 70 - tháng 4 năm 2006

TỪ MẶT TRẬN đến ĐẢNG VIỆT TÂN


Phùng Ngọc Sa
(2008)

Mặt trận nói trên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, hay Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, thường gọi tắt là Mặt Trận (MT); Đảng Việt Tân (VT), do tiếng ghép của những chữ Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

Tuesday, January 28, 2014

Mặt Trận kiện Báo Chí: Vụ Xử Án Lớn Nhất Hải Ngoại - Phạm Văn Liễu; Trần Củng Sơn

Mặt Trận kiện Báo Chí: Vụ Xử Án Lớn Nhất Hải Ngoại

VỤ MẶT TRẬN KIỆN BÁO CHÍ

Phạm Văn Liễu
(trích Hồi Ký Trả Ta Sông Núi - 3, phát hành 2003 ở Mỹ)

Mời đọc Bài Đọc Thêm: PHẠM VĂN LIỄU: CON NGỰA GIÀ CHƯA BIẾT MỎI by Phạm Trần (2003) ở cuối bài này

Bìa trước Hồi Ký "Trả Ta Sông Núi" 2 by Phạm Văn Liễu

Đầu năm 1994, tôi nhận được điện thoại của anh Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản và phát hành Văn Hóa, yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ba đầu lĩnh Mặt Trận, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Xuân Ninh kiện nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản Đa Nguyên, đã cho in và phát hành cuốn hồi ký chính trị Mặt Trận, những sự thực chưa hề được kể của nhà văn Cao Thế Dung năm 1992. Suy nghĩ một lúc, tôi nhận lời, anh Vũ Ngự Chiêu là bạn tôi, tình thân như ruột thịt, Nguyên Vũ hay Chính Đạo là nhà văn có nhiều tác phẩm và bài phân tách chính trị, tôi ưa thích.

Phóng Ảnh 4 trang Nguyệt san Sự Thật số 5 tháng 5 năm 1995-by Trần Củng Sơn



Phóng Ảnh 4 trang Nguyệt san Sự Thật số 5 tháng 5 năm 1995-by Trần Củng Sơn


+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)

================================




Chương Mười Một: (Phiên Tòa thứ 9) Kết Quả vụ “Mặt Trận Kiện Báo Chí…”: bên nguyên đơn thua kiện vì không đủ yếu tố cáo buộc mạ lỵ với số phiếu 11/1.
Đúng 3 giờ 15 chiều ngày 22-12-1994, bồi thẩm đoàn đưa phán quyết cho Tòa công bố là: “không đủ yếu tố để cáo buộc bên bị đơn mạ lỵ với tỉ lệ 11 – 1 phiếu”. Như vậy là bên nguyên đơn gồm Hoàng cơ Định, Trần Xuân Ninh và Nguyễn xuân Nghĩa đã không chứng minh được là phía bên kia gồm ba ông Cao thế Dung, Nguyễn thanh Hoàng và Vũ ngự Chiêu mạ lỵ mình. Phe Mặt Trận thua kiện nên phải trả tất cả mọi án phí của Tòa.

Ký giả Trần củng Sơn đưa ra những nhận xét tinh tế và trung thực như sau:

“Nhìn mấy cục đoàn viên Mặt Trận nét mặt không vui, lủi thủi kéo nhau ra về sau khi nghe phán quyết của Tòa bảo họ thua kiện, lòng người viết bỗng bùi ngùi. Còn đâu cái cảnh tưng bừng những đêm văn nghệ gây quỹ yểm trợ kháng chiến, cái cảnh hàng chục ngàn người nô nức đón chào Hoàng cơ Minh từ “chiến khu” trở về dự đại hội Chính Nghĩa tại thủ đô Hoa Kỳ năm nào.
Những huyền thoại về Mặt Trận giống như son phấn đẹp đẽ của khuôn mặt cô đào hát trên sân khấu dưới ánh đèn màu mờ ảo, giờ đã gột rửa giữa ban ngày để lộ nguyên hình.

Còn đâu chiến hữu Phan Vụ Quang, chiến hữu Nguyễn đồng Sơn, chiến hữu Trần trung Sơn với cái tên mang đầy vẻ bí mật hào hùng, bây giờ ra trước Tòa để trở thành những nhân chứng tầm thường chỉ trích lẫn nhau, chối quanh chối co sự thật, rồi phải ngồi im để những người cũng rất tầm thường xét xử. Có thể họ biết buồn nhục nhưng đã lỡ lao vào cuộc chơi kiện tụng, có thể họ không cảm thấy vì đang say máu cải vã.
Nhưng chắc chắn có rất nhiều người đang xót xa vì niềm tin đã vỡ vụn, một niềm tin dù chỉ là niềm tin nhưng làm cho cuộc sống bôn ba xứ người đầy ý nghĩa hơn. Người ta cố quên đi một lần lầm lẫn mù quáng bởi khát vọng quang phục quê hương nhưng phiên tòa đã khơi lại nỗi buồn quá khứ. Số tiền hai, ba trăm ngàn đô la mà Mặt Trận đổ vào cuộc chơi kiện tụng này hẳn là những đồng bạc chắt chiu đóng góp của đồng bào hải ngoại từ già tới trẻ hơn mười năm qua cho cái gọi là kháng chiến. Sao họ lại có thể phung phí như vậy được nhỉ???

tác giả Trần Củng Sơn (tức nhạc sĩ Trần Chí Phúc) tại buổi ra mắt sách của ông: “Một Thoáng 26 Năm” lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 17/6/2012, tại Viện Việt Học, CA USA

Monday, January 27, 2014

Phóng Ảnh báo VNTP số 461 (năm 1995) về cái chết của Hoàng Cơ Minh-by Thiên Hà

Phóng Ảnh 5 trang báo VNTP (Văn Nghệ Tiền Phong) số 461 (từ ngày 1 đến ngày 15/4/1995 , trang 15, 16, 75 và 76) về cái chết của Hoàng Cơ Minh dưới tựa đề: "CON ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH CỦA TƯỚNG MINH -Từ San Jose đến Ubon - Savaran" by Thiên Hà

ảnh 1:

Saturday, January 25, 2014

TỐNG TIỀN VÀ SÁT NHÂN (Phóng Ảnh 1 bài báo Salt Lake Tribune, Dec. 30, 1982)

TỐNG TIỀN VÀ SÁT NHÂN

Phóng Ảnh 1 bài báo của GEORGE A. SORENSEN trên tờ "Salt Lake Tribune", Dec. 30, 1982


Probe Links Refugee Murder To Nationwide Extortions

By George A. Sorensn
Tribune Suburban Editor

WEST VALLEY CITY – Investigation of the October robbery of a Vietnamese grocery store and the murder of one of its owners has apparently helped a California congressman’s probe into terrorism against thousands of Vietnam refugees in this country by other Vietnamese.

Friday, January 24, 2014

TỪ MẶT TRẬN HOÀNG CƠ MINH ĐẾN VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA

TỪ MẶT TRẬN HOÀNG CƠ MINH ĐẾN VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA

VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA


Ngày 22 tháng 4 năm 1991, cảnh sát thành phố San José, Bắc California đã câu lưu Hoàng cơ Định, vợ Định, (Phan Thị Hà) cùng ba bộ hạ Nguyễn Kim Hườn, Nguyễn Tấn Bính và Phan Duy Cần. Năm bị cáo trên sẽ bị xét xử 26 điều khoản về các tội âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), và không khai thuế (failure to file tax return).

Bản cáo trạng do một Đại Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) biểu quyết nhằm truy tố:

1/ Định Cơ Hoàng, aka Dean Nakamura, Vu Quang, Phan vu Quang,
2/ Hà Phan Hoang,
3/ Binh Tan Nguyen, aka Le van Nam,
4/ Huon Kim Nguyen, aka Steven Nakashima,
5/ Can duy Phan, aka James Masuda,
về các tội danh: âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), không khai thuế (failure to file tax return).
Tổng cộng là 26 tội danh.

Với số tiền bạc lường gạt được của chiến hữu và đồng bào cùng tiền lợi tức của các cơ sở kinh tài, bọn đầu lãnh Mặt Trận đem ra bảo lãnh số tiền thế chân rất cao, lo việc tại ngoại cho những kẻ bị bắt giữ trong vụ án trốn thuế. Tuy nhiên, theo thông luật, tòa án đã bắt bọn người này phải nộp sổ thông hành, để không trốn đi ra nước ngoài được, nhất là Nhật Bản, vì mấy người này đều lấy tên Nhật. Gian manh nữa là Hoàng Cơ Định, trong thời gian tại ngoại lập ra Quỹ Công Lý, kêu gọi chiến hữu và đồng bào đóng góp tài chánh trang trải tiền thuê mướn luật sư biện hộ. Dư luận nặng nề chỉ trích Hoàng Cơ Định là con người vô liêm sỉ, đã gian tham, lại trốn thuế, nay lại lập ra quỹ công lý để moi tiền những người nhẹ dạ hay bị đe dọa. Thành thử, cũng không thâu được bao nhiêu.
Đồng tiền đâm toạc tờ giấy, án lệnh truy tố bọn người gian dối được hủy bỏ ngày 15 tháng sáu năm 1966.
Tuy nhiên, tòa án lương tâm và công luận còn tồn tại mãi mãi. Hình ảnh 5 nhà lãnh tụ Mặt Trận bị còng tay và đẩy lên xe cây, đồng bào San José khó có thể quên.
====================
(Trích Hồi Ký TRẢ TA SÔNG NÚI - 3 của Phạm Văn Liễu - phát hành 2003 ở Mỹ)
(đã đăng nguyệt san Ong Việt - số 53 - tháng 10/2004)




Thursday, January 23, 2014

Bài Phát Biểu của Nguyễn Kim (Hườn) Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại MTQGTNGPVN, 28/7/2001, tại San Jose




Admin: Ngày 20/7/2001, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam mới chính thức ra Thông Cáo Báo Chí xác nhận các chiến hữu Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải và Võ Hoàng đã “anh dũng hy sinh trên bước đường tranh đấu giải phóng Tổ Quốc” vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào, sau 14 năm cố tình không chấp nhận sự thật đó.

Sau bản Thông Cáo Báo Chí ấy một tuần, ngày 28/7/2001, tại San Jose, Bắc California, Mặt Trận đã tổ chức một cuộc Họp Báo tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ. Trong buổi này, ông Nguyễn Kim đã đọc một bài phát biểu nêu lên những lý do tại sao Mặt Trận đã giữ kín tin tức hy sinh của ông Hoàng Cơ Minh cho đến nay.

Toàn văn như sau:


Kính thưa Quý Vị đại diện giới truyền thông,

Kính thưa Quý Vị thân hữu,
Kính thưa quý chiến hữu,
Kính thưa toàn thể Quý Vị,

Ngày 20 tháng 7 vừa qua, chúng tôi đã thay mặt toàn thể Ban Chấp Hành và Ðoàn Viên thuộc Tổng Vụ Hải Ngoại, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam gửi đến Quý Vị bản thông báo về sự anh dũng hy sinh trên bước đường tranh đấu giải phóng Tổ Quốc của bốn chiến hữu lãnh đạo Mặt Trận là Chiến hữu Hoàng Cơ Minh, Chiến hữu Lê Hồng, Chiến hữu Trần Thiện Khải và Chiến hữu Võ Hoàng. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư phân ưu và chia buồn của đồng bào, đại diện các tổ chức và các cơ quan truyền thông trước sự mất mát to lớn này. Chúng tôi xin thay mặt gia đình các chiến hữu hy sinh và toàn thể đoàn viên Mặt Trận tri ân những lời phân ưu của toàn thể Quý Vị.

Vào cuối năm 1983, nhân buổi lễ chấm dứt giai đoạn đấu tranh Ðông Tiến tại khu chiến, chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã nhắn nhủ toàn thể cán bộ và đoàn viên Mặt Trận rằng: "Ðường chúng ta đi có hai cái đích. Cả hai cái đích đều vô cùng vinh quang và ý nghĩa. Một là giải phóng Tổ Quốc Việt Nam. Hai là được anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng Tổ Quốc Việt Nam ". Nhắc lại lời nói này, chúng tôi muốn xin thưa đến Quý Vị là toàn thể cán bộ và đoàn viên Mặt Trận đều tâm nguyện rằng, chúng tôi tham gia vào Mặt Trận là để phục vụ đại cuộc đấu tranh và nếu phải hy sinh, thì sự hy sinh này cũng chỉ là để góp phần tô thắm con đường kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Kính thưa Quý Vị,

Trong 21 năm qua kể từ ngày thành lập, Mặt Trận đã trải qua nhiều đoạn đường đấu tranh vô cùng cam go; trong đó sự hy sinh mất mát của một số chiến hữu lãnh đạo và một số đoàn viên ưu tú của Mặt Trận trong giai đoạn khởi đầu công cuộc kháng chiến vào thập niên 80, đã làm suy giảm tiềm lực của Mặt Trận mà chúng tôi đã cần nhiều thời gian để gầy dựng lại.

Chiến hữu Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào. Trong vụ đụng độ tại Nam Lào vào năm 1987, ngoài chiến hữu Hoàng Cơ Minh, Mặt Trận còn mất một số chiến hữu lãnh đạo khác như chiến hữu Trần Thiện Khải, Chiến hữu Võ Hoàng và một số Kháng Chiến Quân.

Riêng về chiến hữu Lê Hồng, Tư Lệnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến đã qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 1985, sau một cơn bạo bệnh tại khu chiến.

Kính thưa Quý Vị,

Trong số những chiến hữu lãnh đạo của Mặt Trận đã hy sinh, vụ đụng độ tại Nam Lào dẫn đến sự hy sinh của chiến hữu Chủ tịch Mặt Trận vào năm 1987 đã đặt Mặt Trận ở vào hoàn cảnh không thể công bố ngay mà phải giữ kín cho đến nay. Chúng tôi xin chia sẻ đến Quý Vị một vài lý do như sau:

Thứ nhất là từ năm 1985, Mặt Trận đã tiến hành kế hoạch nhằm mở rộng các an toàn khu tại quốc nội, phát triển hệ thống Ủy Ban Kháng Quản và tìm cách đưa một số chiến hữu lãnh đạo vào sâu trong nội địa Việt Nam. Nhiều chuyến xâm nhập đã được Mặt Trận tiến hành từ năm 1983 và đến giữa tháng 7 năm 1987, chiến hữu Hoàng Cơ Minh quyết định dẫn một đoàn Kháng Chiến Quân băng qua lãnh thổ Lào trở về Việt Nam để hoàn chỉnh cơ cấu chỉ đạo và vận hành các cơ sở đã phát triển được. Trong thời gian đầu của chuyến đi, đoàn quân đã không gặp nhiều khó khăn dù có xảy ra một vài trận giao tranh với lực lượng Lào cộng và Việt cộng trú đóng trên đất Lào. Nhưng bắt đầu từ tuần lễ đầu tháng 8, khi đoàn quân tiến gần đến biên giới Lào Việt, nằm về phía Ðông của tỉnh Attopeu thì bắt đầu đụng độ khá nặng với lực lượng biên phòng của Việt cộng. Trong những trận đụng độ này, một số Kháng Chiến Quân bị bắt; do sự cung khai của một vài Kháng Chiến Quân, Việt cộng biết được sự hiện diện của chiến hữu Hoàng Cơ Minh trong đoàn quân, nên Việt cộng đã tăng cường viện binh để bủa vây với âm mưu là bắt sống chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, nhiều Kháng Chiến Quân bị hy sinh và chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã bị thương. Ðến ngày 27 tháng 8, đoàn quân có chiến hữu Chủ Tịch bị vây trên một ngọn đồi.

Tất cả các Kháng Chiến Quân đã chiến đấu anh dũng nhưng đến rạng sáng ngày 28 tháng 8 thì phòng tuyến bị vỡ, thêm nhiều Kháng Chiến Quân bị hy sinh và bị bắt, nhưng cũng có những Kháng Chiến Quân thoát được về các an toàn khu của Mặt Trận trong nội địa. Nhưng những Kháng Chiến Quân chạy thoát này đã không báo cáo thống nhất về tính mệnh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Trước những dữ kiện không rõ này, Trung Ương Mặt Trận đã ra lệnh cho các cơ sở tại quốc nội nỗ lực tìm kiếm tung tích của chiến hữu Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu lãnh đạo khác đi trong đoàn này. Tuy nhiên từ sau vụ đụng độ tại Nam Lào, Việt cộng tăng cường kiểm soát gay gắt nên sự di chuyển tìm kiếm tại khu vực giao tranh vô cùng khó khăn, đặc biệt là những dữ kiện thu thập trong thời gian này rất mù mờ, không đủ bằng chứng xác thực là chiến hữu Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã hy sinh.

Hai tuần sau khi trận đụng độ xảy ra, đài phát thanh Lào Cộng loan một bản tin ngắn về vụ Nam Lào nhưng không nói chi tiết. Mãi đến ngày 1 tháng 12 năm 1987, Việt cộng mới thổi phồng vụ Nam Lào bằng việc đưa một số Kháng Chiến Quân của Mặt Trận ra tòa và nói đó là những người bị bắt trong vụ Nam Lào. Việt cộng đã mở chiến dịch tuyên truyền rầm rộ vụ Nam Lào như một chiến thắng to lớn là đã tiêu diệt toàn bộ lãnh đạo Mặt Trận, trong đó có chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Ðòn tuyên truyền này của Việt cộng nhằm gây hoang mang trong đồng bào và tiêu diệt tinh thần đấu tranh của các Kháng Chiến Quân trong nước và đoàn viên Mặt Trận ở hải ngoại. Ðiều cần nói thêm là trong thời gian này, Mặt Trận vẫn tiếp tục kế hoạch bành trướng hoạt động tại Việt Nam, với những đoàn Kháng Chiến Quân xâm nhập nội địa, với những nỗ lực mở rộng các an toàn khu và các hệ thống Ủy Ban Kháng Quản. Vì thế, đứng trước nguồn tin của Việt Cộng, Mặt Trận phải chọn một trong ba quyết định : một là im lặng; hai là thừa nhận; và ba là phủ nhận.

Sự im lặng không bình luận của Mặt Trận trước nguồn tin quan trọng về người lãnh đạo cao nhất chỉ kéo dài tình trạng hoang mang và không đủ để hàng ngũ đoàn viên của Mặt Trận an tâm, tập trung vào những công tác đấu tranh lúc bấy giờ, cho dù đã được chuẩn bị tinh thần chấp nhận mọi hy sinh. Sự hoang mang sẽ gây ra những bất lợi và những tổn thất mới trong hàng ngũ đấu tranh, nhất là tại quốc nội.

Mặt Trận cũng không thể thừa nhận nguồn tin của Việt Cộng khi vào thời điểm đó vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định là chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã hy sinh.

Do đó, Trung Ương Mặt Trận nhận thấy ưu tiên trước mắt là bảo vệ cơ sở và tiếp tục đấu tranh, nên đã ra lệnh cho Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận lên tiếng phủ nhận nguồn tin của Việt Cộng, trong khi đó, ở quốc nội vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm tung tích của chiến hữu Hoàng Cơ Minh.

Thứ hai là vụ đụng độ tại Nam Lào đã gây cho Mặt Trận một số thiệt hại đáng kể mà quan trọng nhất là một số chiến hữu lãnh đạo đã hy sinh, khiến kế hoạch hoàn chỉnh cơ cấu chỉ đạo và kiện toàn các cơ sở bị ngưng trệ. Chính vì vậy mà ưu tiên của Mặt Trận vào lúc đó là phải dồn nhiều thời giờ cho việc bảo vệ cơ sở và gầy dựng lại bộ phận lãnh đạo để tiếp tục đấu tranh đường dài. Do đó mà dù sau một thời gian kiểm chứng, Mặt Trận đã xác định được chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã tự sát trên chiến trường vào rạng sáng ngày 28 tháng 8 năm 1987; nhưng Trung ương Mặt Trận vẫn tiếp tục quyết định giữ kín tin tức về sự hy sinh này để dồn nỗ lực kiện toàn và phát triển.

Thứ ba là việc giữ kín tin tức hy sinh này cũng là để đánh lạc hướng bạo quyền Việt Cộng. Chính vì Mặt Trận khẳng định là chiến hữu Hoàng Cơ Minh vẫn bình an tiếp tục lãnh đạo công cuộc đấu tranh nên đã khiến cho Việt Cộng đâm ra nghi ngờ về kết quả của trận đánh Nam Lào. Trong nhiều năm liên tiếp sau năm 1987, Việt Cộng vẫn tiếp tục tra hỏi các đoàn viên Mặt Trận và KCQ bị bắt về tung tích của chiến hữu Hoàng Cơ Minh, thăm dò chính quyền Thái về chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Ngày hôm nay, sau nhiều năm nỗ lực củng cố và phát triển, Mặt Trận thấy việc công bố những tổn thất của Mặt Trận, nhất là sự hy sinh của một số chiến hữu lãnh đạo, không còn là yếu tố gây khó khăn cho Mặt Trận trong việc bảo vệ nội lực của tổ chức để tiến hành công cuộc đấu tranh nữa.

Bên cạnh ba lý do vừa đề cập, việc công bố cũng còn bị ràng buộc bởi yếu tố gia đình của một số chiến hữu lãnh đạo vẫn muốn hình ảnh các người thân của mình luôn luôn gắn liền với công cuộc đấu tranh hoặc không muốn tiết lộ sự hy sinh trong lúc cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp tục hoặc liên lụy đến các thân nhân còn đang sống tại Việt Nam.

Nói tóm lại, thưa Quý Vị, vì không thể kiểm chứng một cách mau chóng những dữ kiện liên quan đến sự hy sinh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh và vì muốn kiện toàn được cơ cấu lãnh đạo và cơ sở cả trong lẫn ngoài nước để có thể đối phó với một kẻ thù hung hiểm như bạo quyền Việt Cộng, nên Mặt Trận đã không thể công khai hóa sự hy sinh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu lãnh đạo khác sớm hơn.

Tuy với những lý do liên hệ đến sự mất còn của tổ chức trong hoàn cảnh nghiệt ngã vừa qua, Mặt Trận tự thấy có trách nhiệm trong việc này và xin tạ lỗi với quý thân hữu, đồng bào, đồng thời kêu gọi sự cảm thông của Quý Vị, về những khó khăn của Mặt Trận trong thời gian qua.

Kính thưa Quý Vị,

Những chiến hữu lãnh đạo và những Kháng Chiến Quân của chúng tôi đã nằm xuống nhưng hoài bão và ý chí của họ vẫn đã và đang được tiếp nối bởi các đoàn viên Mặt Trận. Hơn 14 năm qua, Mặt Trận đã tiếp tục cùng với các đoàn thể, cộng đồng không ngừng tấn công bạo quyền Việt Cộng trên mọi diễn đàn, trên nhiều bình diện khác nhau theo phương châm "Toàn Dân Kháng Chiến, Toàn Diện Ðấu Tranh" mà thế hệ tiên phong đã vạch ra. Các chiến hữu tiên phong đã thực sự vẫn sống trong lòng chúng tôi, trong lòng những người yêu nước mong muốn chấm dứt ách cai trị độc tài của bạo quyền Việt Cộng để dân tộc Việt Nam có được thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền. Anh linh của họ vẫn đang ngày đêm dìu dắt chúng tôi trên con đường đấu tranh cho đến ngày Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Các Kháng Chiến Quân của Mặt Trận đã tình nguyện dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc, với tấm lòng rực lửa đấu tranh qua bốn câu thơ của Kháng chiến quân Võ Hoàng đã làm trong khu chiến cách nay 18 năm:

Sáng lên đồi nhìn mặt trời hồng
Ngắm núi rừng mà thẹn với non sông
Suối xa vang vọng bài Ðông Tiến
Vạt nắng vươn vươn
Lửa rực lòng

Các đoàn viên Mặt Trận sẽ mãi mãi không quên lời thề son sắt này để chẳng những không hổ thẹn với non sông mà còn để làm sáng danh những hy sinh cao cả của các chiến hữu tiên phong của mình. Trong các lời phân ưu mà chúng tôi nhận được, đa số quý vị thân hữu và đồng bào đã bày tỏ việc xiển dương các Kháng Chiến Quân của Mặt Trận đã hy sinh là những người con yêu của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi rất cảm động và xin chân thành cảm tạ những ân tình này của Quý Vị đã dành cho Mặt Trận và cho gia đình của các chiến hữu đã nằm xuống vì sự nghiệp giải phóng Việt Nam.

Nhân đây xin kính mời toàn thể Quý Vị và đồng bào cùng đến tham dự buổi lễ truy điệu sẽ được tổ chức tại San Jose, Hoa Thịnh Ðốn, Tokyo, Sydney, Paris và một số nơi vào ngày 26 tháng 8 năm 2001 sắp đến.

Xin kính chào Quý Vị.

Nguyễn Kim

=====================

Bài liên quan: Một Vết Nhơ Trong Lịch Sử Đấu Tranh - mylinhng@aol.com- Jul 30, 2001



-

Wednesday, January 22, 2014

Một Vết Nhơ Trong Lịch Sử Đấu Tranh - mylinhng@aol.com- Jul 30, 2001


Một Vết Nhơ Trong Lịch Sử Đấu Tranh
From: mylinhng@aol.com;
Date: Mon Jul 30, 2001

Admin: Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam

================================

Lời dẫn của Admin: Thư Viện Phạm Văn Thành được lập nhằm phơi bày Sự Thật xung quanh diễn trình hình thành và di lụy của MT/VT (Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân) với chủ trương ngắn gọn, chính xác, sáng tỏ trước công luận, do đó bài viết và tài liệu dẫn chứng phải Chính Danh, những bài viết của những cây bút ảo (không dùng tên thật) sẽ không có mặt ở đây.
Trường hợp bài này, nội dung vẫn không đi quá xa hoặc lan man suy diễn vô bằng...do đó, ông Phạm Văn Thành và tôi quyết định duyệt đăng ở đây để bạn đọc rộng đường tham khảo.


================================

Kính thưa qúy vị,

Nhân đọc Bài Phát Biểu của ông Nguyễn Kim, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại (TVHN) của MTQGTNGPVN, trong buổi tiếp xúc với những đại diện giới truyền thông và đồng bào Ngày 28 Tháng 7 Năm 2001 tại San Jose, Bắc California, người viết bài có vài ý kiến được lồng vào trong Bài Phát Biểu và phần Kết Luận như sau:

Tuesday, January 21, 2014

Bị Gạt

Bị Gạt


Trương Văn Út (Út Bạch Lan)

Photo by Admin
Chú Thích của Admin: Bị Gạt là bài viết tự thuật dài của cựu Đại Úy (Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù) QLVNCH Trương Văn Út (bút danh Út Bạch Lan) với các tiểu mục “Bị Gạt lần thứ nhất”, “Bị Gạt lần thứ nhì”, “Bị Gạt lần thứ ba”, “Bị Gạt lần thứ tư” và bài chúng tôi trích đăng dưới đây: “Bị Gạt lần thứ năm”.
Đầu và cuối bài tuyệt không thấy đề ngày tháng năm viết, được phổ biến trên một vài trang báo web quốc gia ở hải ngoại khoảng 2013.
Nội dung thuật lại các lần “bị gạt” của chính người viết (sau ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt 30/4/1975) vắn tắt như sau:
-lần thứ nhất: sau khi chiếm miền Nam 30/4/1975, cộng sản Hanoi đã gạt quân cán chính quốc gia với thông báo tưởng như vô hại: “chuẩn bị tư trang để đi học tập 10 ngày” để rồi thực ra ngay sau khi tập trung “học tập” họ lập tức trở thành những người tù không Án dưới chế độ cộng sản Việt Nam nhiều năm, 3 năm, 5 năm 6 năm hoặc có nhiều người bị giam cầm đầy ải lên tới hằng mười mấy năm trong các Trại Tù tàn ác nhất từ trước tới nay trên đất nước Việt Nam.
-lần thứ nhì và thứ ba: sau 30/4/1975 ở miền Nam, Việt cộng mau chóng giăng bẫy gài người rủ rê cựu quân nhân, viên chức VNCH tham gia các tổ chức kháng cộng, phục quốc “cuội” để tiễu trừ những cựu quân nhân hoặc viên chức miền Nam chống cộng, bắt tù hoặc kết án tử hình họ. Dù đã được rủ rê thu nạp vào “Sư Đoàn Tiền Giang”, “Trung Đoàn Cơ Động Tỉnh Long Khánh” (vùng mật khu Mây Tào (1) mà VC trú đóng trước 1975, do một người có mật danh là Z20) nhưng ông Trương Văn Út may mắn vượt thoát: cả 2 lần này người viết không nêu rõ thời điểm, không biết xảy ra vào năm tháng nào?!
-lần thứ tư: người quen cũ ở Saigon gạt Trương Văn Út vượt biên bằng đường biển, ông bị mất tiền mà không đi được (không nêu rõ thời điểm)


Bị Gạt (Lần Thứ Năm):

Trời cao không phụ lòng người, sau cùng tôi vượt biên thành công. Một tháng rưỡi ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, sáu tháng ở GaLang II chờ học ESL rồi cuối cùng cũng được đặt chân lên đất nước Mỹ tháng 12 năm 1982, Tôi phải đối diện với cuộc sống mới, làm lại từ khởi đầu với hai bàn tay trắng và mớ vốn kiến thức nửa nạc nửa mỡ, nửa thầy nửa thợ, bỏ lại sau lưng những nhục nhằn của cái thiên đường xạo hết chỗ nói (xã hội chủ nghĩa) chỉ có mánh mung và lường gạt! Khi còn ở trại tỵ nạn, vài nhân viên người nước ngoài trong phái đoàn phỏng vấn hỏi tôi:

Monday, January 20, 2014

ĐẢNG VIỆT TÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG - Lê Bình



Lê Bình (tức Lâm Chánh Dung, cựu đảng viên VIỆT TÂN, cựu đoàn viên MẶT TRẬN 1985-1999)

Lâm Chánh Dung (thứ 2 từ phải qua) trong buổi Lễ Ra Mắt Hiêp Hội Tranh Đấu Cho Nhân Quyền Việt Nam 1999 - ảnh tư liệu của Phạm văn Thành

Kính thưa chư quý liệt vị,


Sau thư trước, riêng tôi vẫn còn một số thắc mắc đeo đuổi trong lòng không tìm ra được lời giải thích, nhân tháng 8/2001 là hai năm tôi rời khỏi VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG (gọi tắt là ĐẢNG VIỆT TÂN hay VT tức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam cũ gọi tắt là MẶT TRẬN hay MT), muốn đặt một số câu hỏi trực tiếp đến các chiến hữu Ban Chấp Hành Đảng Bộ Hải Ngoại Việt Tân. Với tôi Lễ Truy Điệu vừa qua(*) đánh đấu một biến chuyển mới, một trang sách được lật qua của ĐẢNG VIỆT TÂN (tức MT cũ) và tôi mong mỏi rằng các chiến hữu trong BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HẢI NGOẠI VIỆT TÂN hãy cùng tôi lật qua trang sách này một cách trọn vẹn và dưới đây là quá trình công tác của tôi:

- Phụ trách Báo Kháng Chiến Âu Châu (1988 - 1989) -Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. - Chi Bộ Trưởng Chi Bộ 394, 314, 317 (1989 - 1993) -MT. - Thành Bộ Trưởng Thành Bộ Paris (1993 - 1995) -MT. - Xứ Bộ Phó Xứ Bộ Pháp (1993 - 1997) -MT. - Bí Thư Chi Bộ 3, Đảng Bộ Paris (1994 - 1995) -Việt Nam Canh Tân Cách Mạng đảng -VT. - Trưởng Ban Báo Chí và Tài Liệu (1994 - 1996) - Liên Minh Việt Nam Tự Do -VT. - Ủy Viên Ban Chấp Hành Đảng Bộ Pháp Đặc Trách Đảng Bộ và Huấn Luyện (1994 -1996) -VT. - Ủy Viên Ban Chấp Hành Đảng Bộ Pháp Đặc Trách Công Tác Địa Bàn Quốc Nội (1996 - 1997) -VT

Sunday, January 19, 2014

Giải thể Mặt Trận Hoàng Cơ Minh - Ra mắt đảng Việt Tân by Nguyễn Văn Huy (Thông Luận số 185 tháng 10/2004)

Giải thể Mặt Trận Hoàng Cơ Minh - Ra mắt đảng Việt Tân

Nguyễn Văn Huy

(báo Thông Luận số 185 tháng 10/2004)

Ngày 19-9-2004, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là đảng Việt Tân, đã tổ chức lễ ra mắt long trọng tại Berlin, Đức. Trong dịp này, những người lãnh đạo (các ông Nguyễn Kim Huờn, Lý Thái Hùng, Trần Xuân Ninh, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Ngọc Đức, Trần Đức Tường) đều tuyên bố giải thể tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thường được gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Lý do để họ tự cho có thẩm quyền để giải thể Mặt Trận Hoàng Cơ Minh là lãnh đạo của hai tổ chức này chỉ là một.

Saturday, January 18, 2014

Những Món Nợ Máu - Lữ Giang, Jul. 2008

Lời dẫn của Admin:
Thư Viện Phạm Văn Thành
được lập nhằm phơi bày Sự Thật xung quanh diễn trình hình thành và di lụy của MT/VT (Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân) với chủ trương ngắn gọn, chính xác, sáng tỏ trước công luận, do đó bài viết và tài liệu dẫn chứng phải Chính Danh, những bài viết của những cây bút ảo (không dùng tên thật) sẽ không có mặt ở đây.
Trường hợp Lữ Giang (Tú Gàn) tuy là cây bút kém uy tín vì lối viết văng mạng, ít được lòng độc giả xưa nay...lẽ ra không được dùng đăng vào mục -"Mặt Trận" Hoàng Cơ Minh by Others- ở Thư Viện Phạm Văn Thành nhưng xét những gì thể hiện qua bài này, Lữ Giang vẫn không đi quá xa hoặc lan man suy diễn vô bằng...do đó, ông Phạm Văn Thành và tôi quyết định duyệt đăng bài "Những Món Nợ Máu" này ở đây để bạn đọc rộng đường tham khảo.
Bài này đã được đăng -có lẽ lần đầu- vào 2008-07-24 14:08:10 ở đây http://baodoi.net/index.php?view=story&subjectid=929, nhưng link dẫn này đã died, hiện có thể vẫn còn tìm thấy bài viết ở đây: http://tudodanchu.wordpress.com/2008/09/06/nomau/


====================

Những Món Nợ Máu

Lữ Giang


[. . . . . . . . . . . .Admin cắt bỏ. . . . . . . . . . . .xin đọc ở cuối bài]


Hôm nay chúng tôi xin tiếp chuyện với đảng Việt Tân, vì trong những ngày vừa qua, đảng Việt Tân bắt đầu quậy lại. Trước đây, nhóm “Việt Tân cha” đứng ra quậy và đã bị đồng bào nhận diện hết rồi, nên nay đảng Việt Tân lại cho đám “Việt Tân con” nhảy ra quậy dưới nhiều tên khác nhau. Hình như đảng Việt Tân không thể từ bỏ được cái tập quán xấu đã đưa đảng Việt Tân ngày càng rời xa khỏi quần chúng và các tập thể khác.

Friday, January 17, 2014

NÚT NGHIỆT OAN CỦA LỊCH SỬ...by VỌNG TRẤN QUỐC 2001

NÚT NGHIỆT OAN CỦA LỊCH SỬ...

VỌNG TRẤN QUỐC
7-29-2001

Date: Sun Jul 29, 2001-3:00 pm
Subject: MTQGTNGPVN: J' ACCUSE

MTQGTNGPVN: J' ACCUSE

(MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT GIẢI PHÓNG VIỆT NAM: LET ME SHOW YOU)


Kính gửi anh TTVN và quí vị,
Đọc mail của anh, tôi rất cảm thông mối ưu tư và nổi bức xúc của anh và của mọi người. Nhất là sau khi nhận được "Thông Báo của Tổng Vụ Hải Ngoại - MTQGTNGPVN về tổn thất lãnh đạo của MT" ngày 20 tháng 7 năm 2001. Thật ra, TỪ LÂU, RẤT LÂU, TRONG THÂM TÂM MỌI NGƯỜI, CHÚNG TA ĐỀU ĐÃ BIẾT RÕ SỰ THẬT(!). Cũng đã... nhắm mắt nín thở qua sông (tánh người VN thoải mái và xuề xòa là thế!) và trong một chừng mực nào đó, đã mong đợi một hành động "chuộc tội" cuối cùng nào đó, của Ban Lãnh Đạo MT. . . Nhưng khi nhận được Thông Báo 20-07-2001 chúng tôi không khỏi phải bàng hoàng và sửng sốt:

1/ "Danh sách vỏn vẹn có 4 nhân vật lãnh đạo đã hy sinh". Có ai còn đoái hoài đến gần 200 NGHĨA BINH HY SINH VÀ TÙ TỘI?

Thursday, January 16, 2014

Đóm lửa Quê Hương - Phan Thiết Phạm Đình Thừa - 2007

Đóm lửa Quê Hương
- Phan Thiết Phạm Đình Thừa -
Jan. 20, 2007

Nửa đời trước, tôi là lính -một mẫu lính đúng nghĩa gian lao và khổ hạnh. Hầu như suốt hành trình 13 năm, đôi chân bé nhỏ chỉ xử dụng để đo từng tấc đất quê hương. Cũng chính ân sủng này đã cho tôi cơ hội thấy rõ quê hương mình. Hoàng hôn khuất bóng, rút quân về muộn, giữa cánh đồng ngập nước bao la vùng đồng bằng sông Cửu Long, ánh đèn lưa thưa nhạt nhòa trong màn mưa trên Quốc lộ 4 đã trở thành tín hiệu của niềm hạnh phúc hồi sinh -qua hết một ngày chưa ngã xuống. Nửa khuya di quân, sâu trong thôn bản dọc đường 14, giữa núi rừng Cao Nguyên, đóm lửa mờ tỏ của căn nhà sàn tít mù thăm thẳm phía trước như mục tiêu của sự sống giữa trùng trùng nỗi chết không rời. Trên dãy Trường Sơn bạt ngàn cây rừng Lâm Đồng, hàng đèn Sông Mao phía Đông, nơi có biển xanh và chốn chào đời, đã trở thành động lực tự tồn …Đóm lửa quê hương, một nhiệm mầu trong niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.

Wednesday, January 15, 2014

VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC - Đào Vũ Anh Hùng

Admin: Bài VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC của Đào Vũ Anh Hùng không đề năm tháng viết bài, hiện đang vẫn còn lưu giữ ở vài Web, Blog và hầu hết các trang ấy chỉ copy rồi đăng lại mà không chú thích...nhưng dựa vào nội dung ta có thể phỏng chừng được viết khoảng 1990)
Đào Vũ Anh Hùng Tên thật: ĐÀO BÁ HÙNG / Viết văn từ năm 1960 Gia nhập làng báo năm 1964. Đầu tiên cộng tác với tờ Ngày Nay của nhà văn Hiếu Chân. Viết thường xuyên cho cho các báo Sóng Thần, Hòa Bình, Kịch Ảnh, Truyện Hay Thứ Tư và Lý Tưởng Không Quân. Biên tập viên, phóng viên các báo Tương Lai, Tiền Tuyến, Thân Dân, Tranh Đấu, Bến Nghé, Sống và tuần báo Đời. Tại hải ngoại, cộng tác với nhiều báo và tạp chí ở Hoa kỳ và Âu châu. Quản trị và điều hành ĐPT Tiếng Nói Việt Nam tại Dallas, TX. (1983 - 1985). Chủ biên Đặc san Đường Mây và Lý Tưởng Không Quân (1990-2000). Hiện cư ngụ tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ-Admin chú thích theo trang http://www.ninh-hoa.com/
VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC

Đào Vũ Anh Hùng


“… Tôi lấy anh coi hai lá thư vừa nhận được. Một từ anh bạn cùng đơn vị ngày xưa trên đường về khu chiến ghé Tokyo viết vài lời thăm và từ giã. Ngạc nhiên và xúc động biết bao nhiêu – Người bạn đã cùng tôi chiến đấu dưới cờ Quân Lực, cùng tôi sống chết trong một con tàu giữa mây cao gió lộng trên vùng trời đỏ lửa quê hương, lang bạt khắp nẻo đường đất nước. Người bạn mà tôi nghĩ chỉ biết có “sì già đầm bồi” cùng những nàng kiều nữ!… Ngờ đâu anh đã trở về và trên bước phản hồi cố quốc còn nghĩ nhớ đến tôi mà viết cho tôi lá thư đầu tiên từ mười mấy năm quen biết. Thư anh cuối đoạn có lời chào và ghi dòng chữ “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam”. Lòng tôi choáng ngợp niềm hãnhh diện. Tôi không có địa chỉ hồi âm. Tôi muốn viết cảm ơn anh. Tôi muốn nhờ anh chuyển đến các anh chị em chiến sĩ lời thăm chúc, một câu thâm tạ ngô nghê tầm thường của ngôn ngữ loài người. Nhưng thôi, tôi đợi…” - (Giữ Lửa – Đất Mới, tháng 9, 1982)



Thư đó, không bao giờ được viết và gửi đi như tôi bồi hồi tưởng sẽ có ngày. Giấc mơ kháng chiến công thành, “về ôm lấy đất, hôn mê mẩn đất” đã vỡ tan, nát vụn, làm tim chân thật của tôi cùng tim chân thật của biết bao người đớn đau vô kể. Thật thương cho vận nước, tội nghiệp dân tôi…