Wednesday, September 7, 2016

Cuộc cờ Chính trị Nô lệ vào Trung cộng của chế độ Hanoi đang đi tới những bước phá sản chót

by Lê Tùng Châu, Sept. 6, 2016


Cuộc cờ Chính trị Nô lệ vào Trung cộng của chế độ Hanoi đang đi tới những bước phá sản chót



I – Tin tức


1/ Phi Trường Tân Sơn Nhất bị hacker tấn công lần thứ 2


Theo nguồn tin riêng -không có được nhiều chi tiết- của chúng tôi, thì vào ngày Sept. 3, 2016, Phi Trường Tân Sơn Nhất bị hacker tấn công lần thứ 2 nặng hơn lần trước [đó là vào chiều tối July 29, 2016, từ 4:00PM cho tới hơn 8:30PM].


Nguồn tin của chúng tôi bắt nguồn từ những anh em nằm sâu trong nội bộ của chế độ [họ làm việc và mưu sinh bằng đồng lương tháng của chế độ chi trả nhưng đã mau chóng nhận ra Chính – Tà và vẫn nằm tiềm phục để cho chúng ta thông tin hữu ích] khẳng định chính Hacker Trung cộng là thủ phạm tấn công và chiếm quyền điều khiển Đài Kiểm soát Không lưu của phi trường rồi mặc sức điều chỉnh làm sai lệch giờ bay và địa điểm hạ cánh của vài chuyến bay công vụ. Ví dụ có chuyến bay qua Pháp thì bị chuyển đổi bay qua Mỹ và ngược lại… Điều ngạc nhiên là trình độ Kiểm soát Không lưu của phi trường quá kém cỏi tới nỗi họ không phát hiện ra là có bàn tay người ngoài từ xa thò vào tiếm quyền điều khiển và cố ý làm lệch thời gian và địa điểm của các chuyến bay đó. Đây quả là một đòn tấn công hàng không hy hữu chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Vì các chuyến bay bị làm sai lệch là chuyến bay công vụ nên chế độ Hanoi đã bít kín không cho tin này lộ ra ngoài và báo chí cũng như quần chúng rộng rãi bên ngoài hoàn toàn không biết [hoặc có rất ít những tay đẻng vin chủ báo đỏ búa liềm biết nhưng phải ngậm họng vì cơm áo].

2/ Hệ thống liên mạng Internet của Viettel, FPT trong nước bị tấn công DDoS (1)


Cùng vào ngày Sept. 3, 2016, không chỉ riêng Phi Trường Tân Sơn Nhất bị hacker tấn công mà cả 2 nhà cung cấp [ISP, viết tắt của Internet Service Provider] mạng Internet quốc doanh của chế độ là Viettel, FPT cũng đồng loạt bị tấn công DDoS, khiến cho hệ thống mạng của Viettel và FPT trong 2, 3 ngày tiếp theo đó bị quá tải dẫn tới các thuê bao của 2 nhà mạng này khi truy cập Internet thì đều nhận ra tốc độ Internet đang bị chậm và ì ạch một cách kỳ lạ cho dù không phải do Internet Cable bị đứt hay đang sửa chữa bảo trì như mọi khi. Thông thường thì “sự cố” liên mạng bị chậm do quá tải như vầy sẽ được vài tờ báo đỏ đưa vài dòng tin, nhưng cũng như vụ Phi Trường Tân Sơn Nhất bị tấn công, vụ 2 nhà mạng này bị ăn đòn DDoS cũng không hề có lấy một dòng tin nhỏ nào. Riêng nhà mạng VNPT đợt này không bị ảnh hưởng do họ có sử dụng thiết bị bảo vệ chống DDoS tốt hơn 2 ISP nêu trên. Những ai trong nước vì công việc phải thường xuyên dùng Internet trong những ngày từ Sept. 3, 2016 cho tới nay đều có thể xác nhận điều này.

3/ Công văn từ Hanoi truyền đi mật lệnh ngưng nhập tất cả các loại hàng IT [Information Technology, tạm dịch Công nghệ thông tin] có xuất xứ từ Trung quốc [made in China].


Để đối phó tạm bợ với việc bị tấn công dồn dập như vừa trình bày ở trên, có một công văn liên bộ do 2 bộ Quốc phòng và Thông tin tuyên truyền của chế độ Hanoi phát hành ngày Sept. 4, 2016 nhưng không gởi đi thông thường dưới dạng công văn giấy [như họ vẫn thường làm] mà phát hành bằng dạng image [ảnh chụp] và chỉ gởi trực tiếp qua Tablet hoặc Smart Phone cá nhân tới những công ty sân sau ruột chuyên mua bán cung cấp thiết bị kỹ thuật số các loại [Digital Equipment], tức những kẻ gắn bó chặt chẽ trong việc làm ăn buôn bán dấu tay của họ [dân gian thường gọi 2 đám người này là Cánh Hẩu –buddy] trên toàn quốc như một loại lệnh miệng, và không cho phép phổ biến công khai, với nội dung chính là cấm nhập hàng cũng như không được tiếp tục cài đặt các Digital Equipment made in China.
Nội dung chi tiết của công văn này giải thích nguyên nhân không sử dụng hàng made in China nhất là hệ thống Camera quan sát có IP, Tivi thông minh có IP, máy PoS tính tiền thanh toán thẻ tín dụng [credit card]… và những hàng tương tự có xuất xứ từ Trung cộng, nói chung là đối với tất cả các thiết bị số có địa chỉ IP [IP Digital Device] (2) made in China là do bởi các program trên những thiết bị này đều đã được nhúng mã độc của Hacker Trung quốc trước khi xuất đi thông qua 1 Công ty của Trung quốc chuyên kinh doanh Digital Equipment và sản xuất linh kiện Camera có tầm ảnh hưởng lớn và bao trùm nguồn cung cấp Digital Equipment lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đó là công ty TVT.



II – Thực trạng


Chính trị


Bất cứ ai quan tâm thời cuộc đều không lạ gì khi chế độ Hanoi đã chọn chính sách lệ thuộc Tàu cộng [Red China] để kéo dài mạng sống của chế độ bán nước hại dân cộng sản này kể từ sau khối cộng sản Đông Âu sụp đổ [1991] đến nay.
Chính sách đó đã tạo điều kiện hoàn toàn dễ dãi ưu đãi cho bất cứ loại hàng gì từ Trung cộng nhập vào Việt Nam trên mặt chính thức, lẫn không chính thức nếu các doanh nghiệp từ Việt Nam chịu đút lót hối lộ cho các cửa chận hải quan của Việt Nam. Tất cả những thương vụ nhập cảng có xuất xứ từ Trung cộng dù là chính thức hoặc "ngoài luồng" đều mặc nhiên được thông qua cửa không gặp một khó khăn nào.
Trong điều kiện dễ như bỡn đó, các Digital Equipment made in China bị nhúng mã độc [Virus, Spyware, Trojan, Backdoor, Rootkit và các loại Malware khác nói chung] được thoải mái tuồn vào sâu trong khối người dùng đông đảo tại Việt Nam, kể cả khối chính quyền, khối dân sự như năng lượng, ngân hàng, viễn thông, giáo dục, y tế, vận tải, các hãng hàng không, hàng hải kể cả các đơn vị công an, quốc phòng v.v… trong nhiều năm qua, đáng nói nhất là số lượng nhập vào ồ ạt áp đảo các hãng khác từ các quốc gia khác khoảng từ năm 2010 trở lại đây -không chỉ duy có nguyên nhân giá thành sản phẩm- hàng Trung cộng tràn ngập vào nước Việt nhiều đến nỗi chính một số tờ báo đỏ đã lên tiếng báo động từ 5 năm về trước, tức năm 2011 (3)

Kỹ thuật và Thương mại trong nước khi Việt Nam cộng sản còn hiện hữu với chính sách nội thuộc Tàu cộng tuyệt đối


Một chút chi tiết hiểu biết tối thiểu về cả 2 lĩnh lực Thương mại và Kỹ thuật trong xứ Việt Nam cộng sản mà chúng ta nhất thiết phải biết đến để có thể tổng hợp tin tức và nhận định tin tức để rút ra được một cái nhìn chân xác cho thực trạng.

Thương Mại

Sau gần nửa thế kỷ chiếm được miền Nam, chế độ cộng sản miền Bắc đã không hề làm được bất cứ điều gì có lợi cho quốc kế dân sinh, chứ chưa nói tới những tham vọng, những dự phóng viễn kiến cho một chặng dài tái thiết và phát triển xứ sở đối với một quốc gia Việt Nam đã quá lạc hậu và đồng bào 2 miền đã phải chịu thiệt thòi quá nhiều vì chiến tranh và xung đột triền miên kéo dài nhiều thế kỷ. Họ -tức chế độ độc tài phi nhân Hanoi- hoàn toàn vì vô học và tham ác đã điều khiển đất nước dưới não trạng và chân tướng của một ban Trị sự Ấp ở thôn làng. Chính lý do đó đã ngăn cản bao anh tài đất Việt vươn cao tầm trí khôn ra với thế giới. Người Việt, trong hơn bốn chục năm hết chiến tranh, đã không thể chế tạo, sản xuất ra nổi 1 cái con ốc máy. Nước Việt Nam sau 20 năm chiến tranh [1954-1975] trở thành một vùng đất hoàn toàn đồi bại và nhu nhược chỉ biết tiêu thụ và tiêu thụ.
Trong tình thế đó, để sống còn, những người Việt Nam nào còn có óc doanh thương đã phải chịu không ít thì nhiều chấp nhận về bè cánh hẩu với kẻ có quyền để mưu sinh và sinh tồn.
Khi không thể sản xuất ra được hàng hóa nhất là với hàng công nghệ cao như Digital Equipment thì [dựa trên quan hệ cánh hẩu với đám đẻng vin búa liềm Hanoi] người Việt nhập hàng từ bên ngoài vào trong nước rồi dán nhãn công ty họ hoặc một cái tên trôi nổi nào đó để bán kiếm lời và ưa chuộng nhất là những loại có giá thành rẻ như hàng made in China rồi dán nhãn [logo] của Công ty họ lên hàng chính hãng đó [Original Equipment], có thể kể tạm một vài cái tên nhãn thương hiệu thường thấy gần đây như Camera Questek, Vantech, HDparagon... Tại đây, mặc nhiên người Việt đã mạo danh hình thức OEM [Original Equipment Manufacturer] (4), một mặt đánh lừa khách hàng nội địa, mặt khác tạo điều kiện dễ dàng cho giặc ngoại bang thò tay vào tận trong nhà mình móc ruột mình ra.

Kỹ thuật

Công Ty TVT [Trung quốc] là đầu mối các nguồn linh kiện Camera quan sát mà các công ty ở Việt Nam nhập về rồi dán nhãn [logo / mark] lên hàng rồi bán tràn lan ra thị trường nội địa một cách vô tội vạ không ai kiểm soát.
Các mã độc nằm tiềm phục sẵn trong mớ hàng khổng lồ này sẽ tạo ra 1 mạng Botnet (5) như mơ khi cần tấn công nhiều kiểu [không chỉ riêng 1 dạng tấn công DDoS] đối với bất kỳ nạn nhân nào trong hệ thống viễn thông của Hanoi chứ không riêng gì các ISP Viettel, FPT trong phần Tin tức nói trên, bằng chứng là 2 Phi Trường Tân Sơn Nhất [Saigon] và Nội Bài [Hanoi] đồng loạt bị Hacker tấn công [vào chiều tối July 29, 2016, từ 4:00PM cho tới hơn 8:30PM] tức cách đây chừng 5 tuần, rồi các hệ thống đài phát thanh cùi hủi địa phương như ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị vào các ngày từ 18 tháng 7 / 2016 thậm chí ngay cả hệ thống loa truyền thông tin nội bộ cho khách hàng ở 2 Phi Trường Tân Sơn Nhất và Nội Bài cũng đều dễ dàng bị tấn công bằng cách chèn nội dung chửi bới bằng tiếng Tàu, [nghĩa là những Digital Equipment của các nơi này đã bị Hacker chiếm quyền điều khiển], tức trước vụ tấn công trực tiếp vào hệ thống máy chủ của cả 2 Phi Trường Tân Sơn Nhất và Nội Bài suốt 5 giờ đồng hồ liền [khiến 2 nơi này tê liệt hoạt động check in khiến nhân viên phi trường phải làm thủ tục cho khách hàng bằng tay] ... chừng 10 ngày. Đây cũng là thời điểm đánh dấu những trả thù quá khích của Trung cộng vào Việt Nam sau sự kiện Tòa Trọng Tài thường trực La Haye [Holland] tức PCA (viết tắt của Permanent Court of Arbitration) tuyên bố vào ngày Jul. 12, 2016: Đường Lưỡi Bò mà Trung cộng tuyên bố độc chiếm biển Đông hoàn toàn vô giá trị và bất hợp pháp.

Phá sản của chính sách nội thuộc Tàu cộng của Hanoi:

Đám chóp bu cộng sản ba đình ngày càng quy thuộc Trung cộng không cần che dấu, họ như đã quen nết quen nhục với thân phận tôi đòi ngoại bang, mãi quốc cầu vinh của phường phản quốc trơ tráo không còn chút liêm sỉ có thể nói lên tới hàng kỷ lục chưa từng có trong Sử Việt bốn ngàn năm.
Nhưng khi Việt cộng khòm lưng cho ông chủ Tàu cộng nhảy lên dẫm đạp tùy tiện ngay trước bàn dân thiên hạ thì ông chủ này cũng hạ tiện không kém cạnh Việt cộng nghĩa là cũng không cần phải gìn giữ thể diện gì cho đứa phản quốc tôi đòi đáng khinh bỉ kia.
Trong những ngày sắp tới chúng ta sẽ còn thấy nhiều đòn IT từ xa mới lạ đánh vào hang ổ sào huyệt chế độ Hanoi, âu đó cũng là hệ quả tất yếu thê thảm của một lũ người mang tên Việt Nam đã trụy đọa tới mức xuống hàng chó ngựa, đây là kết quả của một quá trình đem bán đứng đồng bào, bán đứng giang sơn của tổ tiên cho ngoại bang chỉ để kiếm chút vinh thân phì gia nhưng hỡi ôi, chút của dơ dáng ấy rồi cũng sẽ không còn tới miệng Việt cộng được nữa vì thời đại đã điểm tiếng chuông Dân chủ Tự do cho giống nòi Việt.
Những con Trojan của Hacker Trung cộng giờ đây đang phát tác diệu dụng, chính chúng nó sẽ giúp đỡ, hỗ trợ cho toàn dân Việt thấy rõ bộ mặt bán nước hèn hạ của băng đảng ba đình Việt cộng ... còn hữu hiệu hơn bao bài viết hay bao hành trạng lao nhọc của biết bao anh tú sĩ phu của giống nòi đang ngày đêm làm việc cho 1 ngày giật sập lũ lội đồ ba đình mang ra pháp trường xử trảm.

by Lê Tùng Châu, Sept. 6, 2016



1: Tấn công DDoS: Viết tắt của Distributed Denial of Service hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán, qua đó, kẻ tấn công huy động một khối lượng lớn máy khách [Client] truy cập nhiều lên vào một trang chủ trong cùng một thời điểm khiến hệ thống server máy chủ [Host] bị quá tải dẫn đến việc gây cho khách truy cập trang web [bị tấn công] không thể truy cập được, nếu nặng thậm chí có thể gây sập hệ thống liên mạng (Network Bandwidth) của máy chủ.

2: IP digital device, tạm dịch là những thiết bị kỹ thuật số dùng giao thức internet [IP = Internet Protocol]

3:

(Xem tiếp bên dưới)

4: OEM (Original Equipment Manufacturer):
(tạm dịch)
OEM: Nhà sản xuất thiết bị chính hãng: Một tổ chức chuyên bán các sản phẩm do công ty khác làm ra.
Thuật ngữ OEM này cũng còn nhiều tranh cãi vì các OEM thực sự không phải là nhà sản xuất mà chỉ là nhà cung cấp thiết bị cho người tiêu thụ chót cùng. Hơn nữa, các OEM còn là nhà thiết kế ra thiết bị bằng sáng kiến của chính họ, do đó nếu nói OEM là "nhà thiết kế thiết bị nguyên thủy" hay "khái niệm thiết kế ban đầu" thì hợp lý hơn.

Đa số trường hợp, các OEM không làm tăng thêm giá trị bổ sung cho các thiết bị thành phẩm mà họ chỉ đơn thuần là người gắn thương hiệu với logo riêng của họ vào. Tên của OEM hoặc được ghi lên trên các thiết bị của nhà sản xuất hợp đồng nào đã chịu nhận sản xuất các thiết bị cho chính OEM khởi xướng. Cũng có khi OEM không phải thêm vào gì nữa. Ví dụ, họ có thể mua một máy tính từ một công ty nào đó và rồi kết hợp nó với phần cứng và / hoặc phần mềm riêng của mình cho thành phẩm rồi bán nó với hình thức chìa khóa trao tay.

Original Text Definition of OEM
[by Oxford Dictionary]
An organization that sells products that are made by other companies. The term is confusing because the OEM is really not the manufacturer, but the vendor of the equipment to the end user. However, the OEM is often the designer of the equipment, and “original equipment designer” or “original concept designer” would be more fitting terms.

In most cases, the OEM does not add extra value to the equipment, but merely brands it with its own logo. The OEM’s name is either placed on the devices by the contract manufacturer that makes the equipment or by the OEM itself. In some cases, the OEM does add value. For example, it might purchase a computer from a company and combine it with its own hardware and/or software and sell it as a turnkey system

5: Botnet: là một thuật ngữ nhằm định nghĩa một mạng tập hợp của rất rất nhiều máy tính hay các Digital Equipment đã bị nhiễm malware do Hacker tạo ra và sau đó tất cả đều bị Hacker điều khiển. Một mạng botnet có thể lên tới hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu các Digital Equipment.

Nếu các Digital Equipment của bạn là 1 thành phần trong mạng Botnet, điều đó có nghĩa là nó đã bị nhiễm 1 trong số các loại malware. Hacker tạo ra mạng này sẽ sử dụng, điều khiển hàng trăm ngàn máy tính hay các Digital Equipment của nạn nhân để phục vụ cho mục đích riêng của chúng, để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào một máy chủ Host nào đó. Theo cách tấn công đó, hàng trăm ngàn máy tính sẽ "dội bom", truy cập vào cùng một website mục tiêu trong cùng 1 thời điểm, khiến cho lưu lượng truy cập vào website đó bị quá tải. Thế là nó gây ra nghẽn băng thông [Bandwidth] khiến cho nhiều người dùng bị nghẽn mạng dẫn tới không truy cập được






0 nhận xét:

Post a Comment