Sunday, February 21, 2016

Vùng đất tội ác Văn Giang 4 năm trước ... và bây giờ

-bài của 2 phóng viên thường trực của nhật báo Anh The Guardian tại Hanoi viết (Claire Provost and Matt Kennard) ngày Jan. 21, 2016, Lê Tùng Châu dịch và thêm các ảnh, chú thích, phụ lục liên quan, Jan. 21, 2016


TV PVT: Hẳn chúng ta chưa ai dễ nguôi quên tôi ác của chế độ Hanoi đem lượng lớn côn an vũ trang và chó đến đán áp người nông dân làm vườn Văn Giang, Phụng Quan, Xuân Quan, Cửu Cao ... tỉnh Hưng Yên miền Bắc Việt Nam hòng cướp đất nông dân bao đời để bán cho tư bản ngoại quốc xây khu biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng hạng sang Ecopark mà đỉnh cao tội ác là cuộc cưỡng chế đàn áp dân chúng tay không tấc sắt, đánh thương tích nặng nề 2 nhà báo đỏ VOV là Phi Long và Ngọc Năm, cày xới mồ mả gia tiên lòi cả xương cốt tổ tiên của đồng bào lên tan hoang trong trận càn hôm 24.4.2012.
Sau 4 năm, hôm nay, 21.01.2016, nhật báo The Guardian có một bài kiểm điểm "thành quả" của miền đất "sinh thái" Ecopark mà chôn dấu dưới chân nó là một tội ác kinh hoàng trời không dung đất không tha của chế độ cộng sản Hanoi.
Chúng tôi kính giới thiệu đến quý bạn đọc bản Việt dịch (của Lê Tùng Châu) bài báo nói trên. Tựa bài do TV PVT đặt



screenshot bài của Claire Provost và Matt Kennard trên The Guardian Jan. 21, 2016

Inside Hanoi's gated communities: elite enclaves where even the air is cleaner


Bên trong khu dân sinh biệt lập của Hà Nội: một biệt khu thượng lưu, sạch đến cả không khí!


Lượng giai cấp siêu giàu của Việt Nam bỗng mau chóng tăng lên đến chóng mặt cũng có nghĩa là một tiến trình đầu tư nhiều tỷ đô la Mỹ như bỗng từ đâu trồi lên ở thành phố cổ đại này, hoạt động an ninh tư thường trực đã ngăn cách sự giàu có sau những bức tường dày biệt lập với những phố xá đầy đặc hàng rong, kẹt xe và ô nhiễm lan tràn ở ngoài kia.

Đó là khu phức hợp Ciputra International City trị giá nhiều tỷ đô la, ở phía tây bắc Hà Nội, bao gồm 300 ha (741 mẫu Anh) vốn trước đây là đất nông nghiệp, nay là hàng lớp những biệt thự, trường học tư, một câu lạc bộ thể thao thượng lưu với cửa hiệu rượu vang hạng sang. Được bao quanh và bảo vệ bởi những dãy tường bê tông dày và các cổng ra vào, quả đó là một khu biệt địa giàu sang không cần che đậy như thể một thiên đường dành riêng cho tầng lớp dân ngoại quốc cũng như người Việt giàu có. Bên trong là những đường nhựa trải rộng đậu san sát những chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền, những hàng cây cọ và những bức tượng thần Hy Lạp khổng lồ.

Bên kia thành phố, ở mạn đông, một công trình cũng đang được tiến hành tại Ecopark, đó là một dự án phát triển lớn tầm 8 tỷ đô la Mỹ (xấp xỉ 5 tỷ bảng Anh). Dự định hoàn thành vào năm 2020, hứa hẹn sẽ là một khu biệt lập hạng sang với một trường đại học tư, một khu "phố cổ" có dụng ý và sân golf 18 lỗ … là các hạng mục nổi bật trong dự án. Thoạt đầu dự án phát triển Ecopark, có tên là Palm Springs – được đặt theo tên một thành phố nghỉ dưỡng của bang California Hoa Ký, nơi nổi tiếng với các suối nước nóng nhân tạo, sân golf và khách sạn 5 sao – vừa mới hoàn thành.

Khắp Đông Nam Á trong 20 năm qua, những khu dân sinh biệt lập và rộng lớn như thế do các chủ đầu tư tư nhân xây dựng và quản lý đã hình thành những "đô thị mới" có vẻ như làm tăng lên mức độ bất bình đẳng mà người ta thấy cần phải đánh giá lại nơi các đô thị trong khu vực này. Nếu nhìn chung thì Việt Nam có vẻ như giảm mạnh đói nghèo so với những năm tháng trước - nhưng sự bất bình đẳng đang gia tăng không ngừng, và ngày càng trở nên nổi rõ lên là nơi các khu đô thị mở của đất nước này.

"Hồi trước ở đây ai cũng nghèo hết. Bây giờ thì khác rồi," Lâm nói. Lâm nay cỡ tuổi 40, đã lớn lên nơi này, nơi vốn ngày xưa nằm giữa những cánh đồng lúa, với các nhà vườn chuyên trồng hoa anh đào, quất và hồng … mà nay là phần rìa mạn tây Hà Nội. Giờ đây, ông có một công việc nhỏ làm khung ảnh cho cửa hiệu tranh ảnh, tọa lạc ngay phía trước ngôi nhà với nhiều chi tiết chạm khắc của ông. Các đồng lúa nay đã chẳng còn, và bên kia đường chình ình một dãy tường bê tông dày, cao nghệu, ngăn cách nơi Lâm ở (một hỗn tạp vô trật tự các xe gắn máy qua lại, cùng cảnh nhếch nhác các ghế nhựa ở nơi bày hàng chè nóng nhỏ lề dường, thêm các sợi dây điện treo lủng lẳng tùy tiện) với khu phức hợp Ciputra luôn biệt lập kín cổng và được canh gác suốt ngày đêm bởi an ninh tư.
"Bên này thì chỉ là những người nghèo thường thấy. Bên kia người ta mới giàu kìa” Miên nói. Miên 59 tuổi, cũng đồng cảnh ngộ như Lâm, bán một hàng chè nóng với thuốc lá và ít nước nước ngọt. Quanh đó là lác đác các chiếc ghế nhựa nhỏ rải rác trên vỉa hè trước cửa căn nhà có một phòng của Miên. Giữa đám khách hàng, bà uể oải nằm trên chiếc giường không có nệm trơ khung sắt. "Ở đây chúng tôi chỉ đủ sống", bà nói.

Trên toàn nước Việt, tỷ lệ người nghèo đói cùng cực đã giảm dần từ gần 60% xuống còn khoảng 20% trong 20 năm qua. Vào 2010, Ngân hàng Thế giới xếp loại Việt Nam là nước có "thu nhập trung bình". Nhưng khi Việt Nam áp dụng tự do hóa nền kinh tế thì lượng người giàu sụ đã tăng vọt. Theo một ước tính, số người siêu giàu - những người có tài sản hơn 30 triệu đô la Mỹ - nhiều hơn gấp ba lần trong 10 năm qua.

Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trở nên cực đại giữa người nghèo nông thôn và các tầng lớp thành thị xa hoa sang giàu đã đành, nó lại còn đáng chú ý hơn cả ngay ở các thành phố, nơi mà giàu và nghèo sống kề sát bên nhau. Xe đạp tranh với Mercedes và Range Rovers, và những bức tường ngăn cách đang cao dần lên, chia biệt một bên là các khu bất động sản cao cấp, một bên những làng nghề thủ công, các ruộng nương và nhà ở nhỏ bé tuềnh toàng, và chực chờ tăng gấp đôi các gian hàng nước chè hay các xưởng cơ khí nhỏ lên nữa.

"Những lo ngại về mối bất bình đẳng xã hội sẽ còn tăng lên nhiều khi lượng di dân di chuyển đến sinh sống nơi các thành phố nhiều hơn và những thực tế khác biệt giữa người giàu và người nghèo lại có cơ phơi bày rõ ra" – đó là cảnh báo của Gabriel Demombynes, một kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới phát biểu năm 2014. Cứ 10 cư dân đô thị thì hết 8 nói rằng họ lo lắng về sự bất bình đẳng về đời sống ở Việt Nam, theo một cuộc khảo sát về nhận thức về sự bất bình đẳng do chính các ngân hàng, Viện Khoa học, và Bộ Lao động và Xã hội của Việt Nam thực hiện.

Vực thẳm của sự bất bình đẳng của chế độ Hà Nội

Hà Nội là một thành phố cổ. Năm 2010 ở đây có tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 1000 của mình. Nhưng giờ đây người ta lại lên kế hoạch để khoác một vẻ trưởng giả xa hoa lên chính cái thành phố cổ với bề dày lịch sử ấy - nơi những con đường vẫn mang tên của các ngành nghề mà nó vốn có: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ … và như vậy chẳng khác nào đẩy hàng ngàn người biến mất khỏi khu vực sinh sống vốn dĩ của họ vào năm 2020.

Ở vùng ngoại ô, các khu nhà sang trọng cao tầng đua nhau mọc lên và các dự án phát triển tổng thể lớn đang nuốt chửng hết bao cánh đồng và ruộng lúa. Khắp thành phố, những dãy nhà tập thể ngày trước đang được phá bỏ và thay thế bằng các khu tổ hợp căn hộ riêng (private apartment). Ở trung tâm thành phố, lớp thị dân mới giàu lên chừng 20 năm nay đang khoe chiếc Vespa cổ điển sáng bóng trong khi nhấm nháp tách cà phê Việt đậm đặc trong các quán cà phê thời thượng.

Lisa Drummond, một chuyên gia nghiên cứu đô thị tại Đại học York ở Toronto, đã nghiên cứu đề tài Hà Nội trong nhiều thập kỷ, đã nói một "vực thẳm đã bắt đầu mở ra" giữa người giàu và người nghèo trong thành phố, và những dự án phát triển như Ciputra và Ecopark, trên thực tế đã phản ánh - và cũng giúp duy trì- những mối bất bình đẳng ấy.

Trong mấy năm trở lại đây, các cửa hiệu bán hàng sang trọng trải khắp các thành phố lớn có vẻ như tạo cảm giác về một lớp người Việt mới giàu lên. Photograph: Paula Bronstein/Getty Images

Drummond nói: "chẳng khác nào người ta đã loại bỏ một nhóm người vốn tham gia tích cực hàng ngày cho thành phố, cho phép họ rút mất dạng khỏi thành phố vào ẩn đằng sau những bức tường dày kia; ở đó họ sở hữu những tiện nghi riêng của mình trong một không gian kinh tế đồng nhất – vì lẽ, tất nhiên, đồng tiền mua được lối vào không gian đó thì cũng chỉ những người có tiền mới có thể hiện diện ở trong đó".

Thử vượt tường mà vào bên trong Ciputra, sẽ thấy các biệt thự sơn màu sẫm được nằm giữa những khu vườn riêng rẽ xanh tốt - với giá cho thuê niêm yết chừng 3,000 Bảng Anh một tháng (xấp xỉ 25 lần mức lương tối thiểu của 1 người Việt bình thường). Một thế giới với chính nó, khu phức hợp này quả là một lãnh địa của nền kiến trúc Hy Lạp hồi sinh, có sân tennis và các tiện nghi kèm theo như một thẩm mỹ viện với một nhà bưu điện. Trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc được chuyển đến đây vào năm 2004, tiếp theo là hai trường tư khác, và một nhà trẻ tư nhân. Hiện người ta vẫn đang xây dựng một siêu trung tâm mua sắm và một bệnh viện tư.

Ciputra được xem là dự án "tích hợp phát triển đô thị mới" đầu tiên của Hà Nội, và là dự án nước ngoài đầu tiên của Tập đoàn Ciputra, một tập đoàn chuyên về phát triển bất động sản lớn và quần thể đô thị riêng tư của Indonesia mà tên được đặt theo tên của người sáng lập tỷ phú của tập đoàn. Vốn được thiết kế sao cho cư dân chẳng cần phải đi ra ngoài- hoặc chẳng cần phải tìm kiếm mối tương tác nào ra với thế giới xung quanh nữa - công ty cho biết khu phức hợp của họ ở Hà Nội cung cấp các điều khiện "tối ưu cho cuộc sống, kinh doanh, mua sắm, thư giãn và vui chơi giải trí hàng đầu hiện nay". Ngày nay nó là một trong một số ngày càng tăng các khu dân sinh biệt lập, hay khu đô thị riêng tư lớn nhỏ ngay trong lòng và bên ngoài vòng đai thành phố.

Danielle Labbé, giáo sư quy hoạch đô thị tại Đại học Montreal, đã và đang theo dõi sự bùng nổ của các "khu đô thị mới" được quy hoạch tổng thể tại Hà Nội trong nhiều năm qua. Cô ước tính có khoảng 35 trong số các dự án đã được hoàn thành rồi tại Hà Nội, thế nhưng có tới hơn 200 công đoạn khác biệt nhau trong việc lập các đường ống nước.
Như thế đâu phải tất cả những dự án phát triển này -cho nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác vốn phải được thi công đồng thời – nhất thiết phải kín cổng biệt lập, và nhất là với những cái không lớn bằng Ciputra hay Ecopark, Labbé nói. Thế nhưng tất cả các dự án đều chia sẻ một thị trường mục tiêu chính nhắm tới: các cư dân giàu có trong thành phố.

"Thực tế là các dự án cung cấp nhà ở và môi trường sống này, về cơ bản là ngoài tầm với của đa số dân chúng," Labbé nói, cho dẫu nó đang là "một nhu cầu rất lớn về nhà ở đô thị mà hiện Việt Nam đang còn khiếm khuyết".


Ốc đảo của không khí sạch

Những nhà phát triển bất động sản và đầu tư trên thế giới có thực lực chẳng ngại đổ hàng tỷ đô la vào các khu dân sinh biệt lập như thế cùng những dự án phát triển được quy hoạch tổng thể đầy tham vọng. Tại Tây Ấn Độ, Lavasa là một dự án lớn táo bạo trị giá 30 tỷ USD, nhằm xây dựng thành phố hoàn toàn tư nhân đầu tiên của xứ này. Từ Punta del Este ở Uruguay tới Bangkok, Thái Lan, các cộng đồng dân sinh thượng lưu đang góp phần khắc họa cho diện mạo tại nhiều thành phố, nằm trên khắp mọi châu lục.

Kẹt xe trong giao thông dày đặc trên đường phố Hanoi, Vietnam. Photograph: Luong Thai Linh/EPA

Nhưng trong khi thường là động cơ khiến lớp người giàu có phải chấp nhận sống đằng sau các dãy tường cao như thế kia ở nhiều nước Nam Mỹ và vùng phụ cận Sahara của châu Phi là do bởi mối quan ngại về an ninh cũng như một nỗi sợ hãi bọn tội phạm đô thị, thì tại Hà Nội, các khu đô thị mới lại được quảng bá rầm rộ như là những vương quốc "tiện nghi và không khí trong lành", có khả năng tránh khỏi nạn không khí ô nhiễm và nạn kẹt xe ở thành phố.
Trong những ngày tồi tệ nhất ở Hà Nội, người ta thấy khói bụi bao phủ khắp nơi. Người bán hàng rong đầy dẫy, chào mời đủ loại khẩu trang đa dạng sặc sỡ. Hàng triệu xe gắn máy và cơ man những xe hơi mạnh ai nấy bóp còi inh ỏi, nẹt pô tùy tiện. Nguy hiểm nhất là đi bộ băng qua đường, nhất là là với trẻ em hoặc người già. Ngoài ra còn phải kể tới nỗi lo nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người.

Vẫn theo Drummond: "Hiện có nhiều cuộc hội thảo bàn bạc về không khí ở Hà Nội rất xấu, thành phố đã rất ô nhiễm như thế nào, vì sao mà nó ngập đầy những rác thải ... Có vẻ như chỉ Hanoi mới bắt đầu có được chút ý thức về mức độ nguy hiểm, độc hại của môi trường"

Nhưng, cô nói, bằng cách tạo ra các không gian biệt lập cho phép "những người giàu có thể tự tách rời khỏi thành phố", rồi phát triển khu đô thị thượng lưu quảng bá trên thị trường chú trọng tới chất lượng môi trường tuyệt hảo chẳng qua cũng chỉ "kéo dài cái cảm tưởng rằng thành phố trung tâm là một nơi mà người ta có thể xa lánh được ... và chỉ tổ càng duy trì thêm hố cách biệt giữa những người giàu có để có thể bỏ đi và những người không có tiền phải ở lại".

Một buổi sáng cuối tuần chẳng hạn, giao thông như thể trò đánh đu ở bên ngoài cánh cổng của Ciputra. Nhưng bên trong thì chẳng khác nào một "ốc đảo thanh bình nằm ngay trong lòng một Hà Nội đầy hối hả và xô bồ" – đó chính là cảnh yên bình và tĩnh lặng. Người bán hàng rong không được phép vào, chỉ còn nghe âm thanh duy nhất của cuộc sống là tiếng trẻ con chơi đùa trong sân của một trong những trường tư thục thượng lưu của khu phức hợp.
Bên kia thành phố, ở mạn đông của Hà Nội, một mẩu quảng cáo tương tự Ecopark rao một "sự hòa hợp hoàn hảo của con người và thiên nhiên", khoe của "nhiều khu vực mở đa dạng, nơi bạn và người thân có thể bách bộ hoặc chỉ đơn giản là ngồi dưới bóng mát của một cây xanh cho một bữa ăn ngoài trời và tận hưởng thiên nhiên trong lành".

Do Công ty Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng [một liên doanh của một số công ty bất động sản Việt Nam] khởi lập, Ecopark có diện tích lên tới 500 ha phát triển tổng thể các dự án khổng lồ. Trên kế hoạch được lập ra để phát triển đầy đủ vào năm 2020, Ecopark được mở dần từng giai đoạn, với cộng đồng dân cư đầu tiên là Palm Springs đã hoàn thành và đã là nơi cư trú của 1.500 căn hộ, 500 căn biệt thự và 150 hiệu buôn.

Cuối cùng, "khu đô thị" mới này sẽ làm vài kết nối nhưng vẫn có những khu riêng biệt gồm một "quần thể khu nghỉ mát" cung cấp một "chốn riêng tư tuyệt đối kèm các tiêu chuẩn và dịch vụ cao nhất" với hồ bơi, sân tennis và "mua sắm ở các cửa hiệu hạng sang". Đại Học tư British University Việt Nam cũng đang xây dựng một cơ ngơi xấp xỉ 70 triệu đô la Mỹ với khuôn viên có thể chứa lên đến 7.000 sinh viên lưu trú.

Một buổi chiều bất kỳ trong tuần, nơi một khu lân cận mới khai trương gần đây trong khu dân sinh này thật là yên tĩnh, đường phố có nhiều nhân viên an ninh tuần tra hơn cả lượng người đi bộ. Ngoài hồ bơi và nhìn ra quan cảnh xanh màu, có một cửa hiệu không có bóng dáng khách hàng nào cả, nơi bày các loại đèn chùm bên trong cửa sổ có giá bán 1.200 £, nhiều hơn gấp 10 lần mức lương tháng tối thiểu của một công nhân tại Việt Nam.

Dân địa phương biểu tình chống dự án Ecopark. Photograph: Ian Timberlake/AFP/Getty Images

Trong một quán cà phê nhỏ ngay bên trong cổng vào khu phức hợp này, có bộ ba người đàn ông làm việc cho một nhà thầu của dự án phát triển, một viên quản lý đội ngũ công nhân xây dựng, nói rằng ông sẽ chuyển đến ở Ecopark nếu có khả năng. "Tất nhiên sống ở đây tốt quá", ông Hải, 39 tuổi nói "[Đó là] môi trường sống tuyệt vời. Mọi người đang có những gì tốt nhất ở đây, [có] dịch vụ tốt. Chúng tôi chỉ làm việc ở đây và vẫn mong một ngày nào đó sẽ kiếm đủ tiền để mua một ngôi nhà ở đây."

Nhưng trong con mắt hầu hết mọi người Việt, sống ở Ecopark thì quá xa ngoài tầm với, và tiến trình phát triển của dự án đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ các cộng đồng dân cư địa phương, là những người đã bị mất ruộng và mất đất canh tác vì đất của họ bị thu lại để mở rộng Ecopark.

Trong năm 2006, việc xây dựng đã bị tạm dừng trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình của dân địa phương, những người đã bị mất đất cho dự án. Các cuộc biểu tình nổ ra một lần nữa trong năm 2009 và 2012. Vào tháng Tư năm 2012, cảnh sát ập xuống dân làng tranh đấu tự trang bị với đá và bom xăng tự chế, cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông, trong một cuộc tranh chấp đất đai đầy bạo lực nhất của đất nước trong thời gian gần đây. Một số người biểu tình đã bị bắt giữ và các phóng viên ghi lại các vụ đuổi đánh này đã được báo cáo là họ bị cảnh sát đánh đập hành hung.
Trên khắp Việt Nam, cộng đồng dân oan đã phản đối mức đền bù đất đai cho họ quá thấp so với những gì họ đã mất và so với tỷ lệ chênh lệch với giá trị của một dự án lớn. "Trên khắp nước, trong vài năm qua, đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình," Labbé nói.

"Họ biết đất của họ có giá như thế nào chứ," Labbé nói thêm, và những người bị mất đất bị "bỏ rơi và hầu như chẳng có tí cơ may nào về sau. Họ chẳng kiếm được việc làm trong các dự án này. Những khu đô thị mới này chẳng hề lên kế hoạch để tính đến nhiều việc làm cho người lao động song song với các dịch vụ nội địa, đơn giản như là giúp việc nhà chẳng hạn, cho dù đó chẳng phải là loại việc mà hết cả cư dân ở đây đang trông chờ cho chính họ hay con cái họ"

Nơi khu vực gần kề dự án phát triển Ecopark, dân làng nói hàng ngàn gia đình đã buộc phải đi ngược lại nguyện vọng của họ, đành phải từ bỏ đất đai của họ, việc này xảy ra với với nhiều nông dân trước đây và giờ đây họ bị thất nghiệp và nợ nần do bị cướp mất sinh kế.

Phú là một trong số họ. Ông là nông dân chuyên trồng lúa nay đã già tám mươi tuổi sống tại làng Xuân Quang, cách Ecopark một đoạn đường ngắn. Ông cho biết gia đình ông bị mất gần 1000 m vuông đất cho dự án, mà chỉ nhận được có 50 triệu đồng (khoảng £ 1,500). Ông nói rằng chừng đó tiền không đủ bù đắp cho sự mất mát của gia đình mình, và rằng ông và các con, cũng là nông dân, hiện nay không có việc làm.

Một góc công trường xây dựng Ecopark ở Van Giang gần Hanoi. Photograph: Reuters

"Mọi người không ai muốn bán đất vì nông dân phải có đất mới sống được, giống như công nhân cần nhà máy vậy", Phú nói. "Bây giờ chúng tôi đã bị mất hết đất rồi, thế thì chúng tôi làm gì để sống?" Lúc 83 tuổi, ông nói rằng ông đã quá già để đổi qua nghề khác. "Bây giờ tôi chẳng thể làm được gì khác hơn nữa"

Ciputra và Ecopark đã không sao trả lời được câu hỏi liên quan đến dự án phát triển của họ và dự án đó đã ảnh hưởng đến cộng đồng cư dân địa phương và các thành phố rộng lớn hơn như thế nào?


Chỉ lo cung phụng cho người giàu


Nhờ có rất nhiều tiền để được xây cất lên quần thể dân sinh kín cửa kia, khu đô thị riêng tư và dự án phát triển bất động sản sang trọng của Hà Nội, cốt phục vụ cho tầng lớp thượng lưu thành thị ... đã khiến nhiều người Việt Nam giàu có thậm chí còn trở nên giàu có hơn thêm.

Khi Forbes Việt Nam ra mắt vào năm 2014, một trong những số phát hành đầu tiên của nó là trưng ra tỷ phú đầu tiên của nước này, ông Phạm Nhật Vượng – lắm lúc được mô tả như là "Việt Donald Trump". Ước tính có tới 1,9 tỷ đô la tài sản sản ròng dựa trên phần lớn cổ phần của mình trong Vingroup, ông là một trong những nhà phát triển lớn nhất nước của khu vực kinh doanh và phát triển nhà ở cao cấp. Tại Hà Nội, danh mục đầu tư Vingroup bao gồm một khu phức hợp phía Nam thành phố hoàn hảo với một sân trượt băng quanh năm.

Và nó không chỉ là tài sản mà còn là vốn được luân chuyển. Trên khắp đất nước, việc xây dựng đang được tiến hành. Đại gia bất động sản Singapore Keppel Land và Banyan Tree Holdings là nhà đầu tư lớn, cùng với các công ty của Nam Hàn như Lotte và Wah, Sun Group của Hồng Kông. Cùng với Vũng Rô Petroleum, một công ty của Việt Nam, Rose Rock Group có trụ sở tại Mỹ, một công ty đầu tư được thành lập bởi các thành viên của gia đình Rockefeller, đang phát triển một dự án lớn $ 2,5 tỷ đô la một khu phức hơp bất động sản dọc theo bờ biển phía đông nam.

Labbé nói sự phát triển bùng nổ này đã được hai bộ luật này thúc đẩy: một là luật đất đai mới vào năm 2003, và một là nghị định năm 2007 chuyển giao quyền tái phát triển đất cho chính quyền địa phương (trước đây, quyết định đã được thực hiện bởi thủ tướng).

Năm ngoái, Việt Nam cũng đã nới lỏng các hạn chế lâu dài của luật đất đai này đối với quyền sở hữu nước ngoài của các công ty và tài sản trong nước - áp dụng các chính sách mới để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào bất động sản có thể tăng hơn nữa những xu hướng này.

Trở lại vùng đất Ciputra, Lâm cho biết, thỉnh thoảng ông cũng bán được chút ít cho những người sống trong cộng đồng dân sinh kín cửa kia. Ba bức tranh tươi sáng trên bàn đang nằm tựa vào tường, trông thanh nhã, được đóng trong một khung tranh bằng gỗ màu tối đơn giản, là dành cho các khách hàng ở trong khu Ciputra. Nhưng ông nói những khoản kiếm lợi như thế là rất hiếm, bởi rất ít khi tiền của từ bên trong phức hợp đó mà nhỏ giọt ra tới ngoài này.

"Người giàu có và người ngoại quốc thích đến trung tâm mua sắm lớn và trông sang trọng hơn. Tuy chúng tôi đang ở gần vậy đó nhưng chẳng có nhiều người trong đó đến đây mua sắm" ông nói. "Tôi chỉ cần đủ sống, cho nên tôi không nghĩ về nó nhiều. Nhưng quả thật có một số người quá giàu có, còn nhiều người rất là nghèo."

Lê Tùng Châu dịch - Jan. 21, 2016 - ©TV PVT 2016

= = = = =

Bài liên quan:

- Vụ Cướp Đất Văn Giang đêm 23 và ngày 24/4/2012 by Lê Tùng Châu

- CHIỀU 30.4: ĐAU ĐỚN LÒNG TA CHIỀU VĂN GIANG! by Nguyễn Xuân Diện




Bài Nguyên Văn của Claire Provost and Matt Kennard


Inside Hanoi's gated communities: elite enclaves where even the air is cleaner

The rapid growth of Vietnam’s super-rich means multi-billion dollar developments are rising across this ancient city, separating the wealthy with walls and 24-hour private security from street hawkers, congestion and pollution

The multi-billion dollar Ciputra International City complex, in northwest Hanoi, covers 300 hectares (741 acres) of former farmland with mansions, private schools, a clubhouse and fine wine store. Surrounded by thick concrete walls and guarded gates, it is a private enclave of ostentatious wealth – a paradise for the Vietnamese capital’s expatriate and local elite. Inside the gates, wide roads are flanked by luxury cars, palm trees and giant statues of Greek gods.

Across the city, work is under way at Ecopark, a grand, $8bn (£5bn) private development being built on the eastern edge of Hanoi. Set to be completed in 2020, it promises secluded luxury with a private university, purpose-built “old town” and 18-hole golf course among the amenities planned. The first phase of the development, named Palm Springs – after the California desert resort city famous for hot springs, golf courses and five-star hotels – has just been completed.

Gated communities and vast, privately built and managed “new towns” like these have spread across southeast Asia over the last 20 years as rising levels of inequality have redefined the region’s cities. Vietnam as a whole has seen a dramatic reduction in poverty over the same period – but inequality is growing, and becoming increasingly marked in the country’s expanding urban areas.

“Before, most people were poor. Now it’s different,” says Lam, 40, who grew up on what was then the western fringe of Hanoi in the middle of fields of rice and cherry blossoms, kumquat and peach trees. Today he has a small business selling custom-made picture frames out of a shop-front carved from his house. The fields are long gone, and across the road a thick, high concrete wall separates Lam’s side (an unruly mix of motorbikes, plastic chairs set outside small tea shops, and dangling electrical wires) from the Ciputra complex, gated and guarded by 24-hour private security.

“This side is just ordinary people. Over there, they are rich,” says Mien, 59, who like Lam runs a small business out of her home selling tea, cigarettes and bottles of water and soda. A handful of small plastic stools are scattered on the pavement in front of her one-room house. Between customers she lounges on her bed, a wire frame with no mattress. “Over here we have just enough to live on,” she says.

Across Vietnam, the percentage of people living in extreme poverty has fallen from nearly 60% to just over 20% in the past 20 years. In 2010, the World Bank reclassified it as a “middle-income” country. But as Vietnam has liberalised its economy, so the number of extremely wealthy citizens has skyrocketed. By one estimate, the number of super-rich – those with assets of more than $30m – more than tripled in the last 10 years.


And while the wealth gap may be largest between the rural poor and the urban elite, it is most noticeable in the cities where rich and poor live side by side. Bicycles compete with Mercedes and Range Rovers, and walls are going up, dividing high-end property developments from the villages, farms and small one-room houses, doubling up as tea shops and mechanics’ workshops.

“Concerns about inequality will grow as more Vietnamese move to cities and are exposed to the differences between rich and poor,” warned Gabriel Demombynes, a senior World Bank economist, in 2014. Already eight in 10 urban residents said that they worry about disparities in living standards in Vietnam, according to a survey on perceptions of inequality carried out by the bank and the Vietnamese Institute of Labour Science and Social Affairs.


Hanoi’s chasm of inequality

Hanoi is an ancient city. In 2010, it celebrated its 1,000th birthday. But now there are plans to gentrify the historic Old Quarter – where the streets still bear the names of the trades that clustered there: Hang Bac (silver), Hang Gai (silk), Hang Bo (baskets), and so on – by pushing thousands of people out of the area by 2020.

In the suburbs, luxury high-rises are going up and enormous master-planned developments are taking over farms and rice fields. Across the city, former collective housing blocks are being demolished and replaced by private apartment complexes. In the city centre, well-heeled 20-somethings show off their shiny, vintage Vespas while sipping thick Vietnamese coffee at fashionable cafes.

Lisa Drummond, an urban studies professor at York University in Toronto, has been studying Hanoi for decades. She says a “chasm has begun to open up” between rich and poor in the city, and that developments such as Ciputra and Ecopark reflect – and also perpetuate – these inequalities.

“They remove a group of people from active everyday engagement in the city,” Drummond says. “They take that group of people and allow them to withdraw from the city, behind walls; to have their own private facilities in an economically homogenous space – because, of course, money buys entry to that space, so only those with money can be there.”

Beyond Ciputra’s walls, villas painted shades of beige are set amid lush private gardens – with price-tags of as much as £3,000 a month to rent (25 times the minimum wage). A world unto itself, the complex is a land of Greek revival architecture, tennis courts and amenities including a beauty salon and a post office. The United Nations International School moved there in 2004, followed by two other private schools, and a private kindergarten. Under construction still are a mega-shopping mall and a private hospital.


Built in the early 2000s to house up to 50,000 people, Ciputra was Hanoi’s first “integrated new town development”, and the first overseas project of the Ciputra Group, an Indonesian conglomerate named after its billionaire founder that specialises in large-scale property developments and private townships. Designed so that residents rarely need to leave – or interact with the world around them – the company says the Hanoi complex offers “the very best of living, business, shopping, leisure and entertainment in one premier location”. Today it is one of a growing number of gated communities and large-scale private townships in and around the city.

Danielle Labbé, professor of urban planning at the University of Montreal, has been following the explosion of master-planned “new urban areas” in Hanoi for years. She estimates there are about 35 of these projects already completed in Hanoi, with as many as 200 more at different stages in the pipeline.

Not all of these developments – where housing, infrastructure and other services are built at the same time – are physically gated, and most are not as large as Ciputra or Ecopark, says Labbé. But the projects all share a principal target market: the wealthiest residents in the city.

“The reality is that these projects, the housing and the living environments that are produced, are basically out of reach to the majority of the population,” Labbé says, despite there being “an enormous demand for urban housing in Vietnam which is not being met”.

Enclaves of clean air

Real-estate developers and investors around the world have ploughed billions into gated communities and increasingly ambitious master-planned developments. In western India, Lavasa is an audacious $30bn project to build the country’s first entirely private city. From Punta del Este in Uruguay to Bangkok, Thailand, elite enclaves are being carved out of cities on every continent.

But while security concerns and a fear of urban crime are typically among the motives driving the elite behind walls in cities in South America and sub-Saharan Africa, in Hanoi developments are increasingly being marketed as exclusive enclaves of convenience and clean air, away from the air pollution and traffic congestion of the city.

On Hanoi’s worst days, thick smog blankets the city. Street hawkers across the city sell multi-coloured, fabric surgical-style masks, now ubiquitous on its congested roads. Millions of motorbikes and a growing number of cars kick up dust and spew smoke into the air, honking horns and revving engines. Crossing the street can be a dangerous move, particularly for children and the elderly, and fear is spreading about the health impact of the city’s increasingly polluted air.


According to Drummond: “There’s a lot of discussion now about how the air in Hanoi is very bad, how the city is very polluted, that it’s full of garbage … It’s beginning to acquire a bit of a sense of dangerousness, of toxicity.”

But, she says, by creating spaces where “the wealthy can remove themselves from the city”, elite urban developments marketed for their superior environmental qualities “perpetuate the sense of the central city as a space that is to be avoided … and perpetuate the gap between those who have the wealth to make that move and those who don’t.”

On a late weekday morning, traffic is in full swing outside Ciputra’s gates. But inside the development – marketed as a “peaceful oasis among the hustle and bustle of Hanoi” – it is calm and quiet. Street hawkers are not allowed inside, and the only sound of life is that of children playing in the yard of one of the complex’s elite private schools.

Across the city, on the eastern edge of Hanoi, Ecopark similarly advertises a “perfect harmony of humans and nature”, boasting of “various open areas where you and your family can go for a walk or simply sit under the shade of a tree for a picnic, and enjoy nature at its best”.

Developed by Viet Hung Urban Development and Investment, a joint venture of several Vietnamese property companies, Ecopark is a mammoth 500-hectare master-planned development. Set to be fully developed in 2020, Ecopark is opening in phases, with its first community – Palm Springs – already complete and home to 1,500 apartments, 500 villas and 150 shophouses.

Eventually, this new “township” will have a number of connected but separate areas including a “resort-style community” offering a “sanctuary of only the highest standards and services” with swimming pools, tennis courts and “chic outlet shopping”. The private British University Vietnam is also building a $70m campus for up to 7,000 full-time students.

On a weekday afternoon, a recently opened neighbourhood in the development is quiet, with more guards patrolling the streets than pedestrians. Beyond the swimming pool and landscaped greens, a shop – without any customers – has a floor lamp in the window on sale for £1,200, or more than 10 times the minimum monthly salary for a worker in Vietnam.

In a small cafe just inside the complex’s gates, a trio of men who work for one of the development’s contractors, managing a team of construction workers, say they would move to Ecopark if they could afford it. “Of course it is nice to live here,” says Hai, 39. “[It is a] great environment. People are nice here, [there are] good services. We work here and we hope that one day we will earn enough money to buy a house here.”


But for most Vietnamese people, living in Ecopark is far out of reach, and the project’s development has been marred by repeated protests from local communities who have lost their rice fields and farmland to its expansion.

In 2006, construction was temporarily suspended amid protests by local communities who were losing their land to the project. Protests erupted again in 2009 and 2012. In April 2012, police descended on local villagers armed with stones and molotov cocktails, firing teargas into the crowds, in one of the country’s most violent land disputes in recent memory. Several protesters were arrested and journalists documenting the evictions were reportedly beaten by the police.

Across Vietnam, communities have protested against low levels of compensation given for land that has been taken for large-scale industrial and real-estate developments. “There have been protests, everywhere in the country, in the last few years,” Labbé says.

“They know how much their land is worth,” she adds, and those who lose it are “left with very few opportunities afterwards. They don’t get jobs in these projects. These new urban zones are not planned to generate very much employment besides domestic services, working as maids, which is not what most villagers are hoping for themselves or their children.”

In the area near the Ecopark development, villagers say thousands of families were forced against their will to give up their land, with many former farmers now unemployed and in debt as a result of losing their livelihood.

Phu is one of them. The octogenarian former rice farmer lives in Xuan Quang village, a short drive from Ecopark. He says his family lost almost 1,000 sq m of land to the project, for which they received 50m dong (around £1,500). He says this was not enough to compensate for his family’s loss, and that he and his children, who were also farmers, are now without work.

“People didn’t want to sell the land because farmers have to have land, just like factory workers need factories,” said Phu. “Now that we’ve lost the land, what should we do?” At 83, he says he’s too old to change careers. “There’s nothing I can do now.”

Ciputra and Ecopark did not respond to questions about their developments and how they impact local communities and the wider city.

Providing for the wealthy

There is a lot of money to be made in Hanoi’s gated communities, private townships and luxury property developments, and catering to the urban elite has made some of Vietnam’s wealthy even wealthier.

When Forbes Vietnam launched in 2014, one of its earliest issues profiled the country’s first billionaire, Pham Nhat Vuong – sometimes described as “the Vietnamese Donald Trump”. His estimated $1.9bn net worth draws on his majority stake in Vingroup, one of the country’s largest developers of shopping malls and high-end housing developments. In Hanoi, Vingroup’s portfolio includes a massive underground complex south of the city centre, complete with a year-round ice skating rink.

And it’s not just the capital that’s being transformed. Across the country construction is under way. Singaporean property giants Keppel Land and Banyan Tree Holdings are major investors, along with the South Korean firm Lotte and Hong Kong’s Sun Wah Group. With Vung Ro Petroleum, a Vietnamese company, the US-based Rose Rock Group, an investment firm founded by members of the Rockefeller family, is developing a massive $2.5bn real estate complex along the south-eastern coast.


Labbé says this development boom was spurred on by two key pieces of legislation: a new land law in 2003, and a decree in 2007 that transferred power to redevelop land to local authorities (previously, decisions had to be taken by the prime minister).

Last year, Vietnam also loosened its long-standing restrictions on foreign ownership of companies and property in the country – adopting new policies to boost overseas investment in real estate that could further fuel these trends.

Back on the border with Ciputra, Lam says he occasionally gets business from people who live in the gated community. On his desk, propped up against the wall, are three bright paintings, elegantly framed in simple dark wood, for clients in Ciputra. But he says such commissions are rare, with little of the wealth from inside the complex trickling down.

“Rich people and foreigners will go to big, fancy shopping malls. We are nearby but not many people come here,” he says. “I have enough to live on, so I don’t really think about it much. But some people are so rich, and some are so poor.”



0 nhận xét:

Post a Comment